Thanh niên là từ bao nhiêu tuổi

Độ tuổi được coi là trẻ em

 

        Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về độ tuổi được coi là trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em> Nhưng ở văn bản khác gọi là người lớn. Dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể:

– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 tại điều 1 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

– Bộ luật dân sự:

Không dùng thuật ngữ trẻ em. Mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên, người đã thành niên.

Theo đó, điều 18 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 :

Dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi.  Như vậy lại có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Bộ luật Hình sự: 

Tại điều 12 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên [được hiểu trên 18 tuổi].  Người chưa thành niên [được hiểu dưới 18 tuổi].  Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Luật Giao thông đường bộ 2008:

+ Tại điều 30 quy định: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “…Trẻ em dưới 14 tuổi…”
Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi.

+ Điều 32 cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

+ Hoặc điều điều 60 quy định: a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. Còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em.

Độ tuổi được coi là trẻ em

Hiện nay, công ước quốc tế đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Do đó chúng ta cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật để hiểu, áp dụng và thực hiện trên thực tế được dễ dàng hơn.

Hỏi: Xin hỏi tuổi như thế nào được gọi là người vị thành niên? Quan hệ tình dục với bạn gái học lớp 10 [đã có giấy CMND] thì có bị phạt tù không? [Trần Văn Mẫn, Yên Phong, Bắc Ninh]

Trả lời: Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:  Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Tuy nhiên, ở những người chưa đủ 18 tuổi, các em gái dưới 16 tuổi chưa phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như chưa có những kiến thức cần thiết về xã hội nên việc giao cấu ở lứa tuổi này sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của các em.

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định là tội phạm đối với hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dâm trẻ em [từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi]; hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi và trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hành vi mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi [các Điều 112, 114, 115 và 256 Bộ luật Hình sự]. Độ tuổi học sinh lớp 10 hiện nay là 15- 16 tuổi, nếu quan hệ tình dục với người chưa đủ 16 tuổi [dù có sự thỏa thuận] thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em với mức phạt tù từ 01 năm đến 10 năm.

Trong trường hợp vụ án bị phát hiện, cơ quan điều tra sẽ xác định tuổi của đối tượng bị xâm hại. Việc xác định tuổi đối tượng trong trường hợp này không chỉ dựa trên CMND mà còn căn cứ trên các giấy tờ có liên quan đến việc xác định ngày, tháng, năm sinh của trẻ em đó như giấy khai sinh, học bạ…

Chiều 16-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh niên [sửa đổi] và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đáng chú ý, Luật Thanh niên [sửa đổi] đã thống nhất quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Bảng thống kê biểu quyết Luật Thanh niên [sửa đổi].

Với 91,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên [sửa đổi]. Luật gồm 7 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021; nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên, giúp thanh niên chủ động, sẵn sàng xung kích, đi đầu trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống, được tạo điều kiện phát triển bản thân để từ đó phát huy, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp đó, 90,27% đại biểu Quốc hội đã tán thành thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật gồm 4 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.

Bảng thống kê biểu quyết Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Luật quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại tòa án; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên tại tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại tòa án; trách nhiệm của tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án...

Việc hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án; khuyến khích những người đủ điều kiện theo quy định tại Luật này làm hòa giải viên và tạo điều kiện, hỗ trợ cho công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Chủ Đề