Tại sao tuyết rơi

“Mùa đông khắp nơi bị giá rét tấn công. Giá rét là do những luồng không khí vừa lạnh, vừa khô từ phương Bắc tràn xuống phương Nam dữ dội. Khi đầu luồng gió lạnh gặp không khí ấm và ẩm ướt phương Nam, vì không khí lạnh nặng hơn không khí ấm nên thường đẩy không khí ấm và ẩm ướt bay lên cao, khiến cho hơi nước trong không khí ấm nhanh chóng ngưng kết biến thành băng, dần dần tăng lên thành tuyết rơi.

Trước khi không khí lạnh tràn đến, nói chung luồng không khí ấm và ẩm ướt phương Nam còn rất mạnh, do đó thời tiết đang ấm áp. Khi hơi nước ngưng thành tuyết cũng nhả ra một lượng nhiệt nhất định làm cho thời tiết trước và trong khi tuyết rơi không đến nỗi lạnh lắm.

Khi tâm luồng không khí lạnh qua đi, mây tan tuyết ngừng thì thời tiết lập tức sáng sủa. vì bầu trời mất đi lớp màn mây bao phủ, mặt đất sẽ khuếch tán một lượng nhiệt lớn ra bên ngoài, lúc đó nhiệt độ hạ xuống rất thấp. Căn cứ thực nghiệm, 1 g băng ở 0°C khi tan thành nước ở 0°C sẽ hấp thu một nhiệt lượng 334,4 J (tương đương 80 calo), cho nên khi tuyết tan nhiều thì nhiệt lượng bị hấp thu sẽ rất lớn. Vì vậy người ta cảm thấy thời tiết lạnh hơn.”

Twitter Facebook LinkedIn

“Có một tối đầu xuân, khu vực Trung, hạ lưu Trường Giang, Trung Quốc gió thổi ngược ù ù. Tuyết rơi mùa xuân rất ít gặp. Những bông hoa tuyết như lông ngỗng đang nhảy múa đầy trời, đột nhiên trên cao chớp giật, tiếng sấm vang rền, nhiều người cảm thấy kỳ lạ: trời rơi tuyết sao lại có sấm?
Sấm là hiện tượng thời tiết thường gặp ở mùa hè. Tuyết rơi phần nhiều vào mùa đông. Hai hiện tượng thời tiết này hoàn toàn khác nhau. Nhưng chỉ cần tình trạng thời tiết ở một vùng vào một thời điểm nào đó có thể đủ điều kiện vừa có thể có tuyết rơi, vừa có thể có sấm thì hai hiện tượng thời tiết khác nhau này vẫn có thể xuất hiện cùng một lúc.

Mùa đông khi mây đầy trời, nhiệt độ không khí trong mây dưới 0°C hơi nước trong mây sẽ ngưng kết thành tuyết. Những bông tuyết từ trong mây rơi xuống, dưới mặt đất ta nhìn thấy tuyết hay mưa? Điều đó còn phải xem nhiệt độ lớp không khí dày mấy trăm mét ở gần mặt đất ra sao. Nếu nhiệt độ lớp không khí này rất cao thì khi bông tuyết rơi xuống sẽ tan thành nước, biến thành mưa. Ngược lại nếu nhiệt độ lớp không khí này khá thấp tuyết không tan sẽ trở thành tuyết rơi. Nói chung khi nhiệt độ không khí gần mặt đất thấp hơn 3 hoặc 2°C sẽ có hiện tượng tuyết rơi.

Mưa giông là do lớp không khí ấm và ẩm ướt bị một nguyên nhân nào đó (ví dụ lớp không khí lạnh ở phía dưới, hoặc bị ảnh hưởng của địa hình như vách núi dựng đứng tác dụng) làm cho lớp không khí nóng dâng lên. Khi không khí nóng dâng lên nhanh, sản sinh ra lớp mây tích mưa thì mưa giông rất dễ xảy ra.

Chúng ta hãy xem xét tối mùa xuân hôm đó điều kiện khí hậu vùng Trung, hạ du Trường Giang ra sao. Khi lớp không khí lạnh gần mặt đất từ Hoa Bắc di chuyển qua miền Bắc Hoàng Hải tràn về Hạ du Trường Giang thì chúng có nhiệt độ rất thấp. Đến chập tối nhiệt độ không khí vùng Trung, hạ du này đã xuống đến 0°C. Đó là điều kiện đầy đủ để tuyết rơi. Khi đó trên lớp không khí lạnh, có luồng không khí ấm và ẩm ướt từ mặt biển phương Nam thổi tới rất mạnh đến vùng Trung, hạ du Trường Giang. Hai luồng khí nóng lạnh này gặp nhau, luồng không khí nóng trườn lên luồng không khí lạnh, cho nên trong lớp không khí lạnh sắp rơi tuyết phát sinh hiện tượng đối lưu mãnh liệt hình thành những đám mây tích nước, hiện tượng thời tiết vừa rơi tuyết, vừa có sấm hình thành.

Có người nói “tuyết rơi mà có sấm xưa nay chưa hề gặp, đó là điềm dữ”. Sở dĩ nói thế là không nhận thức rõ hiện tượng thời tiết này, mặt khác còn bị ảnh hưởng của tư tưởng mê tín chi phối, hoàn toàn không có cơ sở khoa học.”

Twitter Facebook LinkedIn

Ai cũng biết tuyết rơi vào mùa đông nhưng không mấy người hiểu rõ chúng được hình thành như thế nào.

Từ đêm 7/1, trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn với nhiệt độ thấp nhất 8-11 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.

Vì sao lại có hiện tượng tuyết rơi? 

Như chúng ta đã biết, mặt trời sưởi ấm, hơi nước bốc hơi nước liên tục từ sông, hồ, ao... Do trọng lượng thấp, hơi nước bốc lên cao hơn trong bầu khí quyển và biến thành mây. Có thể bạn đã được học ở trường rằng khi chúng ta đi lên cao hơn trong khí quyển, nhiệt độ sẽ giảm. Mặt khác, khả năng giữ không khí của hơi nước giảm khi nhiệt độ giảm. Ở một độ cao nhất định, không khí trở nên quá tải với hơi nước. Không khí có nhiều hơi nước và hơi ẩm được cho là ở trạng thái bão hòa. Dưới trạng thái này, hơi nước ngưng tụ trên các hạt khói và bụi trộn lẫn trong không khí.

Khi tiếp tục làm lạnh, nó biến thành các hạt tuyết. Những hạt này kết hợp với nhau tạo thành tinh thể tuyết. Khi không khí không thể chịu được trọng lượng của các hạt này, chúng rơi xuống Trái đất dưới dạng những bông tuyết và tạo thành một lớp tuyết trên những khu vực có độ cao đủ lớn.

Nhiệt độ trên mây càng thấp, hạt băng kết tủa tại đấy sẽ càng đẹp, với các hình dạng như mũi kim, hình trụ, hình tấm... và dù có hình dạng nào đi nữa thì bông tuyết cũng luôn có 6 chi giác đặc trưng tạo nên vẻ long lanh cho bông tuyết.

TH (Nguoiduatin.vn)

Ở Việt Nam tuy rất ít vùng có tuyết rơi, chủ yếu chỉ trên Sapa mới có tuyết nhưng hiện tượng này không còn xa lạ gì với chúng ta. 

Tuyết là một dạng kết tủa của các tinh thể nước đá, hình thành dưới áp suất thấp của không khí trái đất.

Vậy tại sao mùa đông có tuyết rơi? Mùa đông có nhiệt độ thấp, càng trên cao thì nhiệt độ càng thấp, càng lạnh tạo điều kiện hình thành tuyết và rơi xuống.

Cùng trong chuỗi câu hỏi về các hiện tượng thiên nhiên, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại sao nước biển lại có màu đỏ của báo Doisongphapluat.com nhé.

1. Sự hình thành tuyết rơi

Tại sao tuyết rơi

Lạnh tạo điều kiện hình thành tuyết và rơi xuống

Không khí trên cao, nhiệt độ thấp điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần nhiều dẫn đến nặng, không khí lưu thông không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.

Các bông tuyết được hình thành ở nơi lạnh nhất của đám mây. Tuyết cơ bản được hình thành từ những hạt nước nhỏ li ti kết tủa thành.

Các tinh thể nước đá trên mây kết hợp lại ở nhiệt độ thấp đóng bằng ngay khi nhiệt độ đủ thấp, tạo thành các bông tuyết và rơi khi đủ nặng.

Nhiệt độ trên mây càng thấp, hạt băng kết tủa tại đấy sẽ càng đẹp, với các hình dạng như mũi kim, hình trụ, hình tấm... và dù có hình dạng nào đi nữa thì bông tuyết cũng luôn có 6 chi giác đặc trưng tạo nên vẻ long lanh cho bông tuyết.

Tại sao tuyết rơi

Các bông tuyết được hình thành ở nơi lạnh nhất của mây

Khi nghiên cứu sự hình thành của bông tuyết, các nhà khoa học cho biết, sự kết hợp đơn giản giữa các phôi nước chưa thể tạo ra những bông tuyết đối xứng.

Mà trong thời gian tuyết rơi, bay trong không trung, bản thân các bông tuyết luôn quay xung quanh trục của chính nó. Bởi vậy nó luôn rất cân xứng và giữ được hình lục giác trong quá trình vận động khi rơi xuống đất.

Dạng hình ngôi sao, dạng lăng trụ, hỗn hợp là hình dạng phổ biến của bông tuyết.

Tại sao tuyết rơi

Bông tuyết có nhiều dạng

2. Tại sao mùa đông có tuyết rơi?

Nhiều người nhầm tưởng rẳng càng lạnh thì tuyết càng rơi. Điều này không đúng , tuyết chỉ rơi khi trong không khí còn một lượng hơi nước nhất định.

Không khí càng lạnh, bầu trời càng giữ được ít hơi nước, nên nhiệt độ tuyết rơi phù hợp là – 10 độ , nhiệt độ này ở trên các đám mây bắt đầu xuất hiện các tinh thể tuyết, kết hợp với nhau tạo thành tuyết rơi xuống đất.

Tại sao tuyết rơi

Lý giải hiện tượng tại sao mùa đông có tuyết rơi?

Tuyết rơi vào mùa đông khá có lợi cho sản xuất và cuộc sống ở các nước có nhiệt độ thấp. Bởi lý do là sau khi tuyết rơi, không khí ẩm, có lợi cho sức khỏe con người, có thể làm cho các loại sâu bệnh chết.

Tuy nhiên đối với Việt Nam thì tuyết rơi không hề tốt, bởi Việt Nam thuộc nước nhiệt đới, tuyết rơi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống con người về sức khỏe, sản xuất...

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mùa đông có tuyết rơi cũng như hiểu được quá trình hình thành những bông tuyết xinh đẹp.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể hiểu thêm tại sao nước biển không bao giờ cạn để mang về cho mình những kiến thức về khoa học tự nhiên bổ ích nhé.

Theo ĐS&PL