Tại sao Tây Nguyên trở thành vùng phát triển sản xuất cà phê lớn nhất nước ta

Vì có thuận lợi về:

- Đất đai:

+ Đất bazan màu mỡ, có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng

+ Diện tích rộng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu:

+ Khí hậu có tính chất xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài, lại phân hóa theo độ cao. Ở độ cao 400- 500m khí hậu khô nóng, trong đó nếu lên cao hơn 1000m khí hậu lại mát mẻ. Vì vậy, ở đây có thể trồng cả các cây công nghiệp nhiệt đới [cà phê, cao su, hồ tiêu] lẫn các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới [chè].

+ Có sự phân mùa của khí hậu. Mùa khô kéo dài [4- 5 tháng] thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

chúc bạn học tốt

Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong số những vùng trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta mà không phải các vùng khác.

Tây Nguyên có nhiều đặc điểm thuận lợi giúp cho sự phát triển tươi tốt, cho ra sản lượng, chất lượng cà phê cao, nhất là cà phê Robusta. Dưới đây là một số đặc điểm thuận lợi tại vùng đất Tây Nguyên cho sự phát triển của cây cà phê:

Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh khu vực tây nguyên

Về các yếu tố tự nhiên

Về khí hậu:

Vùng đất Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là giống cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có độ cao tầm 800m trở xuống so với mực nước biển nên thích hợp với giống cà phê Robusta.

Còn đối với cà phê Arabia, còn gọi là cà phê chè, các vùng cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 1000-1500 m so với mực nước biển nên rất thích hợp cho sự phát triển của cà phê Arabica. Chính vì vậy mà Lâm Đồng cũng là nơi trồng cà phê Arabica nổi tiếng nhất, với sản lượng lớn nhất cả nước.

Chưa hết, vùng Tây Nguyên có độ ẩm không khí lớn để cây cà phê phát triển. Lượng mưa không quá nhiều ở đây cũng làm giảm sự phát triển của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm cao [ngày nắng gắt, đêm se se lạnh] giúp cà phê được trồng ở vùng này ngon hơn.

Về đất đai:

Một trong những đặc điểm thuận lợi nhất mà vùng Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để trồng được diện tích cây cà phê lớn nhất cả nước đó là đất đỏ bazan. Theo đó, đất tại khu vực Tây Nguyên có hơn 80% là đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tươi xốp rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, nhất là cây cà phê. Cũng vì đặc tính đất đai thuận lợi mà người trồng đỡ chi phí mua phân bón hay tưới nước cho cây cà phê phát triển.

Về khí hậu:

Khu vực Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Đây là điều kiện tốt cho việc trồng, thu hoạch và cũng như việc bảo quản cà phê. Ngoài ra, Tây Nguyên ngoài có lượng mưa tương đối ổn định thì lượng nước từ các sông và nguồn nước ngầm cũng có giá trị rất lớn trong việc phát triển cà phê.

Khu vực đất đỏ bazan thích hợp cho cà phê phát triển

Xét về điều kiện kinh tế – xã hội

Nếu chỉ dựa vào những gì thiên nhiên ban tặng thì không đủ để đưa Tây Nguyên trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam. Yếu tố thuộc kinh tế – xã hội cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Có thể kể một số điểm mạnh của tỉnh như sau:

Về nguồn nhân lực, ngành cà phê tại Tây Nguyên không chỉ thu hút lao động bản địa mà còn hấp dẫn lao động bổ sung từ các vùng khác trong cả nước, hình thành một lực lượng lao động dồi dào.

Về cơ sở vật chất kĩ thuật, không thể phủ nhận sự cố gắng trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê của người dân Tây Nguyên ngày một nâng cao.

Về thị trường tiêu thụ, cà phê là lĩnh vực có nhiều tiềm năng bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế tương đối không chỉ lớn mà còn ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, Đảng và Chính phủ rất chú trọng mở rộng và phát triển cà phê Tây Nguyên dựa trên những ưu thế sẵn có của vùng.

Tham khảo: crowncoffeevietnam

Nhắc đến vùng trồng cà phê nhiều nhất Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến  khu vực Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta mà không phải các vùng khác. Thông qua bài viết này, Huyền Thoại Việt sẽ giúp bạn có câu trả lời. 

Cà phê và Con người của vùng đất Tây Nguyên

Như chúng ta đã biết, cây cà phê đã theo chân các nhà truyền giáo người Pháp du nhập vào Việt Nam vào năm 1857. Ban đầu, cây cà phê được người Pháp trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian, sản lượng và cả chất lượng cà phê thu lại đều không như ý nên họ tiếp tục mang chúng đến trồng ở nhiều vùng miền khác ở nước ta. 

Khi đến vùng đồi núi Tây Nguyên, người Pháp đo đạc rất kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính đất đai, khí hậu nơi đây trước khi đem cà phê lên đây trồng. Tuyệt vời thay, mảnh đất Tây Nguyên trở thành mảnh đất lý tưởng cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là cà phê Robusta. Theo đó, Tây Nguyên có nhiều đặc điểm thuận lợi giúp cho sự phát triển tươi tốt, cho ra sản lượng, chất lượng cà phê cao, cụ thể như:

Về khí hậu: Vùng đất Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là giống cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có độ cao tầm 800m trở xuống so với mực nước biển nên thích hợp với giống cà phê Robusta.

H'Hen Niê - Hoa hậu - Người con của vùng đất Tây Nguyên

Còn đối với cà phê Arabia, còn gọi là cà phê chè, các vùng cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 1000-1500 m so với mực nước biển nên rất thích hợp cho sự phát triển của cà phê Arabica. Chính vì vậy mà Lâm Đồng cũng là nơi trồng cà phê Arabica nổi tiếng nhất, với sản lượng lớn nhất cả nước. 

Chưa hết, vùng Tây Nguyên có độ ẩm không khí lớn để cây cà phê phát triển. Lượng mưa không quá nhiều ở đây cũng làm giảm sự phát triển của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm cao [ngày nắng gắt, đêm se se lạnh] giúp cà phê được trồng ở vùng này ngon hơn. 

Về đất đai: Một trong những đặc điểm thuận lợi nhất mà vùng Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để trồng được diện tích cây cà phê lớn nhất cả nước đó là đất đỏ bazan. Theo đó, đất tại khu vực Tây Nguyên có hơn 80% là đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tươi xốp rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, nhất là cây cà phê. Cũng vì đặc tính đất đai thuận lợi mà người trồng đỡ chi phí mua phân bón hay tưới nước cho cây cà phê phát triển.

Được Nhà nước đầu tư: Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn từ cây cà phê mà vùng Tây Nguyên được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển loại cây công nghiệp này. Năm 1986 được xem là bước ngoặc quan trọng cho sự phát triển cây cà phê ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Nguyên nói riêng khi Bộ nộng nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… cùng tổ chức Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất để kích thích sự phát triển của cây cà phê trong nước đi cùng với nhu cầu lớn của thị trường cà phê lúc đó. Đến nay, cà phê Việt Nam đã lọt vào top đầu các nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới và chắc chắn sẽ không dừng lại. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt.

 Trên đây là những nguyên nhân chính lý giải vì sao nói khu vực Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta. Hy vọng những thông tin mà Huyền Thoại Việt vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tất cả các bạn. 

Giải chi tiết:

a. Giải thích

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình cao nguyên xếp tầng nhiều mặt bẳng rộng ,diện tích đất badan rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi chho việc hình thành vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn.

+ Khí hâu: Cận xích đạo [mùa mưa: dự trữ nước tưới cho cà phê ,mùa khô: phơi sấy bảo quản cà phê]; Phân hóa theo độ cao: trên các cao nguyên độ cao tương đối lớn trồng được cây cà phê, chè.

+ Nguồn nước: có một số sông lớn như Xê Xan, Xrêpôk, thượng nguồn sông Đồng Nai, có các hồ thác, và nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cà phê vào mùa khô.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư lao động: giàu kinh nghiệm trồng chế biến cà phê , có sức hút lao động từ các vùng để phát triển cà phê trên quy mô lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật: nhiều cơ sở chế biến, cung cấp giống; cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải được đầu tư, đặc biệt là đường Hồ Chí Minh.

- Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn nhất là thị trường xuất khẩu. Điều kiện khác: Chính sách, đầu tư nước ngoài...

b. Các khu vực chuyên canh

- Tổng diện tích: 450.000 ha =4/5 cả nước [ Đắc Lắc: 259000ha nhiều nhất vùng]

- Có 2 loại: Cà phê chè [trên các cao nguyên độ cao khá lớn ở Gia Lai, Kon Tum,Lâm Đồng]; Cà phê vối [vùng thấp nóng tại Đắc Lắc, cà phê Buôn Mê Thuột là loại cà phê nổi tiếng].

Video liên quan

Chủ Đề