Tại sao lại thở bằng miệng

Cơ thể khỏe hơn

Các nhà khoa học cho biết thở sai cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hít thở bằng mũi làm sạch không khí chúng ta hít thở nhờ các bộ lọc nhỏ như lông trong khoang mũi được gọi là lông mao. 

Các lông mao bám bụi, ô nhiễm, chất gây dị ứng, khói, vi khuẩn, vi rút và các loại mảnh vụn khác trong không khí chúng ta hít vào và giữ nó trong niêm mạc. Từ đó, các mảnh vụn khác được đẩy vào cổ họng của chúng ta và đi xuống.

Hít thở bằng mũi cũng buộc chúng ta phải sử dụng cơ hoành, cơ nằm bên dưới phổi. Thở bằng cơ hoành hay còn gọi thở bằng bụng [trái ngược với thở bằng ngực]làm tăng hiệu quả của phổi bằng cách kích hoạt các thùy dưới, nơi chứa một tỷ lệ máu lớn hơn các thùy trên.

Thở bằng mũi cũng làm tăng lượng oxy trong máu nhiều hơn thở bằng miệng, điều này rất cần thiết cho hầu hết mọi tế bào, cơ quan và mô trong cơ thể chúng ta

Đó là bởi vì thở bằng mũi sẽ giải phóng oxit nitric, một phân tử quan trọng đối với sức khỏe mạch máu. 

Oxit nitric là một chất làm giãn rộng các mạch máu khiến chúng tăng cường lưu thông. Điều này cho phép máu, chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể hiệu quả hơn.

Oxit nitric cũng làm giảm sự phát triển mảng bám và đông máu. Trên thực tế, nếu cơ thể không sản xuất đủ oxit nitric, nó có thể dẫn đến bệnh tim, tiểu đường và rối loạn cương dương.

Cải thiện thành tích thể thao

Thở bằng mũi cũng có thể cải thiện thành tích thể thao.

Thở bằng mũi cũng có thể cải thiện thành tích thể thao. Tiến sĩ John Douillard, huấn luyện viên các vận động viên, đã thực hiện một số nghiên cứu vào những năm 1990 so sánh các bài tập thở bằng mũi với các bài tập thở bằng miệng. 

Kết quả không có sự khác biệt đáng kể về nhịp tim giữa các bài tập thở bằng mũi và thở bằng miệng.

Nhưng nhịp thở luôn thấp hơn trong các bài tập thở bằng mũi. Ví dụ, một vận động viên khi gắng sức tối đa đạp một chiếc xe đạp thì nhịp thở bằng mũi là 14 nhịp thở mỗi phút so với nhịp thở bằng miệng là 48 nhịp thở mỗi phút.

Thở bằng mũi cũng kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm của các vận động viên khiến họ bình tĩnh hơn và thư thái hơn khi thở bằng mũi so với miệng.

Phổi lớn có ít khả năng tử vong

Một nghiên cứu kéo dài 29 năm được công bố trên tạp chí Chest năm 2000 cho thấy dung tích phổi có liên quan rất nhiều đến sức khỏe và sự sống còn. Những người có phổi nhỏ hơn thì có nhiều khả năng bị bệnh và tử vong hơn. 

Ông Nestor viết trong cuốn sách của mình những người có phổi lớn sẽ tốt hơn nhiều so với phổi nhỏ hơn. Theo đó, để làm phổi của mình lớn hơn các vận động viên và thợ lặn chuyên nghiệp thực hành các động tác hít vào và thở ra dài hơn và sâu hơn .

Nestor giải thích rằng bằng cách thở ra thật chậm, cơ hoành sẽ "thức giấc" và trở nên quen thuộc hơn với phạm vi rộng hơn để có thể thở sâu dễ dàng hơn.

Thực hành nhiều hơn

Có rất nhiều kỹ thuật để chúng ta có thể thở sâu hơn từ việc tăng thân nhiệt cho đến những kỹ thuật khó hơn. Nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu với các bài tập thở, tốt nhất hãy thở một cách đơn giản, ông Nestor cho biết.

Ông nói ngay cả những bài tập thở đơn giản cũng có thể biến đổi linh hoạt để chúng ta có thể cải thiện sức khỏe

Ông Nestor đề xuất một kỹ thuật gọi là "thở nhất quán" bao gồm hít vào từ từ trong 5 đến 6 giây rồi thở ra trong cùng một khoảng thời gian. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thở đều đặn có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp, đồng thời tăng lượng oxy lên não.

Đối với những người dễ bị lo lắng, ông Nestor khuyên chúng ta nên thở ra lâu hơn hít vào. Ví dụ: hít vào đếm đến ba, sau đó thở ra đếm sáu hoặc lâu hơn. Ông nói: "Khi thở ra, bạn đang kích thích hệ thần kinh đối giao cảm từ đó giúp làm giảm nhịp tim của chúng ta."

Phước Hải

[theo Howstuffworks]

Hiện nay, có nhiều trẻ có thói quen thở bằng miệng do 1 vài cản trở khi hô hấp qua mũi như mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, trẻ bị lệch vách ngăn mũi, ngắn môi trên.... Đây là thói quen ít được các bậc phụ huynh để ý vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bé.

Trẻ có thói quen thở bằng miệng có tác hại như thế nào?

Theo bác sĩ Veronique Benhamou, giám đốc nha chu học tại Đại học McGill [Montreal, Canada] thói quen thở bằng miệng có nhiều tác hại:

- Hoạt động thở quyết định vị trí của xương hàm, lưỡi và đầu do đó khi thay đổi cách thở sẽ khiến xương hàm và răng bị biến đổi dẫn tới việc nhai hay cắn gặp khó khăn.

- Để không khí dễ lưu thông, lưỡi sẽ bị hạ thấp [thay vì đặt ở vòm miệng],vị trí lưỡi cũng bị đẩy lên phía trước để hít được nhiều không khí hơn, điều này sẽ gây ra các khó khăn khi nuốt thức ăn.

- Hệ thống răng mặt cũng thay đổi do khi thở bằng miệng, chúng ta vận động những cơ khác liên qua đến xương và mặt. Vì thế, khuôn mặt sẽ có xu hướng bị biến dạng như môi trên bị kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở.

- Xương mặtthay đổi khiến khuôn mặt dài ra, mặt hẹp lại, tăng mặt phẳng hàm dưới, chiếc cằm cũng nhỏ đi khiến các răng cửa không chạm nhau.

- Xương hàm trên bị thu hẹp lại một hoặc hai bên, cắn chéo ở vùng răng hàm khi nhai. Lợi dễ bị viêm do vi khuẩn xâm nhập, hơi thở hôi, cười hở lợi mất thẩm mỹ.

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, sức khoẻ răng miệng mà thói quen này còn không tốt cho phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy, dẫn đến ngực và cột sống bị biến dạng. Chính vì thế, Ba Mẹ cần quan sát bé thật kỹ để đưa bé đến phòng khám nhằm thay đổi ngay thói quen này của bé.

Theo Bs. Đỗ Quỳnh Như, trưởng khoa Chỉnh hình răng mặt của nha khoa Elite, những vấn đề về đường thở là nguyên nhân cho nhiều kiểu hình sai khớp cắn khá trầm trọng, và dẫn đến những thay đổi theo hướng kém thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ. Phát hiện và can thiệp kịp thời để có thể giúp trẻ phát triển bình thường là trách nhiệm của các Bác sĩ chỉnh nha.

Những dấu hiệu cho thấy bé đang có thói quen thở bằng miệng:

  • 2 môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở
  • Các răng cửa dưới cụp vào trong
  • Thở sâu nhưng không thấy cánh mũi di động
  • Viêm lợi
  • Nói giọng mũi

Đến với nha khoa Elite, bé sẽ được các bác sĩ chuyên ngành Chỉnh nha thăm khám và chụp phim kĩ lưỡng để có kết quả chính xác nhất. Đồng thời, Elite còn có các khí cụ giúp bé điều chỉnh sớm những thói quen này để có hàm răng thẳng đều khi trưởng thành.

Bên cạnh đó, tại Elite, Bác sĩ chỉnh nha luôn khuyến khích bố mẹ đưa trẻ đi khám về chỉnh hình răng mặt từ lúc trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn [khoảng 6-7 tuổi]. Với những kiến thức và kinh nghiệm điều trị trẻ em tăng trưởng, Bác sĩ sẽ giúp trẻ chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời những vấn đề do thở miệng gây ra.

Bài viết thuộc bản quyền theo chuyên mục

Răng bị nhiễm màu tetra/fluor là tình trạng khá nhiều bạn gặp phải và khiến cho nụ cười của bạn mất đi điểm sáng.

Chi tiết

Giữa rất nhiều dịch vụ thẩm mỹ cho răng như hiện nay, bạn không biết điều trị nào sẽ phù hợp với mình nhất

Chi tiết

Khớp thái dương hàm [TMJ] là khớp nối giữa xương hàm dưới và khối xương sọ.

Chi tiết

Việc phòng ngừa sâu răng cho trẻ rất quan trọng và cần thiết mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Vậy đâu là những cách phòng ngừa sâu răng cho bé tốt nhất? ...

Chi tiết

Trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên luôn là một cột mốc quan trọng với những người mẹ.

Chi tiết

Nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ bị viêm nướu [lợi] nếu được điều trị đơn giản bởi các nha sĩ sẽ giảm tới 34% nguy cơ sinh non

Chi tiết

Răng khôn, ai cũng có và ai cũng sợ mỗi khi nhắc đến.

Chi tiết

Veneer và răng sứ là 2 dịch vụ làm răng thẩm mỹ được nhiều bạn quan tâm nhất hiện nay.

Chi tiết

Tuổi già là điều mọi người thường sợ khi nghĩ đến. Thế nhưng, tuổi trẻ mà có khuôn mặt già nua lại còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần

Chi tiết

Khi trẻ 6 tuổi, bắt đầu đến trường, răng cối vĩnh viễn thứ nhất [răng số 6] sẽ mọc

Chi tiết

Hiện nay, chúng ta đã nghe nhiều về phương pháp chỉnh nha niềng răng trong suốt

Chi tiết

Trước giờ, chúng ta vẫn thường tìm đến chỉnh nha như một phương pháp chỉnh răng thẩm mỹ, làm lại răng cho thẳng đều và đẹp

Chi tiết

Thời gian qua, Nha khoa Elite nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn với chỉ 1 nội dung:” Bác sĩ ơi, làm răng sứ 2 hàm giá bao nhiêu?

Chi tiết

Viêm nha chu, hay còn gọi viêm nướu, là một bệnh về răng miệng khá phổ biến ở người Việt Nam

Chi tiết

Em có một bé trai gần 13 tháng nhưng vẫn chưa mọc răng

Chi tiết

Bạn không hài lòng với màu răng hiện tại của mình? Bạn muốn một hàm răng sáng màu bắt mắt hơn?

Chi tiết

Việc lấy cao răng định kì là một việc làm hết sức cần thiết vì sẽ giúp cho bạn luôn có hàm răng sáng bóng chắc khỏe

Chi tiết

6 thói quen sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng sẽ làm cho tình trạng răng của bạn tệ hơn dù bạn thấy mình đã vệ sinh rất kĩ.

Chi tiết

Là cha mẹ, đừng bao giờ vứt đi răng sữa của con nếu không muốn sau này phải hối hận. Vì sao lại nói thế? Bởi vì hầu hết các bậc cha mẹ đều đã quen thuộc với khái niệm về lưu trữ máu cuống ...

Chi tiết

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt nên là một phần quan trọng của thói quen hàng ngày của mọi người. Theo tư vấn của các chuyên gia, nên vệ sinh răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày và ...

Chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề