Tại sao công nghiệp thực phẩm Thúc đẩy nông nghiệp phát triển

  • Tại sao công nghiệp thực phẩm Thúc đẩy nông nghiệp phát triển

    Tại sao công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm (LT-TP) lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 

                      a/ Thế mạnh lâu dài: 

    - Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản… 

    - Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. 

    - Cơ sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư. 

                      b/ Mang lại hiệu quả cao: 

    - Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh. 

    - Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu. 

    - Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.                  c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:  

    - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. 

    - Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí nông nghiệp… 

     

    Tại sao công nghiệp thực phẩm Thúc đẩy nông nghiệp phát triển


    Tại sao công nghiệp thực phẩm Thúc đẩy nông nghiệp phát triển

    ................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. - Webiste: idialy.com - Apps CHplay: idialy.com - youtube.idialy.com - facebook.idialy.com - tiktok.idialy.com - nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

  • Gợi ý làm bài

    Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì

    * Có thế mạnh lâu dài

    - Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...

    - Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.

    - Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    - Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến,...

    * Mang lại hiệu quả kinh tế cao

    - Về kinh tế:

    + Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

    + Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

    + Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

    - Về xã hội:

    + Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

    + Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.

    * Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

    - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...

    - Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hoá chất, cơ khí, đẩy mạnh hoạt động thương mại.


    Page 2

    Cho bảng số liệu sau:

    Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

    (Đơn vị: tỉ đồng)

    Tại sao công nghiệp thực phẩm Thúc đẩy nông nghiệp phát triển

    (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội)

    a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010.

    b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên

    Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?

    Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Công nghiệp chế biến (chế biến lương thực thực phẩm) sử dụng nguyên liệu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Liên hệ để rút ra mối liên hệ giữa 2 đối tượng này.

    Công nghiệp chế biến (chế biến lương thực thực phẩm) sử dụng nguyên liệu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Vì vậy phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ý nghĩa với phát triển và phân bố nông nghiệp:

    + Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

    + Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

    + Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

    + Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

    Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

    VII. Công nghiệp thực phẩm

    1. Vai trò

    - Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

    - Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

    - Làm tăng giá trị của sản phẩm.

    - Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

    2. Đặc điểm - phân bố

    - Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

    - Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

    - Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.

    + Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

    + Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

    Loigiaihay.com

    Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

    *Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

    Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

    a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

    - Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

    + Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

    + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

    + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

    - Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

    - Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    + Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

    + Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

    - Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

    + Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

    + Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

    b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

    -Về mặt kinh tế:

    + Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

    + Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

    - Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

    c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

    - Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

    - Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

    @qulamm