Tại sao lại chọn ngành quản lý khách sạn

Có nên học ngành Quản trị Khách sạn hay không? Học ở đâu? Vì sao ngành này không bao giờ hết hot? Nếu bạn đang phân vân giữa ngành Quản trị Khách sạn với bất kỳ một ngành nghề nào khác thì bạn không nên bỏ qua 5 lý do vì sao nên học ngành Quản trị Khách sạn dưới đây nhé!

Ngành Quản trị Khách sạn với nhu cầu “không giới hạn” về nguồn nhân lực cao cấp

Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường kèm theo đó là nhu cầu của con người. Trong đó, du lịch là lựa chọn ưu tiên mà con người quan tâm đến, từ đó thị trường khách sạn cũng là tâm điểm thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới như: Accor, IHG, Hilton, Marriot,… Với lượng khách quốc tế và nội địa ngày càng tăng vọt kèm theo đó là các chuỗi nhà hàng, khách sạn 3 – 5 sao, ước tính đến các năm sau thì tăng khoảng 3 triệu cơ hội việc làm và tiếp tục phát triển từ 5-10 năm sau.

Đặc biệt, bất chấp lượng lớn sinh viên ra trường hàng năm, ngành Quản trị Khách sạn vẫn là ngành thiếu hụt nguồn nhân lực cao cấp trầm trọng. Bởi vậy, những sinh viên được đào tạo chính quy bài bản, với khả năng anh văn trôi chảy luôn là những ưu tiên số 1 của hầu hết các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này.

Bạn có cơ hội chu du thế giới, trải nghiệm thế giới, tại sao không?

Khi theo học ngành Quản trị Khách sạn, bạn hoàn toàn nắm trong tay tấm vé thông hành ra thế giới. Dễ dàng công tác tại nhiều quốc gia khác nhau trong cùng một hệ thống khách sạn và những cơ hội tuyển dụng quốc tế trong tầm tay khi đã có kinh nghiệm tại các chuỗi khách sạn danh tiếng, vừa làm việc, vừa ngắm nhìn thế giới, đây cũng là những trãi nghiệm độc đáo của ngành này.

Bạn sẽ có mức lương như thế nào?

Học ngành Quản trị Khách sạn

Có lẽ đây là điều mà nhiều bạn quan tâm khi chọn ngành nghề cho mình. Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi theo học ngành Quản trị Khách sạn và ra trường đi làm với mức lương từ khá trở lên. Tính trung bình mức lương trong ngành dịch vụ thì khoảng từ 7 – 10 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường và dĩ nhiên nếu bạn có kinh nghiệm là năng lực tốt và có thể làm việc ở các nhà hàng, khách sạn 5 sao thì mức lương sẽ phải cao hơn phải không nè?

Những kỹ năng vô giá mà chỉ khi học ngành Quản trị Khách sạn bạn mới có được

Khi bước chân vào học ngành này bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng vô cùng cần thiết không những cho công việc mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Bạn thường hay đặt câu hỏi: Ngành Quản trị Khách sạn học gì ư? Hãy an tâm vì khi đến với ngành này bạn sẽ được học những kỹ năng mềm như cách ăn mặc và quy tắc ứng xử trong giao tiếp, cách giải quyết vấn đề, các kỹ năng phục vụ cho tới nghiệp vụ chuyên môn của ngành. Hơn nữa bạn còn được học các kiến thức về các vùng miền cũng như các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Học ngành Quản trị Khách sạn không nhất thiết phải làm ngành này

Mức lương ngành Quản trị Khách sạn dù cao, tuy nhiên bạn cũng hoàn toàn có thể thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực liên quan như ngành Du lịch, lữ hành, quản trị nhân sự, tổ chức sự kiện,… Với sự chuyển đổi linh hoạt cùng những cơ hội nghề nghiệp rộng mở, những trải nghiệm và kinh nghiệm mới mẻ sẽ giúp sinh viên Quản trị Khách sạn không bao giờ nhàm chán và luôn giữ được ngọn lửa đam mê.

Học ngành Quản trị Khách sạn

Vậy nên học ngành Quản trị Khách sạn ở đâu?

Trường Kent International College là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Quản trị Khách sạn chất lượng cao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội đảm nhiệm các công việc ở tất cả các cấp như nhân viên, quản lí, trưởng các bộ phận, giảng dạy, nghiên cứu, lễ tân, nhân viên các bộ phận tại các khách sạn, nhà hàng và Resort quốc nội lẫn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các vị trí Quản lý hoặc chuyên viên tại các bộ phận tiền sảnh – lễ tân, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính – kế toán, kinh doanh – tiếp thị, hành chính, Marketing, cán bộ điều hành, tiếp thị,… tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế.

LIÊN HỆ:

KENT INTERNATIONAL COLLEGE

Theo từ điển Oxford, Hospitality có nghĩa là: “The friendly and generous reception and entertainment of guests, visitors, or stranger” [tạm dịch: sự tiếp đón, khoản đãi thân thiện và hào phóng cho những vị khách, du khách hoặc người lạ]. Điều này khá giống với khái niệm về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn nên nhiều người lầm tưởng hospitality chỉ bao gồm các lĩnh vực trên. Hospitality có ý nghĩa là “dịch vụ khách hàng”, xuất hiện ở tất cả doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi lĩnh vực. Bạn có thể gặp hospitality tại bệnh viện, trường học, tòa soạn báo chí, doanh nghiệp sản xuất, công ty dịch vụ… chứ không chỉ riêng về du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Với quy mô hiện có, hospitality được xem là ngành công nghiệp triệu đô, đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Chỉ tính riêng lĩnh vực du lịch đã chiếm đến 10,2% GDP toàn cầu trong năm 2016 và được xếp trong 11 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất thế giới. Sự phát triển của ngành được xem là ngang bằng, thậm chí còn vượt qua những lĩnh vực mũi nhọn khác như lắp ráp oto, dầu khí, xuất khẩu thực phẩm… [theo Ngân hàng Thế giới]. Mối quan hệ giữa khái niệm Hospitality và các ngành nghề cụ thể rất chặt chẽ. Các trường đào tạo về du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí, ẩm thực [thể hiện rõ nhất của Hospitality] luôn chú ý đến điều này. Do đó, ngoài việc giảng dạy chuyên môn, trường còn cung cấp cho sinh viên kiến thức về marketing, tài chính, kế toán, luật, ngôn ngữ kinh doanh, truyền thông, kinh tế, nhân sự… Vì vậy, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên vô cùng rộng mở. Tùy theo năng lực, nguyện vọng mà các em sẽ chọn ngành nghề gắn bó lâu dài.

Dưới đây là 10 lý do nên chọn ngành Hospitality!

1.Lĩnh vực tiềm năng

Ngành công nghiệp Hospitality là một trong những ngành công nghiệp phát triển và khát nhân lực chất lượng cao nhất hiện nay. Điều đó đồng nghĩa với cơ hội việc làm rộng mở dành cho các bạn có đam mê và theo đuổi ngành công nghiệp không khói này.

2. Môi trường lý tưởng

Khi tốt nghiệp và làm việc trong lĩnh vực Hospitality, sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn để phát triển định hướng nghề nghiệp của mình, không chỉ đơn giản gói gọn trong môi trường nhà hàng-khách sạn mà ở tất cả các lĩnh vực khác.

3. Tính linh hoạt

Giờ giấc làm việc trong lĩnh vực Hospitality rất linh hoạt khi bạn có thể chọn là việc theo giờ hành chính hoặc theo ca. Mặt khác, đây cũng là ưu điểm của lĩnh vực này khi tính đến năng suất lao động và chất lượng dịch vụ.

4. Đam mê

Với môi trường làm việc sôi động, hầu hết những nhân tố công tác trong ngành này đều là những người có niềm đam mê nhất định với ngành dịch vụ, có thiên hướng lãnh đạo và giao tiếp xuất sắc.

5. Đãi ngộ

Tùy thuộc vào công ty và năng lực bản thân, nhưng ngành công nghiệp nhà hàng – khách sạn luôn là một trong những ngành có đãi ngộ tốt dành cho người lao động. Theo báo cáo của Jobstreet [2016], mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp là từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý, giám sát mức lương trung bình là 24 triệu đồng/ tháng… Nếu được ra nước ngoài làm việc hoặc làm cho các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài thì thu nhập có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay đa phần các khách sạn 3-5 sao tại Việt Nam phải thuê các CEO nước ngoài quản lý với mức lương từ 10.000 – 15.000 USD/tháng [tương đương 220 -330 triệu đồng/tháng]. Bạn có muốn chính mình sẽ xứng đáng đứng vào vị trí đó, hay trao quyền lại cho nhân lực nước ngoài?

6. Gia nhập

Đối với các sinh viên muốn gia nhập ngành này, việc học tập và có định hướng nghề nghiệp rõ ràng chính là điểm thuận lợi để dấn thân và phát triển trong lĩnh vực Hospitality.

7. Cơ hội 

Cơ hội trong ngành Hospitality luôn là mấu chốt lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên theo học ngành, đặc biệt là những sinh viên có lợi thế về cơ hội thực tập thực tế ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

8. Tính quốc tế

Làm việc trong lĩnh vực Hospitality chính là tấm vé thông hành quốc tế trên con đường sự nghiệp. Quy trình nhận việc, thực tập và làm việc thực tế của ngành tương đối dễ dàng hơn so với các lĩnh vực khác, đặc biệt, cơ hội làm việc trong môi trường đa văn hóa chính là điểm cộng lớn của Hospitality.

9. Tính sáng tạo

Ai bảo làm Hospitality là không thể làm sáng tạo, vì công tác trong lĩnh vực này bạn sẽ không chỉ gói gọn bản thân quanh nhà hàng khách sạn mà còn là tổ chức sự kiện, thiết kế, marketing,… đây là những môi trường lý tưởng và luôn khao khát sự sáng tạo để đổi mới.

10. Ý nghĩa

Hospitality mang đến cơ hội tiếp xúc với khách hàng hàng ngày, hàng giờ và tạo dựng mối quan hệ với họ, những hành vi của người công tác trong lĩnh vực này có thể là thước đo để khách hàng đánh giá dịch vụ, chất lượng và uy tín của công ty, thương hiệu và cả ngành dịch vụ này nói chung.

Bạn dự định theo học ngành Hospitality nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Bạn cần được định hướng bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm? Bạn mong muốn lắng nghe câu chuyện nghề của những giám đốc , nhà quản trị Khách sạn quốc tế? Liên hệ với trường Quốc tế CHM để được tư vấn thêm:

Trường Quốc tế CHM [CitySmart Hotel Management]

Địa chỉ: 162A Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội.

Hotline: 098 428 6161 | Tel: [024] 7108 6161.

Website: www.CHM.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/chm.edu

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề