Tại sao phải nghiên cứu chủ nghĩa mác lênin

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn tới là “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Ðảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, được khẳng định bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nhất quán trong hành trình đi tới mục tiêu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Trước khi có Đảng lãnh đạo, rất nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào của các chí sĩ yêu nước tập hợp nhân dân chống thực dân Pháp đều bị đàn áp, con đường giải phóng dân tộc gần như không thấy đường ra. Phải tới khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau nhiều năm bôn ba tiếp cận được chủ nghĩa Mác- Lê nin thì con đường cứu nước của dân tộc ta mới tạo được bước chuyển căn bản. Từ thời điểm mùa Xuân năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng và ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, đất nước đã được độc lập, tự do, hoà bình, ổn định và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được ấm no, đủ đầy. 35 năm qua, nhờ kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế, công cuộc đổi mới của đất nước ta vẫn giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.

Theo ông Dương Quang Phái, nguyên Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra TW, rõ ràng, chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn là đường lối tiến bộ, cách mạng trên thế giới ở thời điểm hiện nay bởi tính khoa học và biện chứng.

“Giờ này chưa có 1 chủ nghĩa nào tiến bộ hơn và không nên, lại càng không nên dựa vào 1 số điểm “không còn phù hợp với Chủ nghĩa Mác-Lê nin” để phủ định sạch trơn, đó là điều không đúng. Mác-Lê nin chỉ dạy chúng ta về những quan điểm cơ bản, những biện pháp duy vật để nghiên cứu, đánh giá quy luật tồn tại phát triển của xã hội. Còn chủ nghĩa Mác không thể chỉ cho chúng ta từng công việc cụ thể. Vấn đề là chúng ta hiểu thực chất như thế nào là chủ nghĩa Mác”

Trước Đại hội VII của Đảng, văn kiện các kỳ Đại hội và Điều lệ Đảng đều khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Song, từ quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tiến trình cách mạng Việt Nam và đã bổ sung vào nền tảng tư tưởng của mình. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam; tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại: văn hóa phương Đông, phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin.

GS-TS Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng với kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa lại sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại cho đất nước.

GS.TS Phan Xuân Sơn – giảng viên cao cấp [Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh]

Theo GS-TS Phan Xuân Sơn, chưa bao giờ chúng ta có cơ hội lớn như ngày nay. Chúng ta có quan hệ kinh tế ngoại giao với 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, 11 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện. Chính chúng ta hội nhập sâu và trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chính điều này cho phép chúng ta kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo được niềm tin vững chắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân vào con đường mà đảng ta đã chọn: đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Tới giờ, những người lao động, các phong trào xã hội, các nhà hoạt động xã hội và nhân loại tiến bộ trên thế giới vẫn chưa tìm thấy một tư tưởng nào khác có thể thay thế được tư tưởng Mác- Lênin trong việc đấu tranh giải quyết các vấn đề xã hội, phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp về tiến bộ xã hội và giải phóng con người.

TS Hà Sơn Thái, giảng viên Học viện chính trị, Bộ Quốc Phòng cho rằng, việc Đảng CSVN kiên định con đường đã chọn là hoàn toàn đúng đắn và là lựa chọn của lịch sử, của nhân dân: Theo  TS Hà Sơn Thái, trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á năm 1997, nhiều nhà kinh tế, chính trị gia, tư sản đã tìm đọc lại và đánh giá cao giá trị bộ tư bản của Mác. Thực tế cách mạng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt là CM tháng 10 Nga năm 1917 và CM tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua là minh chứng hùng hồn cho lựa chọn của Đảng, của Bác Hồ: Đảng ta đã lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.

Việt Nam đang đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến khó lường. Các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sóng cả càng phải vững tay chèo để thực hiện cho được khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh.

Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương

Theo PGS-TS, Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, Đảng phải trung thành, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Tăng cường bản chất giai cấp công nhân, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; phải đấu tranh khắc phục bằng được tình trạng suy thoái, tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Điều ấy đem lại uy tín, danh dự, vị thế của Đảng trước toàn thể dân tộc, nhân dân và trước cán bộ chiến sĩ, đồng bào. 

Thứ ba, Đảng phải xây dựng bằng được đội ngũ cán bộ ưu tú, nhất là đội ngũ cán bộ chiến lược, những người trọn đời vì nước, vì dân, cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đó là điều mà nhân dân thẩm định, đánh giá công lao, cống hiến của mỗi cán bộ, đảng viên đối với Đảng thực sự là đại diện cho lợi ích trung thành nhất của nhân dân. Nhân dân đặt niềm tin, kỳ vọng vào Đảng và mỗi cán bộ đảng viên.

Thứ tư, Đảng phải thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, phải thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, làm cho mối quan hệ máu thịt Đảng, Nhà nước và Nhân dân được vận hành thông suốt, làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc thành một khối cộng đồng vững chắc, không thế lực nào có thể chia rẽ, tấn công được.

Điều cuối cùng, Đảng phải ra sức đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, lãng phí, chống diễn biến hòa bình và mọi biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng, làm cho “cơ thể” Đảng thật khỏe mạnh, xứng đáng là niềm tin yêu của nhân dân, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân. 

“Làm tốt những điều ấy chắc chắn Đảng ta luôn luôn xứng đáng với tư cách là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân, đem lại lợi ích, quyền lợi chính đáng cho nhân dân, cho dân tộc”, Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương khẳng định./.

Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ với chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội… Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính tr, tư tưởng, đạo đức và lối sống nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới  đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra, việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin đóng vai trò quan trọng, đồng thời chiếm phần lớn nội dung chương trình và trở thành một bộ phn quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị, được thể hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin là trang bị cho học viên thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và phương pháp luận khoa học

Mỗi ngành khoa học đều góp phần hình thành thế giới quan và phương pháp lun khoa học cho người học ở mức độ khác nhau. Thế giới quan là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin quy định phương hướng hành động và quan h của từng người, của một tập đoàn xã hội, của một giai cấp hay một xã hội nói chung đối với thực tại. Nói cách khác, thế giới quan là toàn bộ h thống tri thức, những quan niệm của con người về thế giới và về vị trí của chính con người trong thế giới đó.

Việc dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin ở trường Chính trị Hoàng Văn Thụ có vị trí đặc bit quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng, xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho học viên. Bởi vì các môn khoa học Mác – Lênin đặc biệt là triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung cấp cho học viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó giúp cho mỗi học viên có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mặt khác, để bồi dưỡng và nâng cao nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin giúp học viên có nhận thức rõ ràng những quan điểm trái với những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, mạnh dạn, kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, đứng vững trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin không chỉ cung cấp cho học viên thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa mà còn cung cấp cho họ phương pháp nhận thức và hành động một cách khoa học đó là phương pháp biện chứng. Có thể khẳng định, thông qua giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin cho học viên, ở các góc độ, khía cạnh khác nhau của mỗi môn học, tạo ra cho họ những điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu các môn khoa học chuyên ngành và các môn khoa học khác. Cho nên phải giáo dục cho họ hệ thống tri thức lý luận cơ sở vững chắc cho sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học Mác - Lênin từ đó giúp họ nâng cao nhận thức lý luận, ý thức chính trị, làm cho họ nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn, sống có lý tưởng, có ước mơ để học tập và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Thứ hai, dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin ở trường Chính trị Hoàng Văn Thụ là góp phần tích cực vào quá trình xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho học viên.

Giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin nhằm xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho học viên là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác đào tạo lý luận chính trị. Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo con người. Xét về bản chất nhân văn, chủ nghĩa Mác – Lênin là khoa học làm người, là khoa học góp phần hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống mới cho con người. Điều này càng có ý nghĩa hơn với thực tiễn, khi nói về những hạn chế còn tồn tại trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII cho rằng: “Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống của một số cán bộ đảng viên chưa thường xuyên, nền nếp, vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa … việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở một số nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi”[1]

Học tập các môn khoa học Mác – Lênin ở Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ giúp hình thành trong mỗi học viên những tư tưởng chính trị kiên định là yếu tố nổi trội để hình thành phẩm chất đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: phải quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.

Thứ ba, dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và có phẩm chất chính trị vững vàng

Dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin là công tác giáo dục con người, tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức của học viên, giúp họ nâng cao trình độ chính trị, tinh thần tự giác và tính tích cực trong công tác. Trang bị cho học viên một cách tương đối hệ thống, lôgic và đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật, giúp cho họ hình thành năng lực trong nghề nghiệp một cách dễ dàng. Trên cơ sở đó, học viên biết dựa vào những quy luật khách quan vốn có của thực tiễn trong quá trình nhận thức và nghiên cứu. Học viên biết lựa chọn những tri thức cần chiếm lĩnh trong mối quan hệ biện chứng với các tri thức khác làm cho họ biết gắn lý luận với thực tiễn để kiểm tra tính chân lý của những tri thức vừa khám phá. Nhờ vậy, tư duy của học viên ngày càng phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt trong quá trình nhận thức và hoạt động công tác của mình. Quá trình vận dụng sáng tạo những tri thức của chủ nghĩa Mác – Lênin đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của mỗi học viên cũng chính là quá trình biểu hiện năng lực trong nghề nghiệp của họ. Từ đó, tạo ra những đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tư tưởng chính trị vững vàng với năng lực tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác. Nhờ có lý luận và phương pháp trong học tập các môn khoa học Mác – Lênin đã góp phần hình thành ở học viên năng lực vận dụng sáng tạo các nguyên lý, phạm trù khoa học của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt đng thực tiễn. Mỗi học viên tiếp nhận hệ thống những quy tắc, các biện pháp và biến nó thành công cụ, phương tiện để nhận thức, khám phá tri thức mới, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để đạt mục đích chuyên môn của mình.

Muốn làm được điều đó người cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn mà phảibản lĩnh chính trị vững vàng. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng rất chú trọng tăng cường giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị năng lực trí tuệ cho cán bộ, đảng viên cả về mặt nhận thức lý luận lẫn hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn “một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác -  Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”[2]

Để khắc phục được những hạn chế đó, những người được coi là cán bộ, trước hết là đảng viên phải là những người đại biểu tiên tiến nhất của quần chúng về lập trường chính trị, hiểu biết nhiệm vụ xã hội một cách khoa học, có ý thức làm chủ xã hội, làm chủ công việc, có đời sống trong sạch và lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội gây mất ổn định xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống;  tiên phong, gương mẫu trong công tác. Thực tế đó càng cho thấy vai trò của việc dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin để giữ vững niềm tin, phẩm chất chính trị cho học viên Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ

Thứ tư, dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin ở trường Chính trị Hoàng Văn Thụ là góp phần hình thành nhân cách người cán bộ cách mạng

Với tư cách là vũ khí lý luận để cải tạo con người chủ nghĩa Mác-Lênin còn là khoa học làm người, là khoa học góp phần hình thành nhân cách người cách mạng. Nhân cách học viên ở đây được hiểu một cách toàn diện là đức và tài, năng lực thể chất và năng lực trí tuệ; là trạng thái tinh thần, tình cảm của mỗi người gồm: nhận thức, tình cảm, hành động, phong thái, tính khí, lối sống của mỗi người. Đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội, là thái độ ứng xử hiện thực cuộc sống của mỗi con người cụ thể. Như vậy, nhân cách là tư cách và phẩm chất con người. Để hình thành nhân cách con người cách mạng ở học viên không thể một sớm một chiều mà phải thông qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng, thông qua thực tiễn của đời sống, thông qua quá trình giáo dục. Trong đó giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin đóng vai trò nền tảng như những viên gạch nền móng góp phần quan trọng để hình thành nhân cách con người cách mạng ở học viên để họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tự lập, tự chủ, năng động và sáng tạo.

Thông qua thực tiễn đời sống xã hội, qua học tập rèn luyện, nhất là thông qua học tập các môn khoa học Mác - Lênin học viên sẽ được trang bị thêm thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học, những tri thức xã hội và nhân văn cơ bản. Trên cơ sở đó giúp họ nâng cao tình cảm, ý chí, đạo đức cách mạng và có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức tự giác tham gia các phong trào chính trị xã hội, tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sống có niềm tin và hoài bão, lý tưởng cộng sản đồng thời xác định được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII./.

ThS. Lê Thị Thảo

Khoa Lý luận cơ sở

 

[1] Báo cáo tổng kết Công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII

[2] Báo cáo tổng kết Công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII

Video liên quan

Chủ Đề