Tao nhân mặc khách ngâm nga là gì

“Tao đàn Bình Thủy” - dòng chữ trên phiến đá xưa bên vách rào Nhà cổ Vườn lan, được ông Dương Minh Hiển [Hai Hiển], chủ nhân hiện tại của nhà cổ, trân quý từng ký tự và say sưa kể về một thuở “tao nhân mặc khách” tìm về. Dưới mái nhà trăm năm dặm dài dấu thời gian, câu chuyện về một Cần Thơ trọng lễ nghĩa, chuộng văn chương, cứ dài theo nhịp trôi tiếng gõ đồng hồ quả lắc...

Ông Hai Hiển chỉ cho nhà báo Vũ Thống Nhất xem bảng đá khắc tên “Tao đàn Bình Thủy” trong Nhà cổ Vườn lan. Ảnh: DUY KIÊN

Ngày cuối năm, qua giới thiệu của nhà báo Vũ Thống Nhất, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP Cần Thơ, chúng tôi bất ngờ khi biết được từng có một tao đàn trên đất Bình Thủy cách đây gần nửa thế kỷ. Ðó là Tao đàn Bình Thủy hay còn gọi Tao đàn Ông Ngôn, Tao đàn Năm Ngôn. Ông Năm Ngôn là thân sinh của ông Hai Hiển, tao đàn được sinh hoạt tại nhà cổ nên tên của chủ nhà được đặt cho tao đàn. Tao đàn Bình Thủy không chỉ quy tụ văn nhân của Cần Thơ mà còn lan tỏa khắp cả nước. Ông Hai Hiển lần giở những trang viết cũ, chỉ cho chúng tôi những dòng thơ, lời văn của thi sĩ Xuân Diệu, thi sĩ Chế Lan Viên... khi đến giao lưu với tao đàn. Những kỷ vật đó cùng với phiến đá khắc tên tao đàn được ông Hai Hiển giữ gìn và nâng niu qua năm tháng. Ông nói: “Giữ để mọi người biết đất Cần Thơ có truyền thống văn hóa vững vàng lắm!”.

Tâm huyết của chủ nhà cổ trăm năm khiến chúng tôi xúc động. “Cảo thơm lần giở trước đèn”, chúng tôi có hành trình theo dấu người xưa để tìm hiểu về cội nguồn. Mới hay ngay từ đầu thế kỷ XVIII, Cần Thơ đã có Tao đàn Bà Ðồ vang danh khắp chốn. Nhà sưu khảo Huỳnh Minh trong “Cần Thơ xưa và nay” [Cánh Bằng ấn tống năm 1966] nhận định rằng: “Chọn địa điểm xóm Bà Ðồ làm nơi thành lập tao đàn, các cụ đã đem thanh danh tô điểm cho xóm này trở thành bất hủ và chứng tỏ cho các thế hệ sau biết rằng xưa nơi Bình Thủy từng có một xóm cực kỳ thanh tú văn nhã”. Tao đàn Bà Ðồ quy tụ những anh tài văn chương như Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Ðạt, Phan Văn Trị...

Hồi những năm 1970, Hưng cổ văn đoàn - tao đàn do thi nhân Nguyễn Tài Năng cùng các thi hữu sáng lập, cũng tạo tiếng vang khắp đất nước. Sinh thời, nữ sĩ Nguyễn Thanh Lan, ái nữ của thi nhân Nguyễn Tài Năng, chia sẻ với chúng tôi rằng Hưng cổ văn đoàn là tâm huyết của ba bà và các thi hữu. Ðó còn là tiếng lòng của những nhà thơ yêu nước, mượn vần thơ bày tỏ tấc lòng:

“Chừng nào pháo nổ thay hồi súng
Cho cánh hoa xuân khỏi dạn dày”

[Thơ Nguyễn Tài Năng]

Trong cuộc trà dư với những nhà nghiên cứu văn hóa, ai cũng thắc mắc với nhau rằng, vì cớ nào mà Cần Thơ lại được nhiều chí sĩ, văn nhân chọn “an trí”, “tỵ địa” thuở xưa. Ðó là nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị về Trà Niềng, Phong Ðiền sống với miệt vườn, “làm thơ đánh giặc”. Cụ Trương Duy Toản về đất Phong Ðiền “tỵ địa” và viết nên bản ca ra bộ đầu tiên trong lịch sử cổ nhạc phương Nam. Hay là quan tri phủ Huỳnh Mẫn Ðạt tuổi xế chiều vẫn thường tìm về Cần Thơ để xướng họa thơ văn... Thắc mắc rồi ngầm hiểu rằng: Ðất có lành thì chim mới đậu!

Bàn chuyện văn chương Tây Ðô, nhà báo Vũ Thống Nhất lại nhắc lại giải thưởng văn chương do Hội Khuyến học Cần Thơ tổ chức năm 1943 với giải Nhất trao cho tác phẩm “Ðồng quê” của nhà văn Phi Vân. Trải gần 80 năm, “Ðồng quê” vẫn là tuyệt tác, được chuyển thể thành tác phẩm sân khấu, điện ảnh, cho thấy sức sống của một giải thưởng văn chương mang thương hiệu Cần Thơ.

Soạn giả Nhâm Hùng thì chia sẻ về thời hưng thịnh của văn nghệ Cần Thơ cách đây hơn 40 năm. Ðơn cử là tờ Văn nghệ Hậu Giang khi đó quy tụ những cây viết lừng danh cả nước như Sơn Nam, Bảo Ðịnh Giang, Lê Ðình Kỵ, Ngô Hồng Khanh, Mai Văn Tạo... Ông cũng bày tỏ sự thú vị về dòng sông Ô Môn đã nuôi nấng những tâm hồn âm nhạc: Lưu Hữu Phước, Trần Kiết Tường, Ðắc Nhẫn, Triều Dâng. Trăm năm cải lương, người Cần Thơ góp cho sân khấu những tên tuổi lớn: Hậu Tổ cải lương Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền, NSND Tám Danh, soạn giả Ðiêu Huyền, Cô Năm Cần Thơ...  “Ðó là một dòng chảy nhân văn xuyên suốt mà trong bất kỳ giai đoạn nào, người Cần Thơ cũng góp phần làm rực rỡ nghệ thuật nước nhà”, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng nhấn mạnh.

“Trải qua hàng trăm năm, Cần Thơ vẫn là đất hẹn của tao nhân mặc khách, của cầm kỳ thi họa”, nhà báo Vũ Thống Nhất khẳng định như vậy. Ông vốn là người con đất Bắc đã nhận Cần Thơ làm quê hương. Mấy mươi năm làm báo, viết văn, ông vẫn chọn cho mình đề tài về văn hóa đồng bằng, về làng cổ Long Tuyền trăm năm giữa lòng phố, về con cá, con mắm, cây lúa, hạt gạo miền Tây. Với ông, đó là mạch nguồn khơi chẳng khi nào cạn, mà lại đầy thêm.

Trăm con rạch nhỏ cũng chảy về sông lớn. Ngàn cánh chim cũng tìm tổ bay về. Cần Thơ thịnh tình đón nhận như một kiểu hội tụ văn hóa trên nền tảng truyền thống của đất và người nơi đây. Nhà văn Sơn Nam khẳng định chắc nịch trong hồi ký “Từ U Minh đến Cần Thơ”: “Cần Thơ là trung tâm văn hóa!”. Mới hay mấy trăm năm qua Cần Thơ kết tinh và hội tụ, tạo dựng nên một diện mạo văn hóa đa sắc và giàu bản sắc.

***

Ðời nối đời, người truyền người, truyền thuyết về tên gọi “Cầm Thi Giang” cứ lan tỏa như một niềm tự hào về vùng đất của đờn ca, thơ phú. Ðêm cuối năm dạo bước bến Ninh Kiều, xa xa dòng Hậu Giang êm chảy, chợt nghe tiếng hát ai vọng lại thiết tha từ phía du thuyền: “Có phải người xưa mang tâm hồn nghệ sĩ. Trong tâm hồn người lao động của đồng quê. Ðặt thành tên ghi cảnh sắc một bến bờ. Cho ta mãi gọi Cần Thơ! Cần Thơ!” [Bài hát “Cần Thơ một khúc ca” của nhạc sĩ Phạm Tuyên].

ÐĂNG HUỲNH

Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ “nhàn”.

Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu


Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta có thể thấy được ngay hai câu thơ mở đầu tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một câu thơ. Nó không chỉ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” mà còn là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một “Tao nhân mặc khách ngâm nga” vậy. Đó chính là một hình dáng ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần.

Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thú điền viên của một lão nông già.

Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng an nhàn, vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường.

Nhưng xét trong vần thơ này lại hoàn toàn ngược lại, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Bạn có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, khiến cuộc sống luôn vội vã. Hai câu thực như mang nghĩa mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả thì ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch.

Qua 4 câu thơ ta cũng thấy rõ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cuộc sống thanh cao, hòa nhập với thiên nhiên và tránh xa tham vọng. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ xa xưa mà con người ta vẫn thường ăn. Nó gắn liền với cuộc sống thôn quê chất phác và hết sức quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ:

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Câu thơ khiến ta nhớ về những hình ảnh quen thuộc ở làng quê, về cái lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Chỉ là một cảnh sinh hoạt đời thường đơn giản nhưng nó lại thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng điệu với con người.
Cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường này tác giả đã đến với hai câu kết, với sự đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Điển tích “cội cây” xuất hiện như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất như một giấc mơ mà thôi. Và qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi tác giả đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác.

Tóm lại, Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.

Chúc fen học tốt nha :3

Video liên quan

Chủ Đề