Tại sao có thể nói bài thơ Bạn đến chơi nhà thể hiện tình bạn thắm thiết của tác giả

Câu 2 [trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà.

b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

Soạn cách 1

Khi đọc và tìm hiểu về bài thơ, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến là bài thơ dựng lên tình cảnh éo le, nhưng thể hiện được tình cảm thắm thiết, sâu đậm của Nguyễn Khuyến và người bạn của mình.

a. Theo nội dung câu thứ nhất “đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

- Thời gian: đã bấy lâu: có nghĩa là trong thời gian đã lâu rồi, bạn của Nguyễn Khuyến không tới chơi

- Đại từ Bác: là từ dùng trong xưng – hô, thể hiện mức độ thân thiết, suồng sã=> có nghĩa là mối quan hệ sâu đậm

=>Vì những lẽ đó, lẽ ra NK phải tiếp đãi bạn bằng bữa ăn đầy đủ, các món ăn ngon, những đồ uống quý,…

b. Tuy nhiên, tác giả khơi ra một hoàn cảnh éo le của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi:

+ Trẻ thời đi vắng: trẻ con trong nhà đi vắng hết, không có ai để sai vặt

+ Chợ thời xa: Chợ ở xa, không đi mua thức ăn được

+ Ao sâu nước cả, khôn chài cá: ao sâu, có nhiều nước, khó mà bắt được cá

+ Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà: vườn thì rộng, rào thì thưa, làn sao mà vây được gà

+ Cải chửa ra hoa, cà mới nụ: => còn non, chưa ăn được

+ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa => chưa đến độ ăn được

=> Những câu thơ vừa thể hiện tình huống éo le, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ=> tạo cho câu thơ sự hóm hỉnh, vừa buồn cười mà cũng vừa éo le. => Bạn đến chơi nhà trong lúc NK không có gì để tiếp đãi đàng hoàng cả.

=> Với tình huống được dựng lên thật đặc biệt, qua đó, tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, khổ đủ đường, thiếu đủ đường, cái nào cũng trùng hợp trong hoàn cảnh đặc biệt này. Tuy nhiên, hiểu một cách sâu xa, dungj ý của tác giả là muốn thể hiện những giá trị sâu sắc hơn, đó chính là mọi thứ vật chất đều thiếu thốn thì chỉ còn lại duy nhất là tấm lòng và tình cảm chân thành để tiếp đãi bạn cũ.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” là câu thơ đắt nhất của bài thơ, cũng như thể hiện được chủ đề của bài thơ. Không phải là vì sự thiếu thốn về mặt vật chất, maftacs giả muốn khẳng định những điều đáng trân trọng hơn cả đó là tình cảm trân quý giữa Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Cả 2 người đều không màng đến vật chất, sự xa hoa, mà điều họ coi trọng là tình cảm đối với nhau.

d. Tình bạn giữa Nk và người bạn của mình là thứ tình bạn vượt trên cả tình bạn, vượt khỏi những thứ vật chất tầm thường, thực dựng. Tình bạn ấy thân thiết đến mức mà có thể 2 người được gọi như 1 “ta với ta”. Sự thân thiết dó còn được thể hiện ở chỗ sự cảm thông và chia sẻ giữa hai người bạn về hoàn cảnh của nhau? Sự cảm thông sẻ chia giữa 2 người bạn là yếu tố tiên quyết tình bạn của họ được giữ trọn vẹn theo thời gian.

Soạn cách 2

Em tán thành ý kiến trên.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất có thể thấy bạn lâu rồi mới tới thăm nhà, lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn với những món ăn thịnh soạn, đủ đầy.

b. Hoàn cảnh đặc biệt trong 6 câu thơ tiếp theo:     

+ Trẻ không có nhà để sai vặt.     

+ Chợ quá xa không thể mua bán.     

+ vườn rộng không bắt được gà để tiếp bạn     

+ Ao sâu không thể bắt cá.     

+ Trong vườn không có cây gì có thể ăn hoặc thu hoạch được.     

+ Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có để tiếp đãi bạn.

⇒ Dụng ý của tác giả khi tạo ra hoàn cảnh đó là tạo một tình huống éo le thiếu thốn đủ thứ vật chất nhưng lại làm tiền đề cho một thứ tinh thần cao cả được xuất hiện ở câu thơ sau.c. Câu thơ thứ tám và cụm từ ta với ta  cho thấy nhà thơ không có gì tiếp đãi bạn chỉ có tấm lòng dành mến khách, yêu quý đối với bạn. Qua đây ta có thể thấy tình bạn của nhà thơ là tình bạn chân thành, không vụ lợi, không vì những điều xa hoa. Tình cảm ấy vượt lên trên tất cả những thứ vật chất tầm thường.d. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ:Đó là tình bạn chân thành, vượt lên trên những giá trị về vật chất. Đằng sau sự thiếu thốn về vật chất đó là một tình bạn gắn bó, tri âm tri kỉ.

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn [những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…]

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã thể hiện rõ nét tình cảm bạn bè của ông.

2. Thân bài: Phân tích bài thơ để thấy rõ tình cảm bạn bè của ông

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.

- Nghệ thuật;

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta [1]: chủ nhà – nhà thơ

+ Ta [2]: khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân.

Bài mẫu

        Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

       Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc [đề, thực, luận, kết] thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

                                         Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

       Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

       Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

       Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

       Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

       Các từ [sâu, cả, rộng, thưa], các trạng từ chỉ tình trạng [khôn, khó], các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động [chửa, mới, vừa, đương] hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

       Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

       Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

       Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

                           [Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến]

       Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỉ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

       Bác đến chơi đây, ta với ta

       Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

       Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

       Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng. Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

       Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

[Gửi bác Châu Cầu]

       Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

       Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề