Cơ chế phần mềm đọc qr code như thế nào năm 2024

Mã vạch là một dãy các vạch xen kẽ các khoảng trống song song với kích thước khác nhau được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số của sản phẩm dưới dạng máy quét có thể đọc được.

Từ cách đây rất lâu, để quản lý hàng hóa trong phạm vi lớn người ta đã phát mình ra cách dùng mã vạch để nhận dạng sản phẩm. Trải qua nhiều năm các loại mã vạch cũng trở nên đa dạng hơn, phụ thuộc vào các dạng thông tin cần mã hóa cũng như nhu cầu sử dụng.

Nhưng nếu dùng mắt thường để đọc và nhớ được từng mã vạch thì là điều không thể, chính vì thế cùng với sự ra đời của mã vạch là máy đọc mã vạch. Máy đọc mã vạch có cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Hôm nay Hà Phan sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết “CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY QUÉT MÃ VẠCH”

Cấu tạo máy quét mã vạch

Cấu tạo máy đọc mã vạch gồm 3 thành phần chính: bộ phận quét mã vạch, bộ phận truyền tín hiệu và bộ phận giải mã.

Bộ phận quét mã vạch

- Bộ phận này có chức năng phát ra 1 chùm tia sáng rọi vào ký hiệu mã vạch để lấy thông tin trên mã vạch. Dựa vào công nghệ chế tạo, người ta chia ra làm 2 loại mã vạch scanner: Laser scanner và CCD scanner.

- CCD Scanner: gồm 1 dãy đèn LED được thiết kế với các tia sáng phát ra tạo thành 1 vệt sáng thẳng theo chiều ngang cắt ngang qua bề mặt mã vạch. Ánh sáng phản xạ được bộ phận CCD Scanner lense thu lại và chuyển thành tín hiệu digital. Ưu điểm của máy quét mã vạch CCD là nó có độ chính xác cao, hoạt động ổn định và khá bền. Tuy nhiên công nghệ CCD cũng có hạn chế khi chỉ có thể quét mã vạch trên bề mặt phẳng với cự ly gần, không quét được mã vạch theo chiều cong như các loại mã vạch dán trên chai. Bù lại giá thành của máy quét CCD rẻ hơn máy quét Laser

- Laser Scanner: loại này gồm 1 mắt đọc giống như mắt đọc của đầu đĩa VCD, phát ra tia laser màu đỏ, sau đó người ta dùng kính phản xạ để tạo thành vệt sáng cắt ngang qua bề mặt của mã vạch. Loại Laser scanner không cần dùng tròng thu ánh sáng. Máy quét mã vạch tia Laser rất nhạy và chính xác, có thể quét mã vạch trên bề mặt cong và có khả năng quét tầm xa. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của Laser là kém bền vì máy quét mã vạch Laser dùng mắt đọc tia laser tương tự như mắt đọc của đầu đĩa. Sau 1 thời gian đọc, mắt đọc xuống cấp dẫn đến hiện tượng “kén mã vạch” giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa và lâu dài sẽ hỏng hẳn. Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay với công nghệ Laser đang ngày được cải tiến và độ bền của đầu đọc mã vạch Laser cũng đã được cải thiện đáng kể

Bộ phận truyền tín hiệu

Bộ phận thứ 2 cấu tạo nên máy quét mã vạch là bộ phận truyền tín hiệu. Bộ phận này có chức năng phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch và các khoảng trống thu được từ bộ phận quét mã vạch. Thông thường, bộ phận quét mã vạch và bộ phận truyền tín hiệu được tích hợp trên cùng 1 board mạch.

Bộ phận giải mã [Decoder]

Đây là bộ phận thứ 3 cấu tạo nên đầu đọc mã vạch. Bộ phận decoder thực hiện chức năng nhận tín hiệu xung điện từ bộ phận truyền tín hiệu và giải mã theo dạng thức của loại mã vạch được lập trình sẵn trong bộ nhớ. Trường hợp giải mã thành công, âm thanh "bíp" sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình phần mềm quản lý mà bạn đang sử dụng. Còn trường hợp không xảy ra dấu hiệu gì thì chứng tỏ bộ phận giải mã không hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của 1 máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch bắt đầu bằng việc chiếu sáng mã vạch với ánh sáng màu đỏ. Các cảm biến của máy quét mã vạch phát hiện ánh sáng phản xạ từ các hệ thống chiếu sáng và tạo ra một tín hiệu tương tự với điện áp mà đại diện cho cường độ [hoặc thiếu cường độ] của phản xạ khác nhau.

Việc chuyển đổi thay đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số đó được đưa vào bộ giải mã. Các bộ giải mã diễn dịch các tín hiệu kỹ thuật số, hiện rằng toán học cần thiết để xác nhận và xác nhận rằng mã vạch là có thể đọc ra, chuyển nó thành văn bản ASCII, định dạng văn bản và gửi nó đến các máy tính hoặc máy in được kết nối.

Phía trên là hình ảnh về 4 bước trong nguyên lý máy đọc mã vạch. Có thể vắn tắt nguyên lý này như sau:

- Một mã vạch bao gồm các thanh màu trắng và đen. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện khi máy quét mã vạch chiếu ánh sáng vào mã vạch, ánh sáng phản xạ nhận được thay thế các thanh màu là các tín hiệu kỹ thuật số nhị phân.

- Sự phản chiếu mạnh ở các vùng trắng và yếu ở vùng đen, khi cảm biến nhận được các bước sáng tạo thành các dạng sóng tương ứng.

- Các tín hiệu tương thích được chuyển đổi thành một tín hiệu kỹ thuật số thông qua một công cụ chuyển đổi A/D [Binarization]. 4/ Dữ liệu được phục hồi khi một hệ thống mã được xác định từ tín hiệu kỹ thuật số [giải mã quá trình].

Cách hoạt động của máy quét mã vạch

- Khi đưa mã vạch của sản phẩm lại gần đầu đọc mã vạch, đầu đọc mã vạch phát ra nguồn sáng laser công suất thấp, tia sáng gặp mã vạch thì phản xạ lại một giàn cảm biến điện quang.

- Cảm biến chuyển thông tin quang thành tín hiệu điện

- Bộ giải mã nhận tín hiệu và biên dịch mã vạch ra mạch ASCII

- Sau khi giải mã thành các ký tự sẽ được truyền lên host hoặc lưu vào bộ nhớ đệm của thiết bị đọc và đợi lệnh truyền.

- Khi có lệnh truyền, tương ứng với một chuẩn truyền thông PS232, Keyboard, IR, … thông tin vừa giải mã sẽ truyền đến nơi nhận.

- Tại nơi nhận,có tiếng “bíp” báo hiệu giải mã thành công, các thông tin chi tiết về sản phẩm sẽ hiện ra phù hợp với yêu cầu công việc. Nếu không có báo hiệu thì mã vạch được quét không nằm trong kho mã vạch được cài sãn, cần kiểm tra lại.

- Đặc điểm của scanner quang học là các vạch càng cao thì góc quét càng lớn và khả năng đọc được mã vạch càng cao. Các vạch càng thấp thì góc quét càng thấp vì chùm tia sáng đạp vào nó ít hơn do đó khả năng đọc mã vạch bị giảm.

Một số lưu ý khi sử dụng

- Với 1 số hàng không có sẵn mã vạch,bạn có thể tự định danh sản phẩm bằng mã tem nội bộ được tạo bằng máy in mã vạch, sau đó dán lên sản phẩm. Như vậy tất cả các sản phẩm đều được kiểm soát bằng phần mềm chuyên dụng.

- Chọn loại máy phù hợp với không gian làm việc để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

- Vệ sinh và bảo trì đầu đọc mã vạch thường xuyên để hoạt động ổn định.

- Khi chọn mua đầu đọc mã vạch nên chú ý hãng sản xuất, công suất sản phẩm để có những lựa chọn hợp lý, tránh mua phải hàng nhái, kém chất lượng

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến cấu tạo, nguyên lý hoạt động dành cho các bạn muốn tìm hiểu về máy quét mã vạch. Nếu các bạn còn thắc mắc, hãy chat với chúng tôi ở phía góc phải màn hình để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ thêm thông tin.

Chúng tôi tự hào là nhà phân phối máy in mã vạch từ các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới như Novexx Solutions, Zebra, HPRT, Newland,... Tất cả sản phẩm đều có giấy chứng nhận chính hãng từ nhà sản xuất kèm với chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phân phối thiết bị cùng với kỹ thuật viên tận tình, nhiệt huyết sẽ giúp bạn lựa chọn được mẫu sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, còn có các dịch vụ đi kèm như chính sách bảo hành để bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị khi sản phẩm gặp sự cố, mang đến cho các bạn sự trải nghiệm tuyệt vời nhất tại Hà Phan.

Chủ Đề