Tại sao miền tây không có đường sắt

Với tham vọng đầu tư vào giao thông, cụ thể là đường sắt cao tốc miền Tây, CT Group đã có chia sẻ về dự án này tại Hội thảo “Xóa trắng cao tốc - phát huy lợi thế ĐBSCL” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 31.5.

Ông Trần Kim Chung - Chủ tịch Hội đồng quản trị CT Group cho rằng ĐBSCL có lợi thế về dân số, bằng Vương quốc Bỉ cộng với Na Uy và Phần Lan. Với thuận lợi từ dân số và địa lý là vị thế cạnh tranh lâu dài, ổn định nhưng khu vực này chưa thật sự phát huy được những lợi thế đang có. Vị trí địa lý ĐBSCL khá đặc biệt, là một trong những đồng bằng có giá trị nhất thế giới, mưa thuận, gió hòa, đất đai màu mỡ, tuy nhiên người dân miền Tây vẫn bỏ xứ đi làm những công việc ở nơi khác. Những tiềm năng to lớn từ ĐBSCL còn quá nhiều dư địa phát triển về mặt giao thông, dư địa phát triển về mặt kinh tế, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên sự chọn lựa như thế nào để tạo ra sự đột phá vì chúng ta không có đủ để cùng làm một lúc, nên cần có sự ưu tiên.

Ông Trần Kim Chung phát biểu tại hội thảo

Như TS Trần Du Lịch vừa chia sẻ trong hội thảo, ông Trần Kim Chung cho rằng: “Tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ mang lại đột phá và sự phát triển cho khu vực miền Tây, mang tính chất lột xác cho miền Tây”.

Nặng tình với miền Tây, ông Trần Kim Chung chia sẻ gần 30 năm trước, Tập đoàn có một công ty xuất khẩu lưới xơ dừa lớn nhất Việt Nam, công ty xuất khẩu gạo qua Đông Âu lớn nhất Việt Nam. Thời gian đó, người của công ty lăn lộn với miền Tây rất nhiều. Giờ này đi xuống miền Tây rất nặng lòng vì đường sá còn nhiều khó khăn quá. Cho nên trong suốt 2 năm vừa qua, Tập đoàn cũng nghiên cứu đề án làm đường sắt cao tốc miền Tây. Đối tác của Tập đoàn cũng đã có những chuẩn bị, Tập đoàn cũng có làm việc với các cổ đông có kinh nghiệm trong đường sắt thành công ở Malaysia và cũng là đơn vị làm tuyến đường sắt nối liền giữa Malaysia và Singapore. Tập đoàn cũng đã trình bày với Ngân hàng Thế giới [WB] và họ nói rằng: “Trường hợp này chúng tôi cũng xem rất nhiều nhưng nếu các bạn làm được việc phát triển đồng bộ giữa giao thông và khu công nghiệp, khu thương mại quanh trục giao thông đó thì mới thành công dự án này. Vì nếu làm giao thông thuần túy thì các bạn không thể làm được”. Đồng ý với góp ý của WB, theo ông Trần Kim Chung, đó cũng là lý do vì sao Tập đoàn cấu trúc liên doanh với đầy đủ các đơn vị có thể làm được module trong một cấu trúc kinh tế như vậy. Về chi tiết cụ thể dự án, Tập đoàn CT Group sẽ có báo cáo cụ thể với Chính phủ, Bộ GTVT.

\n

Dự án đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ nối 2 vùng kinh tế trọng điểm phía nam là TP.HCM và Cần Thơ, với chiều dài 174 km, tổng vốn là 170.000 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 56.000 tỉ đồng qua 6 địa phương, 85.000 tỉ đồng xây lắp. Đường sắt hàng hóa bắt đầu từ ga An Bình, Dĩ An [Bình Dương], ga hành khách bắt đầu từ ga Tân Kiên [Bình Chánh] và điểm cuối cùng là ga Cái Răng [Cần Thơ]. Tổng chiều dài 174 km đối với ga hàng hóa, 135 - 140 km đối với hành khách. Số lượng ga là 13 ga, qua các tỉnh Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Căn cứ pháp lý để triển khai đường sắt theo Nghị quyết 120 /2017 của Chính phủ phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Quyết định 1769/2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định 287/2022 phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự báo về nhu cầu phát triển, đến năm 2030, nhu cầu hành khách khoảng 4,1 triệu, chiếm khoảng 3%; đến 2050 tăng lên 22 triệu hành khách, chiếm 8,8% thị phần vận tải hành khách. Vận tải hàng hóa, đến 2030, gần 5 triệu tấn hàng hóa, chiếm 0,85% thị phần, 2050 tăng lên 41 triệu tấn hàng hóa, chiếm 3% thị phần vận tải.

Khảo sát về giá thành vận tải, với đường bộ hiện nay tốc độ trung bình đối với hành khách từ 60 - 80 km/giờ, giá từ 800 - 1.000 đồng/km; còn đối với hàng hóa là 50 km/giờ, giá 1.800 đồng/km. Với đường sắt thông thường, vận tải hành khách tốc độ từ 55 - 60 km/giờ và giá vé từ 600 - 1.000 đồng/km, vận tải hàng hóa tốc độ khoảng 45 km/giờ và giá thành khoảng 400 đồng/km. Trong trường hợp đường sắt cao tốc đi vào vận hành, tốc độ tối đa là 200 km/giờ, giá thành dự kiến cao hơn vận tải bằng đường sắt thông thường khoảng 5 - 10%. Để phát huy tối đa giá trị của đường sắt, ngoài giao thông, Tập đoàn CT Group đề xuất xung quanh những tuyến nhà ga kết hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thương mại… để phát huy được tiềm năng, giá trị của đường sắt cao tốc.

Tin liên quan

Theo đó, có 9 tuyến đường sắt được đưa vào quy hoạch, trong đó có tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài 174km, bắt đầu từ ga An Bình [Bình Dương] đến ga Cái Răng [Cần Thơ], đây là tuyến đường sắt đầu tiên được quy hoạch tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL].

Ông Lê Tiến Dũng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ cho biết, trước đây Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam cùng đơn vị tư vấn thiết kế đã đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hố Chí Minh - Cần Thơ.

Chỉ cần 45 phút từ TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ khi tuyến đường sắt cao tốc hoàn thành.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài hơn 173km, với 14 ga và hai trạm khách nhưng sau đó điều chỉnh xuống còn khoảng 134km với 9 ga tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ USD, được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư [PPP].

Đơn vị tư vấn cũng đề xuất phương án khai thác thu hồi vốn cho nhà đầu tư từ nguồn bán vé tàu và khai thác quỹ đất từ 300 – 700ha tại các nhà ga để phát triển các dự án thương mại, dịch vụ, nhà ở.

Theo đơn vị tư vấn, hiện nay việc đi lại giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông còn nhiều khó khăn. Việc di chuyển bằng đường hàng không đối với tuyến vận tải ngắn như TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ là không hiệu quả, do đó đường sắt tốc độ cao sẽ là một lựa chọn ưu tiên trong kết nối tuyến vận tải này.

Còn theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA], ước lưu lượng đi lại từ khu vực ĐBSCL – TP Hồ Chí Minh qua đường sắt có khả năng đạt gần 50 triệu lượt hành khách và 150 triệu tấn hàng hóa/năm, và tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5 - 6%/năm. Đây là những cơ sở quan trọng để nhà đầu tư tham khảo, quyết định đầu tư…

Mai Trâm

Nguồn: //doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/mien-tay-nam-bo-se-co-tuyen-duong-sat-cao-toc-dai-174km/20211025075811199

Dự án này nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Với chỉ đạo nêu trên, tuyến đường sắt từ TP về miền Tây đang có sự chuyển động tích cực.

Diện mạo mới

Cũng theo quyết định của Bộ Giao thông - vận tải, thời gian thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án là từ năm 2021 đến năm 2022. Bộ giao Ban quản lý dự án đường sắt chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ theo các quy định hiện hành.

Trước đó, Viện khoa học và công nghệ Phương Nam đã hoàn tất báo cáo cuối cùng gửi UBND TP.HCM và Bộ Giao thông vận tải về đề xuất điều chỉnh hướng tuyến, bổ sung 9 ga đô thị vệ tinh của dự án tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ sau 7 năm nghiên cứu. 

Với báo cáo đề xuất này, tuyến đường sắt về miền Tây có sự cập nhật điều chỉnh, hình thành một diện mạo mới.

Cụ thể, theo quy hoạch chi tiết đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trước đây, tuyến bắt đầu từ ga hàng hóa An Bình [Dĩ An, Bình Dương] đến Cần Thơ với chiều dài 173,677km gồm 14 ga. 

Còn nay, Viện khoa học và công nghệ Phương Nam đã đề xuất điều chỉnh hướng tuyến thay vì đi vào khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp khó giải tỏa mặt bằng và giá đền bù lại cao, thì nay sẽ cặp theo hành lang bên phải đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận. 

Như vậy, dự án được điều chỉnh hướng tuyến thuộc phạm vi TP.HCM, tỉnh Long An, Tiền Giang. Đoạn tuyến còn lại qua Vĩnh Long, Cần Thơ bao gồm cả vị trí hai cầu lớn đường sắt qua sông Tiền và sông Hậu vẫn giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt năm 2013.

Theo Viện khoa học và công nghệ Phương Nam, ưu điểm của việc thay đổi hướng tuyến là đường sắt sẽ sử dụng chung với hành lang đường cao tốc, giảm thiểu việc chia cắt khu vực dân cư, các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển. 

Đồng thời, việc phát triển hướng tuyến về phía tây của cao tốc có quỹ đất để phát triển các TP vệ tinh, tận dụng được các đầu mối giao thông liên kết của đường cao tốc. 

Từ đó, bổ sung đầu tư xây dựng 9 ga đô thị thành 9 thành phố vệ tinh của các tỉnh thành có đường sắt đi qua. Mặt khác, điều chỉnh lần này đã rút ngắn chiều dài toàn tuyến được hơn 5km, tiết kiệm kinh phí xây dựng gần 200 triệu USD.

Như vậy, tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ trong báo cáo đề xuất mới nhất có tổng chiều dài 134,9km và đi qua 5 tỉnh thành gồm: TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với 9 nhà ga có điểm đầu là ga Tân Kiên [TP.HCM] và điểm cuối là ga Cần Thơ [TP Cần Thơ]. Ngoài ra, còn có tuyến nhánh từ ga Thanh Phú [Long An] đi cảng Hiệp Phước và cảng quốc tế Long An dài 44km, đi qua TP.HCM, Long An. 

Tổng mức đầu tư dự án tương đương khoảng 10 tỉ USD, trong đó tuyến chính TP.HCM - Cần Thơ 4.445,49 triệu USD, tuyến nhánh Thanh Phú - Hiệp Phước 791,35 triệu USD; 4,6 tỉ USD còn lại sẽ đầu tư ga đô thị và các hạng mục khác.

Cũng trong tờ trình, loại hình cho dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đường sắt tốc độ cao, khổ đường đôi 1.435mm, kết hợp vận tải hành khách và hàng hóa. Tốc độ tối đa của tàu khách là 200km/h và tàu hàng là 150km/h. 

Giá vé cụ thể cho từng chặng của tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ được tính như sau: TP.HCM - Long An 120.000 đồng/vé, từ TP.HCM đi Tiền Giang 280.000 đồng/vé, TP.HCM đi Vĩnh Long 325.000 đồng/vé, TP.HCM - Cần Thơ 400.000 đồng/vé.

Mô hình đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ - Ảnh: Viện khoa học và công nghệ Phương Nam

Huy động vốn từ đâu?

Với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỉ USD, phương án huy động vốn ra sao? Theo tờ trình của Viện khoa học và công nghệ Phương Nam, dự án sẽ khả thi nếu có phương án tài chính khả thi. 

Quá trình chuẩn bị phương án tài chính, viện đã đi trước một bước, quan hệ với các nguồn tài chính, chuyên gia khảo sát thực tế phân tích tài chính để có được các số liệu khả thi thực hiện đề án. 

Cho đến nay, dự án đã thu hút trên 20 nguồn vốn quốc tế từ Hoa Kỳ, các nước châu Âu và các quỹ tài chính quốc tế khác. Viện cũng kiến nghị cho phép tiếp tục nhiệm vụ tư vấn và vận động nhà đầu tư quốc tế tham gia hợp tác đầu tư dự án theo quy định.

Ông Hà Ngọc Trường - phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP, chuyên gia cao cấp đường sắt, người gắn bó với dự án này - cho hay tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ hình thành kết nối giao thông hiện đại giữa TP và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, góp phần đưa kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long đi lên, đánh động toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Thực tế hiện nay, người dân phải mất khoảng 4-5 giờ để đi từ TP.HCM đến Cần Thơ bằng đường bộ do tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông. Do đó đường sắt tốc độ cao sẽ giúp tiết kiệm đáng kể về thời gian dành cho chuyến đi, chỉ mất khoảng 45 phút/chuyến.

Ông Trường còn cho biết thêm một nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] cho hay ước tính lưu lượng đi lại từ các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM qua đường sắt sẽ đạt 46,5 triệu hành khách/năm và 147,5 triệu tấn hàng hóa/năm. 

Mỗi năm tiếp theo, lượng khách sẽ tăng trưởng trung bình 5,5% và lưu thông hàng hóa tăng 6%, phù hợp với tăng trưởng dân số và GDP trong khu vực nghiên cứu.

Theo Viện khoa học và công nghệ Phương Nam, nhà đầu tư sẽ tổ chức vận hành khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ trong vòng 25 năm sau khi dự án đưa vào hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. 

Sau khi thực hiện khai thác dự án đảm bảo thu lại lợi nhuận đề ra, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho Bộ Giao thông vận tải.

TP.HCM đề xuất làm 5 tuyến đường sắt kết nối để giảm chi phí logistics

Theo đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP đến năm 2025, định hướng đến 2030 mà UBND TP.HCM vừa phê duyệt, hiện chi phí logistics của một số ngành hàng tại TP khá cao, cụ thể thủy hải sản có chi phí logistics chiếm từ 25 - 30% tổng chi phí.

Một trong những nguyên nhân khiến chi phí cao là do hiện đường kết nối tại TP nói riêng và từ TP đi các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang quá tải, dẫn đến ùn tắc, thời gian di chuyển kéo dài.

Với tốc độ tăng trưởng hàng hóa cao, TP.HCM đang xây dựng đề án đề xuất xây dựng mới 5 tuyến, trong đó chú trọng tuyến đường sắt tốc độ cao gồm tuyến TP.HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ; TP.HCM - Tây Ninh [định hướng kéo đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát], kết nối với đường sắt TP.HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp [TP.HCM]; đường sắt Thủ Thiêm - sân bay Long Thành [Đồng Nai] với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm [quận 2]; tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, ưu tiên xây dựng trước đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như TP.HCM - Nha Trang.

Cuối cùng là tuyến đường sắt đôi chuyên dụng kết nối từ đường sắt quốc gia đến cảng Hiệp Phước [TP.HCM] và cảng quốc tế Long An.

Các đô thị vệ tinh hình thành dọc tuyến đường sắt

Một điểm mới trong tờ trình báo cáo đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ là phát triển các ga đô thị loại V với diện tích từ 300 - 700ha. Nơi đây có trung tâm hành chính, tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ tổng hợp, nông nghiệp, công nghiệp sạch...

10 tỉ USD làm đường sắt cao tốc từ Bình Dương tới Cần Thơ

ĐỨC PHÚ

Video liên quan

Chủ Đề