Tại sao người Nhật lại tiết kiệm

Đầu tiên để học cách tiết kiệm tiền của người Nhật, bạn phải xác định được mức thu nhập trung bình mỗi tháng của mình và số tiền cần chi tiêu tối thiểu là bao nhiêu. Sau đó, xem xét những khoản chi phí nào là bắt buộc, khoản nào là có thể thay đổi để điều chỉnh cho hợp lý. Để thực hiện điều này, hãy lập bảng kế hoạch chi tiêu hàng tháng và ghi lại những gì đã chi tiêu mỗi ngày. 

Khi đã nắm được xu hướng chi tiêu hàng tháng của mình, bạn hãy kiểm tra các mục bạn chi nhiều tiền nhất, đặc biệt đối với mục chi phí biến đổi như khoản tiền cho nhu cầu giải trí. Nếu bạn là một người nghiện mua sắm và thường xuyên tiêu tốn một khoản không nhỏ để shopping tại các cửa hàng, bạn có thể nghiên cứu các hình thức mua sắm online để tiết kiệm chi phí hơn. Vì thế, tùy theo nhu cầu cá nhân mà bạn cần đưa ra những lựa chọn thông minh và phù hợp. 

Tiết kiệm khi sống một mình

Đối với những bạn không sống cùng bố mẹ hoặc sống xa nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp tiết kiệm khi sống một mình sau đây để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn:

  • Thuê nhà giá rẻ: Theo cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật, tiền thuê nhà chỉ nên chiếm 30% thu nhập của bạn. Thuê nhà cách xa trung tâm thành phố là một yếu tố bạn có thể cân nhắc. Lý do là vì các địa điểm ở xa trung tâm sẽ có mức giá thấp hơn rất nhiều, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản không hề nhỏ.
  • Thanh toán các hóa đơn không dùng tiền mặt: Việc thanh toán qua thẻ tín dụng hay ví điện tử sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu tiện lợi hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ dàng thống kê được các khoản tiền mình đã tiêu, các hóa đơn đã thanh toán. Từ đó, có thể xem xét khoản nào có thể cắt giảm được để tiết kiệm hơn.

Tiết kiệm trong chi phí ăn uống

Ăn uống là một trong những khoản chi tiêu chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng nó cũng là khoản chi phí có thể dễ dàng thay đổi, cắt giảm được tùy thuộc vào sự khéo léo của mỗi người. Vì thế, chỉ cần thay đổi một chút về cách ăn uống sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều. Cụ thể, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Tự nấu ăn ở nhà: Nấu ăn không hề khó, chỉ cần dành ra một ít thời gian là bạn đã có thể chuẩn bị cho mình những bữa ăn vừa đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh mà còn tiết kiệm chi phí. Mỗi phần ăn bên ngoài có giá từ 30.000 - 60.000 đồng, trong khi với số tiền ấy bạn đã có thể đủ dùng cho cả ngày nếu tự nấu ăn. Như vậy, mỗi tháng bạn sẽ có thể tiết kiệm đến vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, sẽ có những ngày bạn bắt buộc phải đi chơi, ăn uống với bạn bè bên ngoài. Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị một khoản tiền vừa đủ, không để bản thân mình sử dụng “‘quá tay”.
  • Tìm nơi mua bán giá rẻ: Để tiết kiệm nhất trong chi phí ăn uống, bạn nên lựa chọn những điểm bán nguyên liệu giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trên thực tế, những thực phẩm thiết yếu được bày bán ở khắp nơi như siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi,..., bạn có thể so sánh giá cả để lựa chọn nơi phù hợp. Ngoài ra, hãy tận dụng những đợt khuyến mãi tại các siêu thị để tiết kiệm được chi phí đáng kể.

Tiết kiệm hóa đơn điện nước

Bên cạnh các khoản chi ăn uống thì chi phí cho điện nước cũng có thể cắt giảm được nếu sử dụng đúng cách.

  • Sử dụng vòi phun thay vì vòi xả trực tiếp: Vòi phun có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng nước sử dụng, trong khi vỏi xả trực tiếp chỉ dùng với khối lượng lớn. Vòi phun không những tiện lợi mà còn giúp bạn tiết kiệm lượng nước đáng kể so với vòi thông thường.
  • Thường xuyên vệ sinh các thiết bị điện trong nhà: Bụi bẩn bám vào sẽ khiến các thiết bị điện phải tăng công suất để đảm bảo hoạt động bình thường, gây tiêu hao lượng điện năng đáng kể. 

Tiết kiệm khi mua sắm vật dụng hàng ngày

Chú ý về khoản mua sắm vật dụng hằng ngày cũng là một trong những cách tiết kiệm tiền của người Nhật. Nên nhớ, chỉ mua những thứ bạn cần, hạn chế mua những thứ bạn thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách tái sử dụng những món đồ đã cũ. Chẳng hạn như khăn tắm sử dụng đã lâu có thể tái chế thành công cụ làm sạch.

Bên cạnh học cách tiết kiệm tiền của người Nhật, bạn cũng có thể tham khảo các hình thức tích lũy, đầu tư khác để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư của nhiều khách hàng, ví điện tử ZaloPay đã cho ra mắt sản phẩm mới có tên “Tài khoản tích lũy” - giúp người dùng có thể bắt đầu tiết kiệm tiền chỉ từ 10.000đ.

Tiết kiệm tiền với Tài khoản tích lũy của ZaloPay

Chỉ mới xuất hiện trong thời gian ngắn, “Tài khoản tích lũy” của ví ZaloPay được rất nhiều khách hàng tin dùng, với những ưu điểm nổi trội như:

  • Không cần phải có một số tiền lớn mới có thể bắt đầu tích lũy, người dùng có thể bắt đầu tiết kiệm tiền chỉ với 10.000d mỗi ngày.
  • Lợi nhuận hấp dẫn: Tỷ suất lợi nhuận từ việc tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi khá hấp dẫn, cụ thể 5%/năm. 
  • Người dùng có thể sử dụng khoản tiền tích lũy và khoản tiền lời để thanh toán hóa đơn, cũng như sử dụng các dịch vụ của ví điện tử ZaloPay.
  • Khách hàng có thể rút tiền từ “Tài khoản tích lũy” về ví ZaloPay bất cứ lúc nào và hoàn toàn miễn phí.
  • Thao tác đơn giản, giao diện thân thiện với người sử dụng.

Bạn có thể tham khảo cách tạo “Tài khoản tích lũy” tại đây.

Như vậy, bài viết trên đây đã liệt kê tất tần tật những cách tiết kiệm tiền của người Nhật. Hy vọng bạn sẽ áp dụng và đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, để sinh lời thêm cho số tiền tiết kiệm được, hãy mở “Tài Khoản Tích Lũy” tại ví điện tử ZaloPay ngay hôm nay.

Trên thế giới có nhiều dân tộc có đức tính tiết kiệm, nhưng có thể nói, người Nhật có tinh thần tiết kiệm hơn cả. Sinh ra trong một đất nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên [thường phải nhập tới 80% các nguyên nhiên liệu cho hoạt động sản xuất trong nước], điều kiện sinh tồn, phát triển quá khắt khe khiến người Nhật sớm hình thành truyền thống rất tiết kiệm.

Có thể xem đây là một đặc tính nổi trội của người Nhật. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dân Nhật luôn có khuynh hướng gửi tiết kiệm vào hàng cao nhất thế giới.

Thường họ bỏ ra một khoảng 17-20% thu nhập của mình để gửi tiết kiệm. Nguồn tiết kiệm của người dân trở thành một nguồn vốn quan trọng để nền kinh tế Nhật có điều kiện tái đầu tư phát triển thuận lợi.

Trong tiêu dùng hàng ngày của người Nhật, từ ăn mặc, công việc đến việc vui chơi giải trí đều mang màu sắc “tiết kiệm triệt để”. Khi ăn tại các nhà hàng hoặc khi ăn liên hoan, người Nhật sẵn sàng gói mang về những đồ ăn thừa còn sót lại cho dù chỉ là một mẩu bánh mì chứ không bao giờ chịu vứt đi, phung phí khi còn sử dụng được.

1. Giảm thiểu chung những thứ không cần thiết

Nếu có cơ hội được dùng bữa cùng một hộ gia đình tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi món ăn được nấu ít hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Không những người Nhật chỉ giảm thiểu thịt, họ còn giảm thiểu những thứ thừa trong hộ gia đình, mỗi bữa họ chỉ ăn vừa đủ để tránh tình trạng phải bỏ thức ăn.

Trong những căn hộ tại Nhật, bạn cũng có thể thấy sự logic trong cách bài trí cùng việc sử dụng đồ đạc của họ. Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ để phù hợp với căn hộ, không hề có những đồ “thừa” bên trong căn nhà của người Nhật.

Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng. Chính vì lí do đó mà có những thứ đồ đạc cũ tại Nhật trông chẳng khác gì đồ mới, họ giữ gìn quá tốt đồ đạc của mình.

2. Tiết kiệm cho thế hệ sau

Hầu hết trẻ Nhật được bố mẹ dạy về tài chính cá nhân từ nhỏ. Trẻ hiểu rằng càng tiết kiệm được nhiều tiền thì họ càng mua được những thứ chất lượng trong tương lai. Các bố mẹ Nhật thường giục con cất tiền được người thân tặng vào ngân hàng để tránh mua sắm ngẫu hứng.

Phụ huynh luôn cố gắng giúp con hiểu được rằng vay tiền của người khác là hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội Nhật. Vì vậy, khi có cơ hội, học sinh trung học đã tìm việc làm thêm để kiếm tiền.

Mặc dù tỉ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp, thế nhưng với những gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ đều dành cho con cái.

Thuế thừa kế tại Nhật Bản cũng rất cao nên phụ huynh Nhật không vung tiền mua sắm của cải đề dành làm của hồi môn. Họ đầu tư nhiều cho con cái về kiến thức, trải nghiệm xã hội cũng như truyền đạt kinh nghiệm kiếm tiền để thế hệ sau không nghèo khó.

3. Tiết kiệm bằng đồ tái chế

Không chỉ tiết kiệm trong tiêu dùng, đặc tính tiết kiệm của người Nhật còn được thể hiện trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ họ làm ra, cung ứng. Vì nghèo tài nguyên thiên nhiên nên những hàng hóa của người Nhật đều được sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất để có thể tận dụng cả rác thải thành đồ tái chế – là thứ đồ bỏ đi ở các nước khác.

Nhật là một trong những nước đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả các loại rác thải để tạo ra các sản phẩm mới phục vụ con người. Hiện nay, một loạt các chế phẩm từ plastic, vải vóc, nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu… đang rất quen thuộc với người tiêu dùng đều là những đồ được tái chế qua công nghệ Nhật Bản.

Mới đây người Nhật còn đưa ra một công nghệ có thể biến một tờ báo cũ thành một loại chất đốt hiệu suất cao dùng để nấu ăn và sưởi ấm. Đáng chú ý nhất là loại hầm cầu liên hoàn có thể tận dụng ngay chất thải sinh hoạt trong gia đình để tạo ra khí biogas phục vụ nấu ăn, sưởi ấm và làm phân vi sinh dùng cho trồng trọt.

4. Tiết kiệm thời gian

Đối với người Nhật, thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, nên con người cần phải tiết kiệm tối đa đối với thời gian. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, người Nhật đã nghĩ ra một loạt phương tiện, trong đó nổi tiếng toàn thế giới là tàu cao tốc Shinkansen. Hiện nay, tốc độ của loại tàu này đã lên tới trên 500km/h.

Ngoài ra, người Nhật tiết kiệm thời gian trong công việc bằng châm ngôn “chơi ra chơi mà làm ra làm”. Khi chơi họ có thể rất vui vẻ thoải mái nhưng khi làm việc thì họ cực kì kỉ luật và nghiêm túc, tập trung 100% vào việc đang làm. Vì thế trong cùng một thời gian, hiệu quả làm việc của người Nhật thường cao hơn hẳn các nước khác trên thế giới.

Thêm vào đó, người Nhật có thể sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn mua các phát minh khoa học để ứng dụng ngay vào thực tế phục vụ con người ngay cả khi chỉ còn một thời gian ngắn nữa chính người Nhật cũng có thể đưa một phát minh tương tự. Đó là để nhằm tiết kiệm hơn nữa thời gian, công sức và tiền bạc.

Ngoài hệ thống tàu điện cao tốc, ở Nhật Bản có hệ thống xe buýt chạy tuyến rất đúng giờ, đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện.

5. Mẹo tiết kiệm của người Nhật

Một khảo sát năm 2014 của Chokin Ginko, cho thấy, ở Nhật hầu như ai cũng tiết kiệm, bất kể tuổi tác, điều kiện tài chính thế nào. Với các gia đình, người nội trợ thường áp dụng triệt để các mẹo tiết kiệm sau, theo Japanese Info:

– Luôn rút tiền mặt: Mặc dầu lương thường được trả qua tài khoản ngân hàng, người Nhật thường rút tiền ra để trang trải các chi phi, chỉ để lại một khoản nhỏ trong đó. Họ sẽ để tiền vào các phong bì, mỗi cái chứa một khoản nhất định, bên ngoài ghi rõ dùng cho việc gì.

– Luôn có mục tiêu tiết kiệm cụ thể, chẳng hạn, tiết kiệm khoản X để du lịch, khoản Y để sửa nhà.

– Luôn so sánh giá mọi thứ để có lựa chọn tối ưu. Chẳng hạn, thay vì ăn ngoài, nếu người chồng mang cơm hộp đi làm tuần 3 lần, họ có thể tiết kiệm tới 63.000 yên mỗi năm. Hay nếu chồng chuyển từ uống loại bia đắt tiền sang loại rẻ hơn thì có thể để dành được 30.000 yên/năm.

– Chỉ tiêu 10-15% thu nhập cho giải trí.

– Khi đi siêu thị, người nội trợ ghi ra thứ mình cần, mua và thanh toán rồi về luôn.

– Trước khi mở tủ lạnh, họ biết rõ mình cần lấy gì. Mở và đóng tủ lạnh trong vòng 3 giây để tiết kiệm điện.

– Nước nóng từ bồn tắm được dùng lại để lau nhà.

– Mua các máy móc, thiết bị tiết kiệm điện.

– Chỉ mua quần áo trong các đợt giảm giá.

Mặc dù với sự phát triển chung, người trẻ Nhật giờ đây mua sắm nhiều hơn, đôi khi hoang phí hơn thế nhưng thói quen cùng lối sống tiết kiệm vẫn xuất hiện rất rộng rãi ở Nhật Bản và đây là điều khiến họ luôn cảm thấy tự hào.

Theo Bestie

Video liên quan

Chủ Đề