Thang điểm đánh giá đau vas

Thang đo thường sử dụng để lượng giá đau trên lâm sàng là thang điểm số [NRS, number rating scale], thang điểm nhìn [VAS, visual analogue scale], và ít nhạy hơn là thang điểm lời [VRS, verbal rating scale].

XEM THÊM: ĐAU VÀ LƯỢNG GIÁ ĐAU

Bạn có thể sử dụng thang đo VAS sau để ghi lại mức độ đau của người bệnh tự lượng giá và kết quả [theo mm]. Nếu muốn chuyển thành sang điểm số có thể làm tròn.

Đối với Thang Đau Chức Năng, người khám cần giải thích rõ ràng cho bệnh nhân rằng những hạn chế về chức năng có liên quan đến việc đánh giá chỉ khi chúng gây ra bởi cơn đau đang được đánh giá; mục đích điều trị nhằm giảm đau càng nhiều càng tốt, ít nhất đến mức độ chấp nhận được [0-2].

Được điều chỉnh từ Ban Hội Thiếu Niên Hoa Kỳ [AGS] về Đau mãn tính ở Người lớn tuổi: Quản lý đau mãn tính ở người cao tuổi. Tạp chí Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ 46: 635-651, 1998; sử dụng với sự cho phép; từ Gloth FM III, Scheve AA, Stober CV, et al: Thang đau chức năng [FPS]: Độ tin cậy, tính hợp lệ và đáp ứng trong quần thể người cao tuổi. Tạp chí Hiệp hội Giám đốc Y khoa Hoa Kỳ 2 [3]: 110-114, 2001; và từ Gloth FM III: Đánh giá. Trong Sổ tay Giảm đau ở Người lớn tuổi: Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, do FM Gloth biên soạn. Totowa [NJ], Humana Press, 2003, tr. 17; sử dụng với sự cho phép; bản quyền © FM Gloth, III, 2000.

Mỗi khi đi viện, tiên quyết là sợ ĐAU trước đã, như một nỗi sợ từ trong tiềm thức và đeo dai dẳng mỗi chúng ta. Dù là bất đắc dĩ phải đối mặt với cảm giác đau khi có bệnh phải điều trị/phẫu thuật hay đi sinh nở… thì người bệnh [NB] vẫn luôn mong được quan tâm và hỗ trợ kịp thời để kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả.

Chính sách “QUẢN LÝ ĐAU” có thể được xem là bí kiếp hoá giải “nỗi sợ đau” khi đi viện cho NB. Chính sách này cùng với các công cụ thang đánh giá đau áp dụng tương ứng với từng đối tượng bệnh khác nhau giúp BS và NVYT tiếp nhận các nhu cầu phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và giảm đau của NB và phân chia theo thứ tự ưu tiên.

Tôn trọng và hỗ trợ NB quyền đánh giá và xử trí cơn đau, BVQT Phương Châu đã áp dụng đồng bộ chính sách quản lý đau cho tất cả NB ngoại trú và nội trú khi có triệu chứng đau. Nếu xác định NB có đau sau khi khám sàng lọc ban đầu thì sẽ thực hiện đánh giá đau toàn diện cho NB.

Quy trình cụ thể gồm: Sàng lọc ban đầu về đau => đánh giá mức độ đau ở NB => phân loại mức độ đau => tiến hành quản lý đau cho NB tại BVQT Phương Châu.

Chính sách này được xây dựng và tuân thủ với các mục tiêu quan trọng:

- Đảm bảo NB được nhận diện đau chính xác, kịp thời,

- được thông báo về khả năng gây đau trước khi thực hiện các phương pháp điều trị, thủ thuật hay các kiểm tra/xét nghiệm có thể gây đau,

- được chăm sóc và quản lý đau phù hợp.

Vai trò của BS, điều dưỡng [ĐD] và NVYT ngoài việc đánh giá liên tục, quản lý và hỗ trợ xử trí cơn đau cho NB, còn là chú trọng đến việc tư vấn, hướng dẫn cho NB và người nhà NB về các mức độ đau để có thể phối hợp hiệu quả với nhau trong quá trình điều trị phục hồi. Về việc quản lý đau, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp giảm đau không dùng thuốc và dùng thuốc tại nhà cũng như các dấu hiệu cần đến ngay cơ sở y tế.

Về công cụ đánh giá đau, tuỳ vào đối tượng NB là người lớn, trẻ em hay trẻ sơ sinh, các công cụ thang đánh giá đau sẽ được áp dụng tương ứng.

Cụ thể,

- Thang đánh giá đau VAS - Visual Analog Scale [*] áp dụng đối với NB là người lớn

- Thang đánh giá đau FLACC - Face, Legs, Activity, Cry, Consolability [*] dành cho việc đánh giá đau ở trẻ em từ 1 đến 7 tuổi

- Thang đánh giá đau NIPS – Neonatal Infant Pain Scale [*] dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Tuỳ vào từng thang đánh giá sẽ có những quy định phân loại mức độ đau khác nhau theo từng khung điểm nhận diện. Cơ bản sẽ có 3 mức độ đau để NB và BS cùng nhận diện, đó là: đau nhẹ, đau vừa và đau dữ dội. Đối với các trường hợp đau vừa và đau dữ dội, việc quản lý đau sẽ được áp dụng thời gian đánh giá lại liên tục sau dùng thuốc 45 phút.

Kết quả đánh giá được ghi nhận lại bằng một cách thức thuận lợi cho việc đánh giá lại và theo dõi thường xuyên dựa trên các tiêu chí được xây dựng cũng như nhu cầu của NB.

Đặc biệt, đối với các trường hợp NB vào viện và có mức đánh giá đau ≥ 4 điểm, bác sĩ sẽ giảm đau ngay lập tức và xem xét chuyển điều trị nội trú, đồng thời, ghi hồ sơ, phiếu khám bệnh ngoại trú về mức độ đau của NB và chỉ định thuốc trên hồ sơ.

Đau là một trải nghiệm cảm giác hoặc cảm xúc khó chịu của cá nhân bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau bởi các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Mặc dù cơn đau thường có vai trò thích ứng nhưng nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng, sức khoẻ tâm lý và xã hội. Do vậy, một khi cảm giác đau được quản lý, được đánh giá liên tục và hỗ trợ phục hồi cơn đau kịp thời từ [BS] và NVYT chăm sóc thì có lẽ nỗi sợ đó không còn ám ảnh NB mỗi khi cần đi viện.

Mời xem thêm thông tin về Tầm quan trọng của JCI với y tế và người bệnh như thế nào?

[*] Thang đánh giá đau VAS là thang điểm đánh giá được thiết lập với mục đích chính là để các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc sử dụng để đánh giá tình trạng của NV khi đến thăm khám bệnh có liên quan đến các cơn đau [khám cấp cứu, đánh giá sau phẫu thuật…]. VAS là thang điểm thông dụng nhất, thường được sử dụng cho đối tượng NB lớn, có thể đánh giá cơn đau của mình. Vì ngưỡng đau của mỗi người khác nhau nên việc đánh giá này thường sẽ được kết hợp cùng các thông tin về các triệu chứng lâm sàng hay các kết quả xét nghiệm khác để quyết định các bước điều trị tiếp theo. Thang điểm đau được chia thành 10 mức độ từ 0 đến 10 tương ứng với các mức độ từ không đau đến rất đau.

[*] Thang đánh giá đau FLACC là một thang đánh giá mức độ đau dựa trên hành vi, được sử dụng cho NB không biết hoặc chưa biết nói và không thể miêu tả mức độ đau của mình. Đánh giá mức độ đau theo mỗi mục trong các mục: mặt, cẳng chân, hoạt động, khóc… Đáp ứng khi được dỗ dành sau đó cộng điểm với nhau và ghi lại tổng điểm thể hiện mức độ đau [từ 0 đến 10]

[*] Thang đánh giá đau NIPS được dùng để đánh giá đau cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi [đánh giá qua vẻ mặt, khóc, kiểu thở, cử động tay, cử động chân, trạng thái…] được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Thang do dễ sử dụng, thuận tiện, phù hợp với thực hành điều dưỡng. Cộng số điểm với nhau và ghi lại tổng điểm thể hiện mức độ đau [từ 0 đến 7].

Chủ Đề