Tại sao lại có cầu vồng sau mưa

Thiên nhiên luôn có những điều thật thú vị để chúng ta khám phá. Nó rất gần gũi thân quen song lại luôn mang lại nhiều điều mới lạ và kỳ thú. Được nhìn ngắm khoảnh khắc ấn tượng về một chiếc cầu vồng với 7 sắc màu rực rỡ sau những cơn mưa tăm tối luôn cho ta một cảm nhận thật bình yên, hòa thân mình với sự trong trẻo của thiên nhiên. Nó sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu ta được nhìn ngắm trong sự hiểu biết về nó. Hãy trang bị thêm kiến thức bổ ích cho mình về hiện tượng cầu vồng đầy sắc màu cuộc sống.

Cùng nhau đi tìm lời giải thích về nguyên nhân hình thành lên hiện tượng cầu vồng 7 sắc màu là gì. Và, tại sao thường có cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa để thấy được lý do mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta khoảnh khắc ấn tượng này.

Hiện tượng cầu vồng là gì?

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, cầu vồng xuất hiện được coi là mang đến điềm lành cho nhân thế. “Vòng cung rực rỡ” này luôn ẩn chứa nhiều điều lý thú.

Nguyên nhân & bản chất của cầu vồng sắc màu

Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 

Một điều mà nhiều người ít để ý là màu sắc của cầu vồng rất có quy luật: màu đỏ bao giờ cũng nằm trên cao nhất và màu tím luôn nằm ở dưới cùng. Nguyên nhân là vì nó phụ thuộc vào các giọt nước phản xạ.

Những giọt nước ở trên cao bao giờ cũng tạo nên màu đỏ, trong khi những giọt thấp hơn lại khúc xạ ra màu lam. Ở các góc độ khác nhau, cầu vồng lại mang những hình thù nhất định khiến ta có cảm giác nó đang di chuyển. Giọt nước càng to thì màu của cầu vồng càng rõ và ngược lại.

Không bao giờ có chuyện hai người cùng nhìn thấy một chiếc cầu vồng giống nhau, bởi muốn quan sát cầu vồng ta phải chờ khi mặt trời tạo góc dưới 42 độ so với chân trời, khi cao hơn 42 độ thì ta không thể thấy nó nữa.

Những món quà bạn không thể bỏ lỡ…!

Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo “CÓ 1 KHÔNG 2” cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa

Bên cạnh đó, vì Trái đất của chúng ta có độ cong nên ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra trước mắt. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn xuống, đôi khi, ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.

Cầu vồng có nhiều dạng: cầu vồng đôi, cầu vồng ba, cầu vồng bốn… Đó là số lượng cầu vồng cùng xuất hiện trên bầu trời, chúng lớn hơn, màu nhạt hơn và thứ tự màu ngược lại so với cầu vồng nhỏ. Giữa các cầu vồng tồn tại khoảng đai vòng tối gọi là dải Alexander.

Nhiều người rất hay nhầm lẫn cầu vồng đôi và cầu vồng song sinh. Trên thực tế, cầu vồng song sinh hiếm gặp hơn rất nhiều. Chúng là hai cầu vồng cùng một nhánh chứ không phải những vòng tròn đồng tâm như cầu vồng đôi. Vì thế, thứ tự màu cũng không bị đảo lộn. 

Cầu vồng đôi thường xảy ra khi có hai cơn mưa rào cùng lúc, tức là khi có sự kết hợp của các giọt nước lại với nhau. Người ta cũng đặt tên cho những giọt nước kì diệu gây ra hiện tượng ấy là “giọt burgeroid” vì chúng giống những chiếc bánh hamburger.

Cầu vồng lửa cũng là một điều bí ẩn không kém. Chúng không phải là vòng tròn nhưng có màu giống như cầu vồng đang lan ra bùng cháy nên mới được gọi như trên. Đứng trên khía cạnh khoa học, chuyên gia Les Cowley giải thích rằng, nó đơn giản chỉ là những đám mây bị lạnh đột ngột trên cao, trong thời tiết nắng ráo, hình thành những “lưỡi mây” đa sắc màu như ta thấy.

Người ta thường nói “cầu vồng sau cơn mưa”. Câu nói này đúng nhưng chưa hẳn chính xác hoàn toàn. Những màn sương mỏng cũng có khả năng tương tự  trong điều kiện không khí bị lạnh đột ngột. Khi ấy hiện tượng xuất hiện gọi là “fogbow” [cầu vồng sương]. Thậm chí, không chỉ ánh sáng Mặt trời mà ánh sáng Mặt trăng cũng có thể tạo ra điều kì diệu – “cầu vồng Mặt trăng”.

So với cầu vồng song sinh, nó còn hiếm xảy ra hơn nữa. Chỉ khi hội tụ đủ 3 yếu tố trăng thấp, tròn và mưa cùng lúc mới có cơ may được chứng kiến. Trên Trái đất, Vườn Quốc gia Yosemite là nơi hay xảy ra hiện tượng này nhất bởi ở đây, bọt nước ở thác có thể thay thế được những giọt mưa.

Tham khảo các bài viết về: Hiện tượng tự nhiên bí ẩn

Một hình ảnh cong cong như chiếc cầu lớn được trang hoàng nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, và bạn được nhìn ngắm nó sau một trận mưa tăm tối sẽ mang lại cho bạn những giây phút thư thái tuyệt vời. Đó chính là câu trả lời cho lý do tại sao chúng ta đi tìm đáp án cho sự giải thích về nguyên nhân của hiện tượng cầu vống 7 sắc màu xuất hiện sau cơn mưa.

Category: Giải thích các hiện tượng lạ

Cầu vồng không phải một “vật” và nó không tồn tại ở một “địa điểm” cụ thể. Đây là một hiện tượng quang học xuất hiện khi ánh sáng mặt trời và điều kiện khí quyển vừa phải — vị trí của người xem vừa thích hợp để nhìn thấy nó.

Khi nào bạn có thể nhìn thấy cầu vồng?

Cầu vồng cần những giọt nước bay lơ lửng trong không khí. Đó là lý do tại sao chúng ta nhìn thấy chúng ngay sau khi trời mưa.

Mặt trời phải ở trên đường chân trời và không bị che khuất bởi mây, núi hoặc các chướng ngại vật khác.

Mặt trời phải ở khá thấp trên bầu trời. Nếu bạn đang ở cùng độ cao với đường chân trời, độ cao của Mặt trời phải dưới 42 ° để tạo ra cầu vồng có thể được nhìn thấy từ góc nhìn của bạn.

Làm thế nào để cầu vồng hình thành?

Cầu vồng là một hiện tượng quang học bao gồm ba quá trình: phản xạ, tán sắc và khúc xạ.

Phản xạ

Các giọt nước có thể hoạt động giống như những chiếc gương nhỏ. Khi một tia sáng mặt trời chiếu vào một trong những quả cầu nước nhỏ bé này, phần lớn ánh sáng bật ra phía sau và bị phản xạ trở lại. Trong khi trời mưa, không khí chứa đầy những giọt nước tác động vào nhau giống như một bức màn phản chiếu được tạo nên từ hàng triệu tấm gương nhỏ.

Tán sắc

Nhưng ánh sáng mặt trời có màu trắng - vì vậy, nếu các giọt nước phản xạ ánh sáng mặt trời, làm thế nào cầu vồng có nhiều màu như thế? Đây là lúc quá trình thứ hai phát huy tác dụng: phân tán ánh sáng.

Ánh sáng mặt trời tinh khiết có thể có màu trắng đối với chúng ta, nhưng thật sự nó bao gồm tất cả các màu có thể nhìn thấy được. Ngay sau khi một tia sáng mặt trời đi vào giọt nước, nó sẽ bị tách thành các thành phần từ chính nó, lúc đó chúng ta có thể nhìn thấy dưới dạng một dải màu.

Khúc xạ

Khi tia sáng đi vào và thoát ra khỏi giọt nước, hướng của nó cũng bị thay đổi một chút trong quá trình gọi là hiện tượng khúc xạ. Mỗi màu khúc xạ theo một hướng khác nhau một chút, tạo ra dải màu đầy ấn tượng. 

Tại sao cầu vồng lại có hình vòng cung?

Cầu vồng đầy đủ thực sự là một vòng tròn hoàn chỉnh, nhưng từ mặt đất chúng ta chỉ nhìn thấy một phần của nó. Từ máy bay, trong điều kiện thích hợp, người ta có thể nhìn thấy toàn bộ cầu vồng hình tròn.

Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên đẹp nhất mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát sau những cơn mưa lớn vào ban ngày.

1. Cầu vồng là gì?

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2… Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất [chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất]. Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.

Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc [gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2], là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.

2. Tại sao lại có cầu vồng 

Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

Khúc xạ ánh sáng 

Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.

Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.

Video liên quan

Chủ Đề