Tại sao gọi là tết trung thu

Không chỉ là ngày lễ gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau ăn bánh ngắm trăng, Trung thu còn là dịp để tất cả trẻ em được tặng đèn ông sao, mặt nạ, rước đèn, múa hát, xem múa lân, đánh trống,.. dưới ánh trăng Rằm. Cho nên ngoài cái tên “Tết đoàn viên”, người dân Việt còn gọi trung thu là Tết thiếu nhi. Vậy vì nguồn gốc tên gọi này là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau. 

1. Tại sao lại nói trung thu là Tết thiếu nhi?

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có lịch sử rất lâu đời và nguồn gốc rất đa dạng. Có tài liệu ghi chép Tết Trung thu được vua nhà Lý tổ chức lần đầu chính thức tại kinh thành Thăng Long nhằm để tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, nhân dân ấm no. Theo đó, nhà vua cho tổ chức các hoạt động như đua thuyền, rước đèn kéo quân, múa lân, múa rối nước,… Cũng từ đó nó trở thành một phong tục truyền thống quan trọng của người Việt.

Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ sự tích chú Cuội, chị Hằng, thỏ ngọc trên cung trăng.

Nhưng dù theo nguồn gốc nào thì cứ đến ngày Tết Trung thu [trùng ngày Rằm tháng Tám, 15/8 âm lịch], người dân Việt cũng sẽ làm mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, thần linh, sau đó cùng nhau tận hưởng khí trời mát mẻ của mùa thu. Đêm xuống nhà nhà sẽ uống trà, ăn bánh trung thu và ngắm trăng. Trẻ nhỏ thì sẽ được cha mẹ tặng quà [mặt nạ, đèn lồng, đèn ông sao,…], được tham gia các hoạt động rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, múa rối nước,… rất náo nhiệt. Lâu dần, Tết Trung thu ở Việt Nam được “định nghĩa” thành Tết thiếu nhi.

2. Các hoạt động thường gặp trong ngày Tết trung thu

Trung thu là Tết thiếu nhi nên không quá lạ khi vào dịp lễ này, tất cả trẻ em trên toàn quốc sẽ được vui chơi thỏa thích với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sau đây là một số hoạt động phổ biến nhất mỗi lần tới Tết Trung thu mà các bạn nhỏ hay tham gia:

Rước đèn là một tập tục lâu đời của các em nhỏ trong ngày Tết trung thu. Thông thường, mỗi đứa trẻ sẽ được cha mẹ ông bà tặng hoặc tự tay làm ra một chiếc đèn trong các loại đèn trung thu sau: đèn ông sao, đèn cù [đèn ông sư], đèn kéo quân, đèn lồng, đèn ống bơ, đèn hoa đăng, đèn giấy nhún. Sau khi chọn được chiếc đèn trung thu yêu thích, các bạn nhỏ sẽ tụ tập lại và đi quanh khắp xóm làng.

Bên cạnh đó, hoạt động rước đèn kéo quân của các em nhỏ đã giúp không khí ngày Tết Trung thu trở nên nhộn nhịp, vui tươi.

Trung thu là Tết thiếu nhi nên dĩ nhiên với những đứa trẻ thì không thể thiếu những món đồ chơi. Đa số các em nhỏ đều được cha mẹ, ông bà mua tặng mặt nạ, đèn lồng, đầu sư tử,… Song tại một số địa phương, gia đình, trẻ em còn được tự tay làm cho riêng mình những món đồ chơi do người lớn chuẩn bị nguyên liệu trước đó. Chẳng hạn như: tô vẽ mặt nạ, làm đèn ông sao, đèn cù, đèn ống bơ,…

Một trong những phần không thiếu trong ngày Tết Trung thu dành cho thiếu nhi đó là hoạt động thi đua bày – phá cỗ. Cỗ mừng Trung thu của các trẻ em thường được tổ chức tại nhiều nơi khác nhau như: ở trường lớp, làng xóm, hay ở gia đình. Những mâm cỗ sẽ được chuẩn bị từ nhiều bánh kẹo [bánh nướng, bánh dẻo, kẹo ngọt, bim bim,…] và các loại hoa quả [bưởi, chuối, táo, thanh long, lê, ổi, na, hồng ngâm, hồng đỏ, cà rốt, đu đủ, su su,….].

Mặt khác để mâm cỗ của mình trở nên đặc sắc, các bé thường cùng người lớn tạo hình các loại hoa quả thành những con vật dễ thương như: bưởi chó, táo cua, cá chép dưa hấu, thỏ bưởi, heo bưởi, chim công cà rốt, rùa na, cá thanh long, nhím lê – nho, ếch su su, gấu cam, ốc sên chuối táo,… Đến khi trăng Rằm lên tới đỉnh đầu cũng là lúc các em nhỏ phá cỗ, cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.

Ngoài rước đèn, trẻ em còn được tham gia múa lân hoặc đứng xem người khác múa lân. Ở Việt Nam, các em nhỏ múa lân sẽ múa từ đầu đến cuối nơi mình sinh sống. Còn người lớn sẽ mở cửa rước lân vào nhà nhảy múa với mong muốn xua đuổi tà khí, mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình. Đây còn là cách “ủng hộ các cháu nhỏ” bởi cuối bài biểu diễn, sẽ có động tác lân ngậm tiền thưởng.

Tuy nhiên, hoạt động múa lân từng nhà này ngày nay không còn được duy trì. Thay vào đó sẽ là các màn biểu diễn múa lân tại một nơi cố định.

Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng trước đó nguồn gốc của nó là ngày tết trông trăng. Trăng ngày Rằm tháng Tám là đẹp, tròn và sáng nhất. Từ xưa, đa số các em nhỏ sẽ được ngồi quây quần bên người lớn vừa ngắm trăng vừa nghe kể chuyện về những điều lý thú trong cuộc sống. Song hoạt động ngắm trăng này ngày nay không còn phổ biến.

>> Xem thêm: Trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Trên đây là những thông tin lý giải vì sao trung thu là Tết thiếu nhi mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí [xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…].

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây. 

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên. Gia đình sum vầy, quây quần bên nhau ăn bánh trung thu, thưởng trà, trẻ em phá cỗ, chơi đèn ông sao đã trở thành nét văn hóa ý nghĩa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục ngày Tết trung thu. Cùng VinID khám phá tất tần tật thông tin về ngày tết đoàn viên sau đây nhé!

1. Tết trung thu là ngày bao nhiêu?

Trung thu tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch

Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hằng năm [ngày 15 tháng 8 âm lịch]. Năm 2021 này, Tết trung thu sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 21 tháng 9 Dương lịch. Vào ngày này, dưới ánh trăng sáng, gia đình quây quần bên nhau, cùng phá cỗ vui đùa. Bố mẹ tổ chức bày cỗ cho các bé, cùng làm đèn lồng, thắp sáng đèn ông sao rực rỡ. 

2. Sự tích tết trung thu

Trung thu gắn liền với hình ảnh chị Hằng trên cung trăng

Theo truyền thuyết ông cha ta kể lại, sự tích ngày tết trung thu gắn liền với chị Hằng, chú Cuội. Câu chuyện bắt đầu vào một đêm rằm tháng Tám, dưới ánh trăng huyền ảo, sáng vằng vặc như gương, nhà vua ngắm trắng, nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Một vị pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy lên không trung, chiếc gậy phút chốc biến thành một chiếc cầu bằng bạc lấp lánh dẫn lối nhà vua và pháp sư lên Cung Trăng. Đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn”, nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga tiếp đón nồng hậu với bánh tiên và các tiên nữ múa hát.

Khi trở về trần gian, nhà vua chọn ngày rằm tháng tám để tưởng nhớ ngày đáng nhớ này. Vào ngày này hàng năm, nhà vua sai đầu bếp làm “bánh tiên” có hình tròn tựa mặt trăng sáng đêm rằm. Nhà vua quây quần cùng quần thần ngắm trăng, ăn bánh và thưởng trà. Kể từ đó, Tết trung thu đã đi vào cuộc sống như một thói quen, một nếp sống đẹp của người dân Việt Nam.

3. Ý nghĩa tết trung thu

Tết trung thu còn là Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi

Vào Tết trung thu, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên vừa để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội, vừa cầu bình an, may mắn cho người thân. Bên cạnh đó, Tết trung thu còn được biết đến là ngày “Tết thiếu nhi thứ hai” của trẻ em Việt Nam. Đây là dịp các bé cùng bố mẹ gắn kết, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ, rước đèn ông sao, xem múa lân, tham gia các trò chơi dân gian. 

Đối với người nông dân, ngày Tết trung thu còn mang ý nghĩa lớn lao, ngắm trăng đêm rằm để dự đoán mùa màng. Nếu trăng vàng sáng vằng vặc, năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm. Trăng sáng màu xanh lục dự báo thiên tai sắp đến. Ngược lại, nếu trăng sáng màu cam gợi một tương lai đất nước thái bình, mùa màng tươi tốt. 

4. Đặc trưng của tết trung thu

Trung thu với nhiều hoạt động ý nghĩa

Cứ mỗi khi tối đến, trẻ em lại háo hức, rộn ràng đứng trước sân nhà, chờ đoàn múa lân rộn ràng đi qua. Mỗi bé cầm trên tay những chiếc đèn ông sao rực rỡ, đi theo sau đoàn múa lân, hòa cùng không khí nhộn nhịp.

Múa lân đón Trung thu

Theo câu chuyện dân gian tương truyền, vị thần thổ địa cai quản vùng đất đó thường ban phước lành cho người dân. Ông và con kỳ lân xuống trần gian, giúp người dân có cuộc sống bình yên, làm ăn khấm khá. Cũng bởi vậy, phong tục múa lân ra đời – con lân theo sau ông Địa đang cầm quạt mo, cười khoái chí.

Ban ngày, gia đình sẽ cùng nhau chuẩn bị làm mâm cỗ thắp hương gia tiên, tối đến sẽ xin phá cỗ dưới ánh trăng sáng. Mâm cỗ trung thu không thể thiếu các loại hoa quả đặc trưng như bưởi, chuối, bánh trung thu,… Các mẹ khéo léo bày biện thành những hình thù độc đáo, thú vị. Các thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên nhau, vui vẻ cười đùa, kể cho nhau nghe những sự tích về Tết trung thu.

Trung thu có rất nhiều loại đồ chơi đặc trưng cho trẻ lựa chọn như súng bắn nước, cánh thiên thần, đặc biệt là đèn lồng, đèn ông sao. Đây là món đồ chơi quen thuộc trong tuổi thơ của bao thế hệ. Bố mẹ có thể cùng con tự làm, sáng tạo chiếc đèn lồng bằng giấy nhún, đèn ông sao truyền thống,…

Thưởng thức trà và bánh trung thu cùng gia đình

Bánh nướng, bánh dẻo có thể gọi là “linh hồn” của đêm rằm tháng tám. Loại bánh đặc trưng có hình tròn, hình vuông tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời với họa tiết cầu kỳ, mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, ấm no. Lớp bánh nướng vàng óng, thơm ngon, còn bánh dẻo trắng ngần, mềm mại, thưởng thức cùng trà mạn rất tuyệt vời.  

Tết trung thu còn là thời điểm sum vầy, những người con xa xứ trở về cùng người thân và dành tặng những món quà tuyệt vời. Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào về món quà trong ngày này. Con cái có thể tặng bố mẹ những hộp bánh trung thu ngon lành, màu sắc bắt mắt. Đây còn là dịp để mọi người tặng quà cho nhau, thể hiện sự quý mến.

Trăng rằm tháng tám thường to tròn, sáng rực rỡ nhất. Thú thưởng nguyệt bình dị đã đi vào văn học, thơ ca ngàn năm nay. Để thưởng trăng, nhiều cuộc vui được bày ra hay đơn giản chỉ cần cùng người thân trong gia đình ăn bánh, uống trà và ngắm nhìn vẻ đẹp huyền ảo của ánh trăng.

>>> Điểm khác biệt giữa Tết Trung Thu xưa và nay 

Chủ Đề