Thế hệ bông tuyết là gì

Ừm, mọi người thường nói stress nó là cái gì đấy theo nghĩa tiêu cực, phải tìm cách loại bỏ nó, hay là "chống" lại nó, hay là "xả" nó. Nghĩa là làm sao cho nó biến mất.

Câu khuyên bảo thường thấy là kiểu "áp lực quá thì chuyển, đổi qua cái khác" hay tìm cách "giảm áp lực" .

Thực tế thì stress xuất hiện ngẫu nhiên và độc lập với ý kiến chủ quan của chúng ta như kiểu thời tiết, chúng ta có quyền than vãn kiểu "mẹ, sao hôm nay vừa mưa vừa rét" nhưng ta biết là ta chả thể làm gì để thay đổi thực tế đó, ta chỉ tìm cách thích ứng với việc mưa và rét thôi.

Stress cũng vậy, nhiều khi stress tự xuất hiện dù cho cuộc sống có đơn giản và thoải mái đến đâu. Đi ỉa không được stress, uống nước bị hóc stress v v...

Đối diện với stress nên được tiếp cận trực diện để giải quyết tận gốc nó chứ không tìm cách trốn hay "xả" . Trong đó có 2 hướng quan trọng:

- Không stress hoá sự việc: nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc độ khách quan, hướng vào "giải pháp" chứ không hướng vào nguyên nhân. Ví dụ ỉa không được, hướng tiếp cận sẽ là "ỉa không được thì nên làm gì" thay cho việc "sao mình lại ỉa không được".

- Nâng cao khả năng chống stress. Chịu stress là một khả năng bẩm sinh và mỗi người có một " ngưỡng chịu stress" khác nhau. Giống như ngưỡng chịu đau, có người chịu đau rất tốt, có người không chịu được. Khác với ngưỡng chịu đau là 100% bẩm sinh, ngưỡng chịu stress là một khái niệm tâm lý và có khả năng rèn luyện được. Việc rèn luyện này là kinh nghiệm cá nhân và mình chưa nghĩ được kỹ để nói được rõ là bước 1 bước 2 thế nào. Tuy nhiên tập thiền là biện pháp cực hữu ích để nâng cao khả năng chịu stress.

Với trẻ con, thay vì việc tạo cho nó môi trường "không stress" , việc mình làm là hướng dẫn nó thích ứng và nâng cao khả năng chịu stress, đây là một kỹ năng sống quan trọng, có thể nâng lên ngang với năng lực sinh tồn hay có tầm quan trọng thậm chí còn hơn cả sức khoẻ thể chất.

Việc cuối cùng, cũng chưa nghĩ kỹ lắm, nhưng stress có thể lây, một người bị stress có thể làm lây trạng thái cảm xúc đó cho người xung quanh. Trong gia đình có người dễ stress có thể làm lây cho người khác, nên tốt nhất không nên sống chung nhà với mấy người dễ stress. Việc này mình rút ra từ mẹ mình, mẹ mình cực dễ stress, việc lông gà vỏ tỏi gì cũng sẵn sàng nhảy lên chồm chồm, mắt long sòng sọc, nói lạc cả giọng. Hồi còn nhỏ mình sống trong môi trường stress hơn nhiều so với hiện nay. Tuy nhiên cũng không chắc, có thể nhờ đó mà ngưỡng chịu stress của mình được rèn luyện cao hơn không biết chừng. Việc này chưa nghĩ kỹ lắm.

Thuật ngữ “snowflakes” và “snowflake generation” thường được sử dụng đặc biệt phổ biến kể từ khi xảy ra các cuộc đụng độ trong khuôn viên trường học tại nước Mỹ vào năm 2016. Thuật ngữ này xuất phát từ thái độ phẫn nộ của sinh viên đối với sự thiếu văn hóa từ những bộ trang phục Halloween. Vậy snowflakes là gì, thế hệ snowflakes gồm có những ai? Hãy cùng Leflair giải mã thuật ngữ “gen Z” này nhé!

Xem thêm: Mối Quan Hệ Toxic Là Gì? Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Ở Trong Mối Quan Hệ Toxic

Theo từ điển Oxford thì từ “snowflake” sẽ có nghĩa là “bông tuyết”. Còn trong tiếng lóng Snowflake sẽ mang ý chỉ những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương, xúc phạm bởi những hành động và lời nói của người khác. Và thuật ngữ “snowflake” là gì mà giới trẻ thường sử dụng sẽ theo cách hiểu thứ hai. Bởi vì nó chỉ về thực trạng của các bạn trẻ hiện nay trong xã hội với cái tôi cá nhân cao, lối sống cho phép bản thân làm mọi thứ mà mình muốn, thế nhưng lại dễ  bị tổn thương và tự tổn thương chính mình.

Nói cách khác thì snowflake là cụm từ mô tả người có tâm hồn nhạy cảm, rất dễ cảm thấy bản thân bị người khác xúc phạm, coi bản thân mình là trung tâm của vũ trụ và muốn mọi thứ trên thế giới phải xoay quanh họ và cảm xúc của họ. Đây là một thế hệ trẻ mỏng manh, dễ tan vỡ và thiếu khả năng phục hồi lại như cũ như những “bông tuyết”.

Vậy nên khi bạn gọi ai đó hoặc ai đó gọi bạn là “snowflake”, thì ý của họ rằng bạn là một người dễ bị kích động, dễ nhạy cảm với những điều “tầm thường” và có khả năng tự vệ kém hoặc không có khả năng phòng bị trước các ý kiến trái chiều, bất đồng quan điểm.

Xem thêm:Lucid Dream Là Gì? Cách Để Có Những Trải Nghiệm Thú Vị Với Lucid Dream

Nguồn gốc của Snowflake

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa, vậy nguồn gốc của từ snowflake là gì?

Theo quyển từ điển Merriam-Webster, thuật ngữ “Snowflake” đã xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1860s. Tại thời điểm đó, từ “snowflake” được những người ủng hộ việc bãi bỏ chế độ nô lệ ở Missouri dùng để ám chỉ những người phản đối chế độ này. Ngoài ra, thuật ngữ này, còn mang ngụ ý chỉ màu trắng của “bông tuyết”, mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc, họ đánh giá người da trắng cao hơn người da đen.

Tuy nhiên, sau khi trải qua gần 2 thế kỷ, thì nghĩa của từ “snowflake” cũng đã có sự thay đổi về ngữ nghĩa và có ý nghĩa hiện đại khác xa rất nhiều với nghĩa nguyên bản. Cuốn sách Fight Club của tác giả Chuck Palahniuk [1996] đã đặt lại ý nghĩa hiện đại của “snowflake” thông qua câu thoại nổi tiếng “You are not special, you are not a beautiful and unique snowflake.”

Cho đến nay, tại phương Tây, thế hệ trẻ rất phản đối cách ví von của thuật ngữ “bông tuyết” bởi vì họ cho nó là một sự “xúc phạm”, thế nhưng cụm từ này đã được đưa vào từ điển Collins English vào năm 2016.

Tính cách thường thấy của những người Snowflake

Có thể nói “snowflake” mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc, bởi nó đại diện cho một thành phần giới trẻ mắc phải “hội chứng mỏng manh” như bông tuyết. Vậy tính cách thường xuất hiện của những người snowflake là gì? Những người thuộc “thế hệ bông tuyết”  sẽ có những đặc điểm thường thấy  như sau:

  • Khả năng chịu đựng kém, hay than thở và dễ dàng bỏ cuộc: Chắc có lẽ bởi vì họ được bảo bọc quá kỹ trong sự chăm sóc quá mức của gia đình, cuộc sống vật chất đầy đủ. Vậy nên mỗi khi gặp phải khó khăn họ sẽ không có khả năng chịu đựng tốt như những người khác, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, than thở và tìm cách bỏ cuộc. Những người này thường cũng hay trách móc, biện minh cho hành động của mình và cũng đặt kỳ vọng quá cao về công việc mà bản thân không có khả năng thực hiện.
  • Dạng người tự cao tự đại và cho bản thân là “trung tâm của vũ trụ”: “Các bông tuyết” là những người không biết nhận lỗi và cũng không thích bị chỉ trích bởi bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào. Họ còn mong muốn rằng tất cả mọi người đều phải quan tâm cảm xúc của họ, coi trọng cảm xúc của họ.
  • Tự cho bản thân mình “cao quyền” hơn người khác: Những người thuộc thế hệ “bông tuyết” thường mong muốn tất cả mọi sự việc xảy ra đều bắt buộc phải xoay quanh mình, họ cho mình quyền “tự do ngôn luận”, xúc phạm người khác nhưng đặc biệt lại không cho phép người khác phản đối ý kiến, quan điểm của mình.
  • Tính cách của họ mong manh, dễ vỡ như “bông tuyết” và đổ lỗi cho người khác: Những người này có xu hướng cho rằng bản thân mình dễ bị tổn thương và bản thân phải gánh chịu khổ sở đủ điều. Họ lúc nào cũng trong trạng thái buồn tủi, đau đớn,… để rồi sau đó họ tìm nguyên nhân để đổ lỗi những cảm xúc ấy của mình là do một người khác gây ra.
  • Thay vì hành động, những “bông tuyết” có xu hướng than vãn, đổ lỗi hơn là hành động: Họ thường sẽ tìm ra được nguyên nhân cho sự xúc phạm mà mình phải gánh chịu. Tuy nhiên, sau đó, họ sẽ biến mình thành nạn nhân, rồi tiếp tục “sự nghiệp than thở” thay vì họ tìm ra cách để khắc phục.
  • Các bạn ấy thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần về quá khứ [có thể không có thật] để làm bản thân trở nên “tội nghiệp” hơn: Họ sẽ kể đi kể lại những biến cố không may trong quá khứ mà bản thân đã phải trải qua, tuy nhiên có thể những biến cố đó được tạo dựng lên dựa trên trí tưởng tượng của họ về cuộc sống, để khiến bản thân trở nên bi ai, khổ cực hơn người khác.
  • Họ là “những đứa trẻ không chịu lớn”: Họ đặc biệt không thích và cũng không có tinh thần nhận trách nhiệm cho những lỗi lầm của chính mình.

Thế hệ “gen Z” hay nói cách khác là hầu hết các bạn trẻ ngày nay được xem là thế hệ của sự thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên họ thường được sống trong sự bảo bọc của cha mẹ, nên tính cách của họ có thể “mong manh” hơn do thiếu sự trải nghiệm thực tế. Những lời góp ý có thể mang đến sự tổn thương nhưng mục đích chính của nó chính là động lực để giúp con người xây dựng tính cách tốt đẹp hơn và nâng cao hiệu suất làm việc. Thế nhưng những bạn thuộc “bông tuyết” lại coi “sự góp ý”  là một hành vi xúc phạm cá nhân, đây thực sự là dấu hiệu đáng báo động vì nó sẽ ức chế sự cải thiện của bản thân họ.

Những biến cố nhỏ thường xuyên xảy ra trong cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi như: Công việc không ổn định, bản thân không hòa hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trách mắng, chia tay với người yêu,… Tất cả đều có nguy cơ khiến họ bị tổn thương, bị mệt mỏi và tiếp tục than thân trách phận, đổ lỗi. Họ sẽ xem những cái khổ của bản thân là điều lớn lao, quan trọng và gây ra đau đớn tột cùng, rồi sau đó họ cảm thấy mình đặc biệt hơn người khác nhiều và cần được quan tâm, nâng niu như những bông tuyết.

Vậy nên, sau khi biết snowflake là gì, thì bạn cần phải cân nhắc khi đề cập đến một ai đó, vì rất có thể họ thật sự chính là những “snowflake” thật sự, và chắc chắn họ sẽ bị tổn thương trầm trọng bởi lời nói đó. Nếu bạn có một người bạn thuộc tuýp “snowflake” thì hãy giúp đỡ, quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của họ bạn nhé!

Trên đây là bài viết về “Snowflake Là Gì? Những Người “Mỏng Manh” Nhạy Cảm, Dễ Bị Kích Động”, Leflair hy vọng các bạn có thể có được đầy đủ các kiến thức cần có về “snowflake” để sử dụng từ này đúng lúc và giúp bạn có thể hiểu hơn về những người “bông tuyết”. Hãy ghé thăm blog Leflair để biết thêm nhiều điều thú vị khác nhé!

ĐĂNG KÝ NGAY !

Nhận thông báo về các ưu đãi độc quyền mỗi tuần!

Tôi muốn nhận được tin tức và các ưu đãi đặc biệt!

Chủ Đề