Thành phố Thuận An có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc?

TPO - Tỉnh Bình Dương tới đây sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố cùng 91 đơn vị hành chính cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.

Trên cơ sở đó, Nghị quyết quyết nghị thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ 191,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 466.053 người của thị xã Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.

Về vị trí địa lý, thành phố Tân Uyên giáp các thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Sau khi thành lập thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

Như vậy, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng cho phép thành lập Tòa án nhân dân thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Đồng thời thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi mới kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.

Vừa qua, tại phiên họp thứ 20 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo đó, những tỉnh, thành được điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện, xã sẽ gồm có An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Cụ thể như sau:

- Tại An Giang:

+ Thành lập thị xã Tịnh Biên từ huyện Tịnh biên

+ Thành lập thị trấn Đa Phước từ xã Đa Phước, huyện An Phú

+ Thành lập thị trấn Hội An từ xã Hội An, huyện Chợ Mới

- Tại Bắc Ninh

+ Thành lập thị xã Thuận Thành từ huyện Thuận Thành

+ Thành lập thị xã Quế Võ từ huyện Quế Võ

- Tại Bắc Kạn

+ Thành lập thị trấn Vân Tùng từ xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn

- Tại Thái Nguyên

+ Thành lập thị trấn Hóa Thượng từ xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ

+ Sáp nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ

- Tại Đắk Lắk

+ Thành lập thị trấn Pơng Drang từ xã Pơng Drang huyện Krông Búk

- Tại Vĩnh Phúc

+ Thành lập thị trấn Kim Long từ xã Kim Long huyện Tam Dương

+ Thành lập thị trấn Tam Hồng từ xã Tam Hồng huyện Yên Lạc

+ Thành lập phường Định Trung từ xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

- Tại Quảng Nam

+ Thành lập 5 phường Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương từ 5 xã nêu trên thuộc huyện Điện Bàn

+ Thành lập thị trấn Trung Phước từ xã Quế Trung huyện Nông Sơn

- Tại Bình Dương

+ Thành lập thành phố Tân Uyên từ thị xã Tân Uyên

- Tại Trà Vinh

+ Sáp nhập ấp Phước Hội, xã Long Khánh vào ấp Mé Láng xã Ngũ Lạc

- Tại Bến Tre

+ Thành lập thị trấn Tiên Thủy từ xã Tiên Thủy huyện Châu Thành

+ Thành lập thị trấn Tiệm Tôm từ xã An Thủy huyện Ba Tri

+ Thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung từ xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày Bắc.

Đáng chú ý là tại tỉnh Bình Dương, thị xã Tân Uyên đã được điều chỉnh lên thành phố Tân Uyên. Do đó, Bình Dương sẽ có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An và thành phố Tân Uyên.

Việc phân loại đơn vị hành chính trên cả nước hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về phân loại đơn vị hành chính như sau:

- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

- Đơn vị hành chính được phân loại như sau:

+ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

- Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

10 địa phương vừa được điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện, xã? Bình Dương sẽ có 04 thành phố trực thuộc tỉnh đúng không? [Hình từ Internet]

Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã là gì?

Tại Điều 14 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã như sau:

- Quy mô dân số:

+ Xã từ 3.500 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 3.500 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm;

+ Xã miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% quy định tại điểm a khoản này;

+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a khoản này.

- Diện tích tự nhiên từ 10 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 10 km2 thì cứ thêm 0,5 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.

Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 30% trở xuống được tính 3 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

+ Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới được tính 20 điểm.

Trường hợp xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nếu đạt được tiêu chí nào trong hệ thống các tiêu chí quy định chuẩn nông thôn mới thì mỗi tiêu chí được tính 1 điểm nhưng tổng số điểm các tiêu chí tối đa không quá 15 điểm;

+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

- Các yếu tố đặc thù:

+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

Hiện nay Bình Dương có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện thị thành phố?

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

Bình Dương có bao nhiêu thành phố thị xã thị trấn?

Như vậy, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn.

Thành phố Thuận An có bao nhiêu khu công nghiệp?

Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp [VSIP 1, Việt Hương, Đồng An] và 03 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước; trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp.

Dĩ An có bao nhiêu xã?

Quận Dĩ An gồm 8 xã: Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Hạnh, Hóa An, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, An Bình; quận lỵ đặt tại xã An Bình.

Chủ Đề