Tổng thống mỹ năm 2001 là ai

BBC News, Tiếng Việt

Bỏ qua để xem nội dung

  • Tin chính
  • Việt Nam
  • Thế giới
  • Diễn đàn
  • Kinh tế
  • Nhịp sống mới
  • Thể thao
  • Video

20 năm vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001: Thế giới vẫn âu lo

11 tháng 9 2021

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

Phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 20/9/2001, ông Bush khẳng định ‘cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu với mục tiêu là Al-Qaeda và sẽ không kết thúc cho đến khi mọi nhóm khủng bố trên phạm vi toàn cầu bị phát hiện, ngăn chặn và đánh bại”.

Mỹ cùng các đồng minh đã tiến 2 cuộc chiến tranh xâm lược tại Iraq và Afghanistan ngay sau vụ tấn công khủng bố khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Khi đó Osama Bin Laden đang ở Afghanistan dưới sự bảo hộ của Taliban. Khi Taliban từ chối giao nộp Bin Laden, Mỹ đã can thiệp quân sự.

10 năm sau, trùm khủng bố Bin Laden mới bị tiêu diệt trong một chiến dịch của Mỹ tại Pakistan vào năm 2011. Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo [IS] cũng bị đẩy lùi ra khỏi thành trì cuối cùng tại Syria vào năm 2019.

Việc Taliban trở lại nắm quyền kiểm soát Afghanistan từ ngày 15/8 đã làm gợi nhớ đến thời kỳ đen tối từ năm 1996 – 2001.

Đồng thời, Mỹ và liên quân rút quân tại Afghanistan được cho sẽ tạo một kẽ hở an ninh quan trọng.

Các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể tiếp tục lợi dụng Afghanistan làm nơi trú ẩn an toàn nhằm tấn công vào các mục tiêu ở phương Tây.

Sau 20 năm thì chân rết của Al-Qaeda vẫn hiện diện ở 17 quốc gia, với khả năng tấn công đa dạng hơn.

"Chúng ta vẫn có Boko Haram, nhà nước IS đã sụp đổ nhưng chiến binh IS vẫn tồn tại, Taliban từ kẻ bại trận giờ thành kẻ đàm phán và cầm quyền. Internet đóng vai trò kết nối các thành phần cực đoan toàn cầu với nhau theo cách mà 20 năm trước là điều không thể xảy ra.

Thật khó có thể nói rằng trong bối cảnh như vậy, thế giới đã trở nên an toàn hơn so với thời kỳ hầu hết chúng ta đều không quan tâm và nghe nói tới một tôn giáo có tên là Islam," PGS. TS. Nguyễn Phương Mai từ Hà Lan nói với BBC trên quan điểm riêng.

20 năm vụ 11/9: Thế giới có an toàn hơn?

Nguồn gốc Taliban, làm thế nào ‘thắng Mỹ’?

Taliban: Từ rừng núi về, làm sao quản lý đô thị?

Tổng thống Joe Biden ở đâu trong ngày 11-9-2001?

[NLĐO] - Thượng nghị sĩ Joe Biden đang nói chuyện điện thoại với vợ trên đường đi làm từ bang Delaware tới thủ đô Washington thì chiếc máy bay thứ 2 đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới [WTC] vào ngày 11-9-2001.

  • 20 năm sau vụ 11-9, những bức ảnh vẫn gây chấn động mạnh

  • Phát biểu gây chú ý của Tổng thống Joe Biden về sự kiện 11-9

  • 20 năm sự kiện 11-9: Nhìn lại cuộc chiến chống khủng bố

  • Những hình ảnh khủng khiếp về sự kiện 11-9-2001

"Ôi Chúa ơi. Ôi Chúa ơi. Ôi Chúa ơi" - bà Jill Biden hốt hoảng nói trong điện thoại.

"Jill, chuyện gì thế? - ông Biden hỏi lại.

"Một chiếc máy bay khác... tòa tháp còn lại" - bà Biden bàng hoàng.

Khi đó, ông Biden còn là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và đang đi tàu từ TP Wilmington đến Washington làm việc như thường lệ.

Trong cuốn hồi ký có tựa đề "Giữ những lời hứa: Về cuộc sống và chính trị", ông Biden mô tả việc ông tìm cách thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết cho người dân Mỹ đang bị chấn động vào ngày định mệnh đó.

Khi xuống tàu, ông nhìn thấy đám khói bốc lên phía sau mái vòm Điện Capitol. Chiếc máy bay thứ 3 vừa đâm vào Lầu Năm Góc.

Thượng nghị sĩ Joe Biden trên bản tin của đài ABC News vào ngày 11-9-2001. Ảnh: ABC News

Ông vội chạy đến Điện Capitol, nơi đang được sơ tán cùng với tất cả các tòa nhà văn phòng hạ viện và thượng viện. Khi đó, ông Biden đã trấn an con gái, người gọi điện để xin bố rời khỏi Washington, rằng Điện Capitol là nơi an toàn nhất và các lãnh đạo quốc hội đã được đưa đến hầm trú ẩn bằng trực thăng.

"Chết tiệt, tôi muốn vào trong" - ông nói với 1 viên cảnh sát khi cố bước vào tòa nhà nhưng người này không cho ông qua. Theo hồi ức của Tổng thống Biden, ôngcảm thấy điều quan trọng là phải "cho đất nước thấy chúng tôi vẫn đang làm việc".

Nữ phóng viên Linda Douglass của đài ABC News kể rằng bà nhìn thấy ông Biden và thượng nghị sĩ John Warner đang thảo luận về việc "ai là người có thâm niên nhất vì ông Biden muốn triệu tập quốc hội về làm việc".

Sau đó, ông Biden đồng ý xuất hiện trên đài ABC News và đi theo bà Douglass tới nơi để máy quay. Nữ phóng viên kể khi bà phỏng vấn ông Biden vào thời điểm đó, Tổng thống George W. Bush đang ở trên chiếc Không lực Một, Phó Tổng thống Dick Cheney ở hầm trú ẩn và các lãnh đạo quốc hội đã được đưa đến nơi an toàn.

"Điều quan trọng với nước Mỹ lúc đó là được nghe ý kiến từ một lãnh đạo cấp cao trong chính phủ" - trích lời bà Douglass.

Ông Biden và nữ phóng viên Linda Douglass. Ảnh: ABC News

Trong cuộc phỏng vấn với đài ABC News, ông Biden khẳng định Mỹ sẽ săn lùng những kẻ gây ra vụ tấn công và trấn an người dân "bình tĩnh". "Chủ nghĩa khủng bố chỉ chiến thắng khi chúng thay đổi quyền tự do của chúng ta hoặc đóng cửa các cơ quan, tổ chức của chúng ta. Chúng ta phải chứng minh những điều đó sẽ không xảy ra" - trích lời ông Biden khi đó.

Cựu Thượng nghị sĩ Bob Brady, một người bạn lâu năm của ông Biden, đã ở bên ông hầu như suốt ngày hôm đó. Ông Brady cho biết khi ông chở anh em ông Biden về nhà vào cuối ngày, cựu Tổng thống Bush đã gọi điện từ chiếc Không lực Một để cảm ơn ông Biden về bài phát biểu trên truyền hình.

Trong cuộc gọi, ông Biden thúc giục ông Bush trở về Washington. Ông Brady nhớ lại: "Ông sẽ không muốn người dân nhìn thấy cảnh lãnh đạo của chúng ta trốn vào hầm. Hãy nói ông Bush trở lại Nhà Trắng. Và ông Biden đã thật sự nói như vậy".

Được biết, ông Bush trả lời rằng ông đang được đưa đến 1 địa điểm không thể tiết lộ ở khu vực Trung Tây vì các cơ quan tình báo khuyên ông không nên trở về Washington.

Trong lễ tưởng niệm 20 năm sự kiện 11-9, Tổng thống Biden đến thăm 3 nơi bị tấn công, gồm tòa tháp WTC ở New York, TP Shanksville ở bang Pennsylvania và trụ sở Lầu Năm Góc ở TP Arlington, bang Virginia.

Phát biểu gây chú ý của Tổng thống Joe Biden về sự kiện 11-9

Bảo Hạnh

Video liên quan

Chủ Đề