Tại sao lại trúng gió

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa trúng gió và đột quỵ. Tuy nhiên, thực tế các bác sĩ đã chỉ ra trúng gió không phải đột quỵ và ngược lại. Vậy phân biệt giữa trúng gió và đột quỵ như thế nào?

Đột quỵ hiện đang đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Sự nhầm lẫn giữa đột quỵ với trúng gió dẫn tới cấp cứu sai cách cũng là một trong những lý do nâng cao tỉ lệ tử vong.

1. Trúng gió là gì?

Dân gian thường gọi trúng gió là trúng phong [tiếng Hán gọi phong là gió] khiến người đó bị nhiễm lạnh và bị cảm cúm. Trúng gió thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là đối tượng người già và trẻ em.

Trúng gió xuất hiện thường có nguyên nhân là do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu giãn nở ra, áp huyết hạ xuống. Biểu hiện của người bị trúng gió là bề ngoài người đang mạnh khỏe đột nhiên chóng mặt, "xây xẩm", méo mặt, hay té xỉu, nặng có thể bất tỉnh, khi nằm xuống, máu lên đầu lại đầy đủ, khỏe lại như thường. 

Nhưng cũng cần nói thêm có khi ngất xỉu tạm thời là giai đoạn đầu của đột quỵ. Vì thế, người ta thường cho rằng ngất xỉu là đột quỵ, trong trường hợp này không nên giữ bệnh nhân ở nhà để "cạo gió" mà nên đưa người đó đến các cơ sở khám bệnh ngay lập tức để chẩn đoán đúng bệnh.

2. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cung cung cấp, tác động lên mạch nuôi não lên não bộ hoặc các khu trung ương thần kinh. Trong trường hợp dòng máu bị đột ngột tắc do tác động mạch máu não, người ta gọi là đột quỵ do Nhồi máu não. Còn đối với trường hợp, đột quỵ do chảy máu não khi mạch máu não bị vỡ, người ta gọi là Xuất huyết não.

Đây đều là hai trường hợp đột quỵ não nguy hiểm đến tính mạng bởi đột quỵ xảy ra rất nhanh và đòi hỏi điều trị ngay lập tức, nên đột quỵ còn được gọi là cơn tấn công não [ có thể làm não chết chỉ trong 1 giờ]. Đột quỵ não có thể gây yếu liệt, mất cảm giác hoặc khó nói, giảm thị lực, mất thăng bằng, điều này một phần phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương và bị tổn thương như thế nào. 

3. Để xác định bệnh nhân trúng gió hay đột quỵ, bạn có thể áp dụng 3 mẹo sau:

  • Cười: Yêu cầu bệnh nhân cười mỉm, nếu bị đột quỵ thì bệnh nhân không thể cười mỉm được.

  • Nói: Hỏi bệnh nhân vài câu đơn giản, nếu bị đột quỵ thì bệnh nhân sẽ nói không tròn tiếng hoặc không nói được.

  • Giơ 2 tay: Yêu cầu bệnh nhân giơ cả hay tay lên, nếu bị đột quỵ thì bệnh nhân không thể nâng cả hai cánh tay do bị yếu hoặc liệt 1 bên.

Khi gặp người đang khỏe mạnh mà đột nhiên ngã nằm xuống, mình sờ người thấy nóng sốt thì đó gọi là trúng gió. Còn nếu sờ người thấy bình thường hay lạnh thì nên nghĩ đến đột quỵ, không nên làm cho cơ thể người bệnh động đậy nhiều khiến bệnh sẽ nặng thêm.

Khi đã xác định bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần lập tức gọi cấp cứu, giữ bệnh nhân nằm yên, đầu hơi nâng lên và thực hiện các biện pháp khai thông đường thở nhằm đảm bảo bệnh nhân được cung cấp đủ oxy. Tuyệt đối không cạo gió, xoa dầu hay di chuyển nạn nhân một cách đột ngột. Kiểm tra và ghi nhớ những triệu chứng đầu tiên đã xuất hiện khi nào để báo với bác sĩ. 

Lưu ý: Bệnh nhân Đột quỵ não cần được cấp cứu kịp thời trong 6 tiếng đầu [Y học gọi là 6 giờ Vàng]. Nếu cấp cứu quá muộn có thể gây di chứng nặng nề và làm tăng nguy cơ tử vong.

Sưu tầm

    Đư

ợc thành lập từ năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

   Đến nay  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

Mời xem thêm:

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ

KIỂM TRA SỨC KHỎE - TẦM SOÁT UNG THƯ  

Chắc hẳn trong chúng ta đều không xa lạ gì với cụm từ “Gió độc”, càng quen hơn với những câu chuyện như: “Ông A trúng gió qua đời đột ngột”, “Anh B tắm đêm bị gió độc mất đêm qua”,… Nhưng sự thực có tồn tại thứ được gọi là “gió độc” hay liệu có “Bệnh trúng gió” hay không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Sự thực về “gió độc” hay “bệnh trúng gió”

Như mọi người đã biết, Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú bậc nhất trên thế giới với khả năng Việt hoá gần như tất cả các thứ tiếng ngoại ngữ, minh chứng bằng số lượng từ Hán Việt khổng lồ trong từ điển. Từ Hán Việt, từ lâu đã được sử dụng một cách phổ biến trong các ngành khoa học, đặc biệt là trong Y khoa.

Tuy nhiên, nếu như tiếng Hán nguyên gốc mỗi từ mỗi nét đều có ẩn ý thì từ Hán Việt chỉ có khả năng diễn đạt lại âm sắc [ký âm] nên khi phiên âm sang tiếng Hán Việt và dịch nghĩa sang tiếng Việt thì phần ý nghĩa thường bị thiết sót hoặc bị hiểu lệch hẳn so với ý ban đầu.

Từ đây bắt đầu hình thành những sai lầm khi các quan điểm y khoa chính thống vốn được diễn đạt bằng các từ Hán Việt được dân gian hoá thành các từ thuần Việt. Một ví dụ tiêu biểu cho sự lệch lạc này là quan điểm: “Sởi kiêng tắm và kiêng gió” vì sợ “Chạy hậu”.

Những quan niệm sai lầm về bệnh trúng gió thời hiện nay

Thực chất, trong y văn Đông Y kinh điển thường viết rằng: Bệnh sởi nếu gặp phong thuỷ ngoại tà [là yếu tố gây bệnh bên ngoài] thì sẽ sinh chứng hậu [biến chứng] nặng nề. Điều này là hoàn toàn phù hợp với góc độ khoa học là trẻ em Viêm phổi bội nhiễm sau mắc Sởi có tỉ lệ tử vong rất cao.

Quay lại với chủ đề bài viết: từ “Trúng Phong” trong Y học cổ truyền được dùng để mô tả chứng bệnh tương đối giống với Đột quỵ não của y học hiện đại. Trúng phong ở đây có thể hiểu theo 2 nghĩa: 1 là phong trong lục tà [6 nguyên nhân gây bệnh của y học cổ truyền], hai là phong trong “kinh phong” tức là co giật.

Người bị chứng “Trúng phong” thường biểu hiện đột ngột yếu liệt, miệng méo mắt lệch, nhẹ thì chỉ thoảng qua, nặng sẽ co giật, hôn mê và tử vong. Do diễn biến bệnh vô cùng nhanh nên người ta còn có các tên gọi khác như là Bạo quyết, Bạc quyết, Thốt trúng… Do đó, “Trúng phong” là một chứng bệnh chứ không phải “Trúng gió độc”.

Hình minh hoạ: “Trúng gió” và Phình mạch máu não

Vậy tại sao có những người ra gió hoặc sau tắm đêm thì liền hôn mê và tử vong? Những trường hợp đột tử này phần nhiều là có sẵn các dị dạng mạch não. Các điểm dị dạng này thường phình lên như chiếc săm xe bị hỏng, chỉ chờ khi có tăng áp lực đột ngột sẽ lập tức vỡ ngay, gây xuất huyết não ồ ạt dẫn tới tử vong.

Việc ra gió lạnh hay sau khi tắm xong gặp lạnh sẽ khiến cho mạch máu dưới da bị co đột ngột, máu dồn 1 lưu lượng lớn từ ngoài da đổ về trung tâm làm mạch máu không kịp thích nghi, những nơi mạch bị phình là nơi xung yếu sẽ lập tức vỡ ra, gây đột quỵ chảy máu não cấp. Những trường hợp này thường xảy ra ngoài khuôn viên bệnh viện, khó nhận diện nên tỉ lệ tử vong là rất cao.

Vậy, làm sao để biết mình có bị phình mạch não hay không ?

Các đối tượng sau đây cần liên tục theo dõi và tầm soát sức khoẻ của mình:

• Các triệu chứng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 40 tuổi.

• Người bị hoặc có tiền sử bệnh động kinh.

• Người trẻ tuổi thường xuyên nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu.

• Đột ngột Yếu cơ hoặc tê ở một bộ phận của cơ thể.

• Đau đầu dữ dội.

• Yếu, tê hoặc tê liệt.

• Mất thị lực.

• Nói khó.

• Nhầm lẫn hoặc không thể hiểu ý của người khác.

Người bị trúng gió thường có những cơn đau đầu dữ dội

Đặc biệt, những người có sẵn bệnh lý tăng huyết áp cần sử dụng thuốc thường xuyên, lập sổ kiểm tra theo dõi huyết áp, hạn chế tối thay đổi nhiệt độ cũng như cảm xúc một cách đột ngột để tránh biến động huyết áp gây đột quỵ.

Bị trúng gió, nên làm gì?

Sử dụng phương pháp cạo gió [vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác]. Tuy nhiên, không áp dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai… Uống trà gừng, nước gừng tươi giã nát. Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.

Phương pháp cạo gió chỉ áp dụng cho một số đối tượng

Tuy nhiên, bạn nên tìm những phòng khám & bác sĩ chuyên môn để có thể được thăm khám và hướng dẫn điều trị một cách an toàn

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Video liên quan

Chủ Đề