Tại sao tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là một trong các quyền con người. Quy định mới nhất về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hiện nay như thế nào?

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một trong các quyền con người của công dân Việt Nam được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là gì?

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công dân Việt Nam được Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp sức mạnh của mình. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Hiện pháp nước ta quy định:

  • Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
  • Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm hại đến ính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là điều bao nhiêu?

Hiện nay các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được quy định chi tiết và cụ thể qua Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:

Điều 19 Hiến pháp năm 2013, “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. 

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo quyền lợi về bất khả xâm phạm đến thân thể của mình, không có bất cứ ai có quyền được xâm hại các quyền lợi đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức.

Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về  quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể công dân như sau: “ Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể”. Tính mạng con người vô cùng quan trọng, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, bất cứ cá nhân nào cũng có quyền được bảo hộ một cách tối đa nhất có thể, không ai có quyền xâm phạm, xâm hại đến tính mạng, thân thể hay về sức khỏe. Dù là những hành vi do lỗi cố ý hay lỗi vô ý mà gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người đều sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định trước người bị thiệt hại và trước pháp luật.

  • Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 dành riêng Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, liên quan đến trách nhiệm hình sự của một cá nhân có dấu hiệu tội phạm. Theo đó khi xét thấy một cá nhân có yếu tố cấu thành dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện việc giữ người khi vào hoàn cảnh khẩn cấp, toàn bộ quá trình bắt, tạm giam, tạm giữ bất cứ cá nhân nào cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa gì?

Tại sao tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ
Tại sao tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ
Quy định mới nhất về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm
  • Đối với con người tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quí giá nhất. Mọi việc làm xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội và đều xử phạt nghiêm khắc.
  • Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con ngưòi và là quyền quan trọng nhất và đáng quí nhất của mỗi công dân.
  • Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
  • Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo qui định của pháp luật.
  • Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự của người khác.
  • Mỗi người phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
  • Đồng thời bảo vệ quyền của mình, phê phán tố cáo những việc làm sai trái với qui định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định mới nhất về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân … của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị xử phạt không?

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt hành chính. Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng cho cá nhân. Riêng đối với pháp nhân, mức phạt là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5 trên 5 (1 Phiếu)

Ở Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946, đến Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.(Điều 19); “Mọi người…được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.” (Điều 20);”Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” (Khoản 2 ĐIều 32); “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”( khoản 2,3 Điều 51).

Để cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của Đạo luật gốc - Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015, tại Điều 11 đã quy định nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, nguyên tắc này được thể hiện như sau:

Một là, mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

Tại sao tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ

Chú thích ảnh

Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ (người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại bao gồm: vợ chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, bố mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, anh chi em nuôi, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, cô dì, cậu mợ, cháu ruột) mà bị xâm hại, hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải quyết định áp dụng những biện pháp bảo vệ có hiệu quả.

Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự bao gồm: Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vú khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh giác, bảo vệ, hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để đảm bảo an toàn cho họ; giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhận dạng của người được bảo vệ nếu được họ đồng ý; Răn đe, cảnh báo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật ( Điều 486 BLTTHS). 

Không ai bị tước đoạt tính mang nếu không bị Tòa án tuyên phạt tử hình và có quyết định thi hành án tử hình của Tòa án. Bản án tử hình được xem xét một cách chặt chẽ theo quy định tại Điều 367 BLTTHS. Nghĩa là, bản án tuyên người đó tử hình và án đã có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án được Viện trưởng VKSNDTC và Chánh án TANDTC xem xét trình chủ tịch nước.

Hai là, mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế và hình phạt áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân phải có căn cứ pháp luật, do cơ quan có thẩm quyền áp dụng và tuân theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Người bị bắt, bị giam, giữ phải tuân theo quy định của BLTTHS, không thể bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Mọi hành vi có lỗi, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó có các biện pháp xử lý hình sự theo quy định của BLHS.

Bộ luật hình sự năm 2015 có 2 chương riêng quy định về các Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (chương XIV, từ Điều 123 đến Điều 156) và các Tội xâm phạm sở hữu ( chương XVI, các Điều từ 168 đến Điều 180).

Ba là, Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác, kể cả trong trường hợp họ phạm tội ở nước ngoài nhưng có mặt tại Việt nam, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ở Việt nam phải từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ từ phía nước ngoài, nếu người bị yêu cầu dẫn độ đó là công đân Việt Nam.

Thực tiễn ở Việt nam thời gian qua, có nhiều vụ án được phát hiện do tố giác tội phạm từ ngay trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Để bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm một cách có hiệu quả, tạo được niềm tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật, khơi dậy niềm tin vào sự công minh, chính trực của công lý và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực sự trở thành phong trào rộng rãi của quần chúng nhân dân./.

Ths. Nguyễn Văn Lương (Trường CĐCS TW1 – BCA)