Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công ty con

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu [tên giao dịch là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam] tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới.

    - Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

    - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP

    - Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt: PVN

    - Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

    - Điện thoại: 84 - 04 - 3 8252526

    - Fax: 84 - 04 - 3 8265942

    - Website: www.petrovietnam.com.vn; www.pvn.com.vn; www.pvn.vn

    - Email:

Tại Quyết định số 190//QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. PVN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

    a] Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biên dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác.

    b] Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.

    c] Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ này.

    d] Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty con và công ty liên kết.

    đ] Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

    e] Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho PVN và theo các quy định tại Điều lệ này.

* Sứ mệnh: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước việt nam hùng cường.

* Logo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Biểu tượng Logo với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ của ngọn lửa hai nhánh thể hiện thành quả hoạt động tìm kiếm thăm dò-khai thác và các lĩnh vực hoạt động khác để đưa tài nguyên dầu khí từ lòng đất, lòng thềm lục địa Việt Nam lên phục vụ đất nước. Ngọn lửa đỏ hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V [chữ đầu của từ Việt Nam] được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước. Nhánh màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

* Slogan: Petrovietnam - Năng lượng cho phát triển đất nước

* Tầm nhìn chiến lược đến 2025: "Tập đoàn kinh tế dầu khí hàng đầu trong khu vực - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam".

* Triết lý kinh doanh:

    - Đầu tư: Đầu tư có trọng điểm, có tính đến sự tương hỗ cho nhau của các dự án, hiệu quả đầu tư cao.

    - Chất lượng sản phẩm: là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững.

    - Khánh hàng là bạn hàng: Petrovietnam cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, thuận lợi và khó khăn cùng khách hàng.

    - Táo bạo và đột phá: Rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu, tạo thế cạnh tranh lành mạnh.

    - Cải tiến liên tục: Không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ, mọi sáng kiến đều được tôn trọng và đóng góp vào sự thành công chung.

    - Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: Là nền tảng tạo nên sức mạnh phát triển bền vững chắc của Tập đoàn.

    - Kiểm soát rủi ro: Các yếu tố rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

    - Phương châm hành động: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời, triển khai quyết liệt.

Tài khoản của bạn đang bị giới hạn quyền xem, số liệu sẽ hiển thị giá trị ***. Vui lòng Nâng cấp để sử dụng. Tắt thông báo

GD ký quỹ FTSE Vietnam ETF V.N.M ETF

Chỉ số tài chính ngày gần nhất, EPS theo BCTC năm gần nhất

1 ngày | 5 ngày | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng

* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [tiếng Anh: Vietnam Oil and Gas Group, tên gọi tắt: Petrovietnam, viết tắt: PVN] là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam. Tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, vốn pháp định 177.628.383.625.944 đồng.[1]

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Công ty Dịch vụ Dầu khí Đà Nẵng [thuộc PTSC].

  1. Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan DK [PVDrilling]
  2. Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí [PTSC]
  3. Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí [PV Trans]
  4. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau [PVCFC]
  5. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam [PVcomBank]
  6. Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam [PVI]
  7. Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí [Petrosetco]
  8. Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí [PVC]
  9. Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí [PVFCCo]
  10. Tổng công ty CP Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí [DMC]
  11. Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí [PVE]
  12. Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam [PV EIC]
  13. Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro [VSP]
  14. Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí [PVTex]: Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của PVTex có tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD [tương đương gần 7.000 tỷ đồng] nhưng ngay từ khi chạy thử và vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất. Dự án đã chậm tiến độ tới 2 năm, khi đi vào hoạt động, vận hành khoảng 7 tháng đã lỗ hơn 1.085 tỷ đồng, doanh thu không đủ bù chi phí tối thiểu. PVTex đã dừng vận hành từ 17/9/2015 do khó khăn, đầu năm 2016 PVTex lên kế hoạch hoạt động trở lại trong quý I/2016 tuy nhiên, nhà máy vẫn "nằm bất động". Báo cáo mới đây của PVTex cho biết, tính đến 30/6 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đã âm 823,1 tỷ đồng, lỗ luỹ kế của nhà máy lên đến hơn 3.008 tỷ đồng.[8] Tháng 10 2016, Thanh tra Chính phủ [TTCP] đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và đã kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý.[9] Ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc công ty này từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014, hiện đã bỏ trốn không liên lạc được.[10]
  15. Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Cảng Phước An [PAP]

Các công ty liên doanh, liên kếtSửa đổi

  1. Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn
  2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương [OceanBank]

Các Đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạoSửa đổi

  1. Viện Dầu khí Việt Nam[11]
  2. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam [PVU][12]
  3. Trường Cao đẳng nghề Dầu khí [PVMTC][13]

Lịch sửSửa đổi

Ông Trần Ngọc Cảnh, cựu tổng giám đốc Petrovietnam.

  • 1975 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất.
  • 1977 - Công ty Dầu khí Việt Nam [Vietnam Oil & Gas Company – Petrovietnam] trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.
  • Tháng 4 năm 1990 - Quản lý nhà nước về Dầu khí được giao cho Bộ Công nghiệp nặng.
  • Tháng 6 năm 1990 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam [Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam] được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.
  • Tháng 5 năm 1992 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.
  • Tháng 5 năm 1995 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.
  • Tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Nhũng sai phạmSửa đổi

Báo cáo sai phạm tài chính 2012Sửa đổi

Ngày 5 tháng 4 năm 2012, Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính [con số lên đến hơn 18.000 tỷ đồng]. Theo Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư ngoài ngành của PVN vào các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều trong lĩnh vực chính ngành. Chưa hết, PVN còn mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng, rồi tiếp đó lại chuyển nhượng một số tài sản lớn như tàu thăm dò địa chấn, khách sạn Du lịch Thái Bình…nhưng các thủ tục, thanh toán còn nhiều sai sót. Trong thời gian này ông Đinh La Thăng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sau đó là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.[14]

Vấn đề thua lỗ ở Tổng công ty xây lắp dầu khíSửa đổi

Ngày 18-7-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương yêu cầu các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3300 tỉ đồng ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, nơi ông Trịnh Xuân Thanh là nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và cũng là nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.[15] vào năm 2009, ông Trịnh Xuân Thanh chủ trương thành lập PVC-ME với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. PVC-ME với hoạt động chính là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí. Tuy nhiên, do năng lực yếu kém, trong khi được giao những phần việc béo bở, PVC-ME một mặt nhận công trình, rồi cho nhà thầu phụ thầu lại, ở giữa ăn hoa hồng nên công trình thi công không đến nơi đến chốn, gây thất thoát hàng trăm tỉ đồng.

Vụ án PVC-MESửa đổi

Ngày 11.8.2015, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC-ME. Trong số bị can bị truy tố về các hành vi trên thì có tới 13/15 bị can thuộc PVC-ME gồm: Vũ Duy Thành [chủ tịch HĐQT PVC-ME], Trần Xuân Tình [phó giám đốc PVC-ME], Bùi Trọng Chinh [phó giám đốc], Đinh Bá Lượng [kế toán trưởng], Phạm Thị Hải Hà [thủ quỹ]...Cơ quan tố tụng xác định PVC-ME đã lập quỹ trái phép hơn 85 tỉ đồng để sử dụng cho hoạt động đối ngoại, tiếp khách. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho PVC-ME gần 47 tỉ đồng, gây thiệt hại ngân sách hơn 1,1 tỉ đồng và gây thiệt hại tới một doanh nghiệp khác 4 tỉ đồng. HĐXX tuyên phạt Bùi Trọng Chinh 15 năm tù, các bị cáo còn lại từ 3 đến 11 năm tù và một bị cáo hưởng án treo. Riêng Trịnh Văn Thảo đang bị truy nã quốc tế.

PVC-ME do ông Trịnh Xuân Thanh chủ trương thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. PVC-ME với hoạt động chính là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí. Theo kết luận của các cơ quan chức năng, đến năm 2012, tại PVC-ME đã để xảy ra thua lỗ với khoản tiền hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng. Thua lỗ thất thoát tại PVC-ME đã cộng thêm phần tiêu cực vào việc thua lỗ hơn 3.300 tỉ đồng tại PVC.[16]

Vụ án PVCSửa đổi

Năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng. Ngày 16-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên. Đồng thời cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam các ông: Vũ Đức Thuận; Nguyễn Mạnh Tiến - phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng - nguyên phó tổng giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng PVC, để điều tra cùng hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Liên quan tới vụ án này, ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT PVC - cũng bị khởi tố và truy nã.[17] Theo báo Dân Trí, 4.6.2017, ông Đỗ Văn Hồng, nguyên Tổng giám đốc Công ty PVC-Kinh Bắc [trước đây thuộc PVC]- một nghi can được cho là có liên quan đến nghi can Trịnh Xuân Thanh cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam.[18]

Cuối năm 2016, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam [PV Power] cho biết ông Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc PV Power đi nước ngoài 3 tuần chưa về. Ông Dũng được cho là bỏ ra nước ngoài vì được cho là có liên quan đến những vấn đề triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí [PVC], thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Về việc này, PV Power cho biết, ông Lê Chung Dũng là nguyên Phó tổng giám đốc PVC và được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc PV Power từ tháng 1/2011.[19]

Đinh La ThăngSửa đổi

Bài chi tiết: Đinh La Thăng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri tại Củ Chi sáng 5-10-2016: "Vụ việc này sẽ được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh đem lại niềm tin của nhân dân".[20] Đến sáng 7/5, chính ông Đinh La Thăng bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định, những khuyết điểm, những sai phạm khi còn làm ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam [PVN] của ông là "rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng". Vì vậy, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ phiếu và hơn 90% đồng ý kỷ luật cảnh cáo, cách chức Ủy viên Bộ Chính trị với ông Đinh La Thăng.[21] Sáng 10/5/2017, Đinh La Thăng bị Bộ Chính trị cách chức Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh và được điều động sang chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.[22]

Vụ án PVTEXSửa đổi

Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí [PVTEX], Cty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc [PVC.KBC] và các đơn vị liên quan. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 5 đối tượng: Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc PVTEX; Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX; Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC.KBC, về tội Cố ý làm trái... Trong số này, riêng bị can Đỗ Văn Hồng đã bị bắt tạm giam trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty PVC và PVC.KBC. Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.[23]

Các lãnh đạo Tập đoàn bị khởi tốSửa đổi

Từ năm 2005 đến 2017, PVN đã trải qua 4 đời Chủ tịch và cả bốn cựu lãnh đạo trên đều bị khởi tố bắt tạm giam, liên quan đến tham nhũng.

  • Ông Đinh La Thăng - Chủ tịch PVN từ 2005-2011 bị tuyên án 18 năm tù vì làm thất thoát 800 tỉ đồng trong vụ góp vốn vào Oceanbank và bị kết án 13 năm tù trong vụ án liên quan đến Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí [PVC].
  • Ông Phùng Đình Thực - cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011-2014, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố ngày 20.12.2017 về tội: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
  • Cựu Chủ tịch PVN 2014-2015, ông Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố và bắt giam trong đại án OceanBank - Hà Văn Thắm. Ông Nguyễn Xuân Sơn bị buộc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và bị xử tử hình.
  • Ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch PVN 2016-2017 bị khởi tố và bắt giam cùng ngày với ông Đinh La Thăng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", bị xử 7 năm tù.
  • Ngoài ra, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN từ tháng 3.2016 vừa mới làm đơn từ chức [tháng 3.2019], khi Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt đầu điều tra về dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 Venezuela của Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí [PVEP], mất trắng 500 triệu USD mà không thu được giọt dầu nào. Ông Sơn làm tổng giám đốc PVEP từ tháng 7.2009 đến tháng 2.2012.[24]

Phong tặngSửa đổi

  • Huân chương Sao vàng [năm 2012]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Chuyển công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu - ThuVienPhapLuat.vn
  2. ^ a b Mỏ dầu cạn kiệt: Tình huống báo động của Việt Nam, Vietnamnet, 18/01/2019
  3. ^ PVN mất hơn 700 triệu USD vì đầu tư không hiệu quả, Báo Tuổi trẻ, 22/05/2019
  4. ^ “Hành trình thần tốc của Tập đoàn Đại Dương”. vneconomy. 9 tháng 12 năm 2013. Truy cập 24 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Nguyễn Xuân Sơn bị cho thôi chức, Lao động, 19/07/2015
  6. ^ Cựu Chủ tịch Tập đoàn dầu khí bị bắt: Bộ Công an thông tin chính thức , Dân trí, 22.7.2015
  7. ^ Quyết định 198/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  8. ^ Ai sẽ mua “cục nợ” nghìn tỷ - nhà máy xơ sợi Đình Vũ của PVN?, bizlive, 30.9.2016
  9. ^ Cựu tổng giám đốc PVtex vắng nhiều ngày dù Bộ không cho phép, tuoitre, 03/11/2016
  10. ^ Sau Trịnh Xuân Thanh, đến lượt lãnh đạo Tập đoàn Hoá chất "xin đi nước ngoài chữa bệnh", dantri, 03/11/2016
  11. ^ Vietnam Petroleum Institute [VPI]
  12. ^ PetroVietnam University
  13. ^ Pertrovietnam Manpower Training College
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. nld. 5 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= [trợ giúp]; Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập= và |access-date= [trợ giúp]
  15. ^ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truy trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng, cand, 18/07/2016
  16. ^ CSĐT vào cuộc vụ thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng ở PVC: Ông Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm gì?, laodong, 29.8.2016
  17. ^ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận đẩy PVC lỗ hàng ngàn tỉ đồng, tuoitre, 17.9.2016
  18. ^ Vì sao không chặn trước khi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy ra nước ngoài?, dantri.com.vn, 4.6.2017
  19. ^ Điện lực Dầu khí công bố mất liên lạc với ông Lê Chung Dũng, vneconomy.vn, 8.12.2016
  20. ^ Bí thư Đinh La Thăng: xử đúng người, đúng tội vụ Trịnh Xuân Thanh, tuoitre, 5.10.2016
  21. ^ “Vì sao ông Đinh La Thăng bị kỷ luật?”. vnexpress.net. Truy cập 1 tháng 5 năm 2017.
  22. ^ Ông Nguyễn Thiện Nhân thay ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành uỷ TP.HCM. thanhnien.vn Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017.
  23. ^ Bắt giam “bộ sậu” lãnh đạo Công ty Xơ sợi dầu khí PVTEX. www.tienphong.vn Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017.
  24. ^ “Ghế nóng” PVN và những lùm xùm ngành dầu khí, nguoiduatin, 17.3.2019

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
  • Trang chủ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
  • Tư lệnh đường ống thành Bộ trưởng Dầu khí, Vietnamnet, 04/05/2014
  • Bản hùng ca Bộ đội Cụ Hồ xây dựng ngành dầu khí [Bài 1] Lưu trữ 2014-10-09 tại Wayback Machine, Quân đội Nhân dân, 30/08/2012

Video liên quan

Chủ Đề