Tại sao quân đội vào tphcm

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng với sự tham gia của quân đội, tính kỷ luật trong chống dịch được nâng cao, người dân sẽ tuân thủ và chấp hành tốt hơn.

“Quân đội đã sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng, theo yêu cầu của TP.HCM và các tỉnh. Bộ Quốc phòng sẽ làm việc trực tiếp với từng địa phương để tính toán phương án cung ứng hàng hóa cho nhân dân TP.HCM và các tỉnh”, đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, khẳng định với Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ tối 19/8.

Một ngày sau, lãnh đạo Cục Vận tải [Tổng cục Hậu cần] cho biết đến ngày 23/8, các chuyến bay dân dụng sẽ đưa 1.000 quân nhân từ Hà Nội vào TP.HCM. Số quân nhân này là y bác sĩ, giảng viên và học viên của Học viện Quân y.

“Với diễn biến dịch phức tạp ở TP.HCM, việc huy động công an, quân đội có ý nghĩa tăng cường lực lượng có tổ chức chặt chẽ và có tính kỷ luật rất cao”, ông Lê Việt Trường [nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội] chia sẻ với Zing.

Tăng tính kỷ luật

Đánh giá cao sự vào cuộc của lực lượng như công an, quân đội, ông Lê Việt Trường cho rằng việc kiểm soát dịch tại TP.HCM có ý nghĩa, tác động với cả nước chứ không riêng địa phương này.

"Chống dịch còn khó hơn chống giặc, vì kẻ thù xâm lược chúng ta có thể nhìn nhận rõ, nhưng dịch là kẻ thù không thể nhìn thấy", ông Trường nói.

Đặc biệt, để việc thực hiện các giải pháp chống dịch đạt hiệu quả cao, ông cho rằng cần sự vào cuộc của lực lượng có ý thức tổ chức kỷ luật cao như công an, quân đội. Các lực lượng này đã quen rèn luyện, làm việc trong môi trường công tác gian khổ, nên với nhiệm vụ chống dịch, họ có thể nhanh chóng tiếp cận và bắt nhịp.

Bên cạnh đó, hoạt động của như công an, quân đội gửi đi một thông điệp rằng “với sự tham gia của lực lượng vũ trang, tính kỷ luật, nghiêm khắc trong chống dịch được nâng cao, mọi người dân sẽ tuân thủ và chấp hành tốt hơn”.

Theo ông Trường, khi được điều động vào TP.HCM chống dịch, lực lượng y tế của công an nhân dân và lực lượng quân y của quân đội có thể làm nhiệm vụ tham gia trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

Với sự tham gia của lực lượng vũ trang, tính kỷ luật, nghiêm khắc trong chống dịch được nâng cao, mọi người dân sẽ tuân thủ và chấp hành tốt hơn

Ông Lê Việt Trường, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh

Còn các lực lượng khác có thể tham gia bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự, cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân mà không để xảy ra tình trạng lộn xộn.

Ông cũng đánh giá cao vai trò của lực lượng quân đội tại TP.HCM khi vừa qua đã đảm nhiệm công việc lo an táng cho nạn nhân xấu số tử vong do Covid-19, để sau đó bàn giao tro cốt lại cho gia đình.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh đồng thời lưu ý dù công an, quân đội không thiếu lực lượng, song việc điều động cần tính toán hợp lý vì chúng ta đang hạn chế tiếp xúc. Huy động nhiều quân có thể gây chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ.

Trong xử lý công việc, lực lượng này cũng cần mềm dẻo, linh hoạt, tránh làm ảnh hưởng tới mối quan hệ quân - dân.

Khẳng định năm nào đất nước cũng cần sự góp sức của lực lượng vũ trang, song theo ông Trường, đây là lần đầu tiên chúng ta huy động công an, quân đội vào một trận chiến rất đặc biệt. Từ câu chuyện chống dịch lần này ở TP.HCM, Quốc hội cần sớm nâng cấp Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp lên thành luật để khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, địa phương có cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng các biện pháp cần thiết mà không phải do dự.

Cần lực lượng kiểm soát việc giãn cách

Sau 4 lần giãn cách xã hội nhưng tình hình dịch tại TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung [Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương] nhấn mạnh lần này việc giãn cách phải thực chất và phải có lực lượng kiểm soát, đó có thể là lực lượng công an hoặc quân đội.

Ngoài ra, thắt chặt giãn cách phải đi kèm làm tốt chính sách an sinh, lo cho người dân có cái ăn.

“Dù ăn cháo cũng phải lo cho dân có ăn”, ông Nhung nhấn mạnh và cho rằng biện pháp quyết liệt nhưng phải có phương pháp để người dân làm theo và thực hiện hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung góp ý cần có lực lượng kiểm soát việc thực hiện giãn cách xã hội, đó có thể là lực lượng công an hoặc quân đội. Ảnh: Chí Hùng.

Trước thực tế số ca mắc Covid-19 vẫn tăng cao những ngày qua, trong đó phần lớn là số ca nhiễm cộng đồng, ông cho rằng có một thực tế là dịch chưa được kiểm soát và các biện pháp can thiệp chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, việc giãn cách xã hội chưa thực sự chặt chẽ, thể hiện qua việc lượng người qua lại đông đúc trên đường TP.HCM gần đây.

Với những khu vực dịch diễn biến phức tạp và có số ca mắc tăng cao như TP.HCM, Bình Dương hay một số tỉnh phía Nam, ông Nhung cho rằng có thể nhìn nhận ở hai góc độ.

Bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng không có nghĩa là đem người ta đến chỗ này, chỗ khác, mà cách ly ngay tại nhà cũng là bóc tách

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương

Thứ nhất, nếu số ca nhiễm tăng do có chiến lược mở rộng xét nghiệm để phát hiện ra F0, bóc tách F0 khỏi cộng đồng thì đó là tín hiệu tốt, cho thấy chiến lược đúng hướng.

Nhưng ở góc độ thứ hai, nếu bóc tách mãi mà số ca nhiễm không giảm, không lên đến đỉnh thì lại cho thấy có vấn đề, đó chính là tình trạng lây nhiễm mới, lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

"Bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng không có nghĩa là đem người ta đến chỗ này, chỗ khác, mà cách ly ngay tại nhà cũng là bóc tách", PGS Nguyễn Viết Nhung phân tích.

TP.HCM thực hiện điều này nhưng lại làm một cách bắt buộc khi không còn cách nào khác, mất đi tính chủ động nên hiệu quả có thể không được như mong muốn.

Khi số ca nhiễm tăng nhanh, vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh giãn cách phải thực sự nghiêm ngặt, chặt chẽ theo tinh thần “người cách ly với người”, “nhà cách ly với nhà”. Thậm chí, những người trong cùng gia đình cũng đảm bảo giãn cách với nhau.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung tái khẳng định ngoài vaccine và thuốc đặc trị, không có biện pháp nào chống dịch hiệu quả bằng giãn cách để không lây nhiễm từ người sang người.

Bên cạnh những lý do khách quan, vị chuyên gia nhấn mạnh ý thức chủ quan của người dân rất quan trọng. Nếu người dân vẫn tiếp tục đổ ra đường, vẫn giao tiếp thì biện pháp giãn cách cũng không có hiệu quả.

“Đầu tư để hỗ trợ, giúp người dân yên tâm giãn cách, góp phần chống dịch là đầu tư cần thiết, sau đó kinh tế sẽ phát triển trở lại. Nếu hà tiện trong việc này thì việc chống dịch không thể hiệu quả”, ông Nhung nêu quan điểm, đồng thời cho rằng chính sách hỗ trợ này phải do Chính phủ cùng TP.HCM thực hiện.

Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV VietNamNet về nhiệm vụ hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua và tới đây.

Lực lượng quân đội vẫn sẵn sàng, không nề hà việc gì

Thưa Thiếu tướng, trong những ngày qua có thông tin cho rằng, lực lượng quân đội hỗ trợ TP.HCM chống dịch chuẩn bị rút quân, thông tin này có chính xác?  

- Thứ nhất, từ nay đến 30/9, TP.HCM vẫn thực hiện Chỉ thị 16. Thứ hai, lực lượng quân đội cùng các lực lượng khác vừa qua giúp TP giữ ổn định tình hình thực hiện giãn cách xã hội và đảm bảo an sinh thì những ngày tới vẫn tiếp tục tham gia, chưa có kế hoạch nào khác.

Lực lượng quân đội vẫn thực hiện các nhiệm vụ như trong 25 ngày qua [từ 23/8]. Cụ thể là hỗ trợ vận chuyển các chuỗi cung ứng hàng hóa, khám chữa bệnh, tiêm vắc xin và các nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân; những việc kiểm soát vẫn tiến hành bình thường.

Đoàn công tác do Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang [giữa ảnh] dẫn đầu trong một chuyến thị sát tại TP.HCM [Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong [bên phải]

Riêng việc đi chợ hộ, trong điều kiện hiện nay, TP đã cho phép một số dịch vụ hoạt động trở lại như shipper, hay cho hàng ăn bán mang về… Những việc giúp cho người dân chủ động hơn trong việc đảm bảo đời sống.

Do đó, thay vì đi chợ hộ thì nay các lực lượng tập trung vào việc khác. Còn ở những nơi cần thiết, ví dụ những “vùng còn rất đỏ”, vẫn phải siết chặt, để giúp cho người dân thì lực lượng quân đội vẫn sẵn sàng, không nề hà việc gì.

Thiếu tướng có thể cho biết những nhiệm vụ lực lượng quân đội tập trung thực hiện trong hỗ trợ chính quyền và người dân TP.HCM chống dịch?

- Quân đội thực hiện những việc như tổ chức các tổ quân y lưu động giúp bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, tư vấn và thực hiện các biện pháp khám chữa bệnh giúp dân,…

Tiếp tục vận chuyển các túi an sinh đến người dân, đặc biệt là ở “vùng đỏ”, để người dân an tâm ở nhà, tiếp tục đảm bảo thực hiện giãn cách xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, việc đi lại đã có nới lỏng, để nhân dân tự đi lại mua sắm các nhu yếu phẩm, nhưng vẫn phải trong tầm quy định, vẫn cần kiểm soát chặt chẽ.

 Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Dịch chưa được kiểm soát, không hà cớ gì rút quân

Theo dự kiến, sau 30/9 TP.HCM sẽ nới lỏng giãn cách khi tình hình dịch dần được kiểm soát, khi đó lực lượng quân đội còn tiếp tục nhiệm vụ ở TP.HCM, thưa Thiếu tướng?

- Kế hoạch rút quân của bộ đội tùy thuộc vào việc phòng chống dịch ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam diễn ra như thế nào, nên có 2 phương án.

Phương án thứ nhất, dập dịch được tốt, theo đúng như kế hoạch, nếu trong tháng 9 kiểm soát được thì chắc chắn các lực lượng sẽ rút dần. Nhưng vừa rút vừa phải bảo đảm giúp cho TP giữ ổn định tình hình mọi mặt, để khi rút không tạo ra hẫng hụt gì đối với TP.

Các cán bộ, chiến sĩ hăng hái lên đường, hỗ trợ nhân dân TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19

Phương án thứ hai, trong điều kiện dịch chưa được kiểm soát, với trách nhiệm đội quân chiến đấu, công tác, lao động sản xuất và sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân chiến đấu và phục vụ thì không có hà cớ gì rút quân khi chưa dập dịch xong.

Vì vậy, khẳng định chắc chắn là khi nào tình hình dịch ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam được kiểm soát một cách tốt nhất và tự điều chỉnh, cải thiện được tình hình thì lúc đó quân đội mới yên tâm rút lực lượng về thực hiện công việc của mình.

Lực lượng quân đội đã điều động và tăng cường trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch trong những ngày qua, kết quả bước đầu được đánh giá ra sao, thưa Thiếu tướng?

Lực lượng quân đội tăng cường cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam, trọng tâm là TP.HCM với tổng cộng 132.000 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ, trong đó khoảng 98.000 dân quân tự vệ, còn lại là các cán bộ, chiến sĩ của nhiều đơn vị vừa điều động, vừa tại chỗ.

Đồng thời có khoảng 2.000 y, bác sĩ, điều dưỡng viên từ các bệnh viện quân đội, cùng học viên các trường và lực lượng tại chỗ phía Nam.

Bộ đội hỗ trợ chuyển những túi an sinh đến cho người dân. Ảnh: Thanh Tùng

Phải khẳng định, việc tăng cường lực lượng quân đội và các lực lượng khác phối hợp giúp TP.HCM chống dịch là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của quân đội. Nếu không có các lực lượng hỗ trợ, chi viện thì TP.HCM rất khó trong việc tự tầm soát, giải quyết được dịch bệnh xảy ra.

Với số lượng ủng hộ rất lớn cả về con người, về cơ sở vật chất, trang thiết bị mới giúp được TP kiểm soát dần dần, nếu không thì hậu quả khó lường trước.

Việc quân đội tiếp tục giúp TP và các tỉnh thực hiện tới đây cũng rất cần thiết; đã được lãnh đạo, chính quyền và nhân dân ủng hộ, tin tưởng.

Lo hậu sự với cái tâm, tấm lòng và thực sự trách nhiệm

Thưa ông, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chi viện, hỗ trợ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm, dễ lây lan, lực lượng quân đội có gặp khó khăn?

- Khó khăn thì nhiều vì dịch diễn ra trong thời gian dài và tạo ra những ảnh hưởng tâm lý, tinh thần rất nặng nề, bẻ vỡ các chuỗi kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của tất cả người dân, kể cả những người không bị nhiễm.

Nhưng quan trọng hơn là việc quan tâm, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý chí của đội ngũ cán bộ chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ đã được quan tâm. Tuy nhiên, đề nghị quan tâm hơn nữa về cả vật chất và tinh thần, để họ xác định tốt nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu hơn nữa.

Hình ảnh bộ đội mang lương thực hỗ trợ dân, rất ý nghĩa

Việc thứ hai là cần quan tâm hơn việc mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt là máy móc phục vụ chính trong việc phòng chống dịch, nhất là ở các cơ sở bệnh viện dã chiến, trung tâm điều trị bệnh nhân hiện nay.

Đặc biệt, cần quan tâm đến lực lượng làm công tác đặc biệt, mà chỉ có quân đội mới thực hiện được, đó là việc lo hậu sự cho người mất vì Covid-19.

Trong truyền thống chưa bao giờ nghĩ đến việc các lực lượng trẻ, cán bộ, chiến sĩ lần đầu tiên tham gia lĩnh vực rất "đặc biệt" này.

Gần 400 cán bộ chiến sĩ tham gia thực hiện các công việc rất đặc thù, từ lúc bệnh nhân mất, lưu quản và thực hiện những công việc về đạo lý, tâm linh của người Việt, đưa đến các cơ sở thực hiện hóa thân, mang tro cốt bàn giao cho từng gia đình. Những việc làm như trên dù có nhiều ý nghĩa, cả về chia sẻ và nhân đạo, nhưng cũng là công việc khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, phải khẳng định, tất cả lực lượng tham gia thực hiện những nhiệm vụ này không một lời kêu ca, phàn nàn, mà làm với cái tâm, tấm lòng và thực sự trách nhiệm. 

Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong: Với quyết tâm, đến cuối tháng 9 dịch sẽ cơ bản được kiểm soát
Một sự kỳ vọng và mong mỏi của cả nước nói chung, người dân TP.HCM nói riêng về việc kiểm soát, dập dịch sớm ở TP trong tháng 9 này, Thiếu tướng nghĩ sao?- Với quyết tâm như đã nói ở trên thì từ nay đến cuối tháng 9, tình hình dịch tại TP sẽ cơ bản được kiểm soát. Vì hiện nay, TP đã tiến hành tầm soát, xét nghiệm diện rộng, bóc tách F0 để điều trị, số còn lại được tiêm vắc xin.

Cách làm như vậy thì dần dần sẽ giảm được số F0. Tương tự, số bệnh nhân vừa chuyển sang nặng sẽ giảm, nặng chuyển lên rất nặng cũng giảm đáng kể. Quan trọng nhất là số ca tử vong sẽ được kiềm chế.

Xin cảm ơn Thiếu tướng!

Thu Anh thực hiện

Hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ của lực lượng quân đội vẫn đang ngày đêm hỗ trợ chính quyền và nhân dân TP.HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch Covid-19.  

Video liên quan

Chủ Đề