Thế ký bao nhiều nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu

Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 105 để nhận xét, đánh giá. 

- Nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.

Lê Thái Tổ - Lê Lợi

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hậu Lê

Lê Thái Tổ [1428-1433] sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Xem thêm: Lê Thái Tổ - Lê Lợi

Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hậu Lê

Lê Thái Tông [1433-1442] tên huý là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần, lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình.

"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua thiên tư sáng suốt nối vận thái bình: bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ, xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy hoạ..." 

Lê Thái Tông lên ngôi vua mới 11 tuổi, còn quá trẻ lại phải đối phó với tình hình triều đình khá phức tạp. Mâu thuẫn và chia rẽ giữa hai lực lượng: một bên là các công thần khai quốc, đứng đầu là Đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân; một bên là những quan lại khoa bảng. Mặc dù vậy Thái Tông vẫn đủ bản lĩnh để không cho các đại thần hoàn toàn thao túng.

Xem thêm: Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long

Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hậu Lê

Lê Nhân Tông [1442-1459] tên huý là Bang Cơ, con thứ của Lê Thái Tông, sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu - 1441. Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu - 1441 được lập là Hoàng Thái tử, ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất - 1442 lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Lúc đó Lê Nhân Tông mới 2 tuổi, Thái hậu Tuyên Từ phải buông rèm nhiếp chính.

Tháng 11 năm Quý Dậu - 1453, vua 12 tuổi, Thái hậu trả quyền chính cho vua rồi lui về ở cung riêng. Vua đổi niên hiệu là Diên Ninh, đại xá cho thiên hạ. Người đời bấy giờ ca ngợi tài năng và đức độ của vua.

"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú, đàng hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi, giết hại. Thương thay!".

Trước kia, Dương Thị Bí là mẹ Nghi Dân có tội với Lê Thái Tông, nên Nghi Dân không được lập làm thái tử, mới ngầm chứa mưu gian nhòm ngó ngôi báu, cùng bọn đồng đảng là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng cầm đầu bọn vô lại côn đồ, đêm ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão - 1459 bắc thang chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ Hoàng thái hậu.

Lê Nhân Tông bị giết chết lúc mới 19 tuổi, làm vua được 17 năm.

Nghi Dân tự lập làm vua, nhưng chỉ 8 tháng sau lại bị các đại thần là Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết bọn phản nghịch, giáng Nghi Dân xuống tước hầu, rồi lập Hoàng tử Tư Thành lên làm vua, đó là Lê Thánh Tông.

Xem thêm: Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ

Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hậu Lê

Lê Thánh Tông [1460-1497] tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý.

Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua.

Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. 

Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta. 

Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông. 

Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.

Xem thêm: Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành

Lê Hiến Tông - Lê Sanh

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Hậu Lê

Lê Hiến Tông [1498-1504] tên huý là Huy, con trưởng của Lê Thánh Tông, mẹ là Trường Lạc Thánh Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ hai của Trình quốc công Đức Trung.

Hiến Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ - 1461. Ông mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý - 1504, ở ngôi được 6 năm, thọ 44 tuổi.

Xem thêm: Lê Hiến Tông - Lê Sanh

Hãy nêu những dẫn chứng cho thấy nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu từ đầu thế kỉ XVI? Hậu quả của việc chia cắt Nam Triều và Bắc Triều là gì?

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu về tình hình nước ta ở thế kỉ XVI

  • Hãy nêu những dẫn chứng cho thấy nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu từ đầu thế kỉ XVI?
  • Hậu quả của việc chia cắt Nam Triều và Bắc Triều là gì?

Bài làm:

Những dẫn chứng cho thấy nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu từ đầu thế kỉ XVI là:

  • Vua quan chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm bắt nhân dân xây thêm cung điện.
  • Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để giành quyền lực.
  • Đất nước rời vào cảnh loạn lạc, nghèo đói.

Hậu quả của việc chia cắt Nam Triều và Bắc Triều là:

  • Đất nước chia cắt
  • Gây ra cuộc nội chiến kéo dài 50 năm

Vua quan ăn chơi xa xỉ. -Đầu thế kỷ XVI chính quyền phong kiến nhà Lê bắt đầu suy yếu, thoái hóa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu đó ? Vua quan nhà Lê đầu thế kỷ XVI phần lớn xuất thân từ mua quan bán tước thiếu về năng lực nhân cách , chỉ lo ăn chơi xa xỉ, phung phí tiền của, nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẩn ,tranh giành quyền lực làm cho chính quyền nhà Lê suy yếu . Lê Uy Mục ở ngôi từ năm 1505 đến năm 1509, là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê. Ông được xem là một vị Hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, chủ trương giết hại các tôn thất. I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI : 1 . TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ : Lê Uy Mục Đêm nào cũng cùng cung phi vui đùa uống rượu quá độ, khi rượu say thì giết cung phi... Dưới thời Lê Uy Mục ai là người nắm hết quyền bính? Là quý tộc ngoại. Còn giết hại công thần tôn thất nhà Lê. Sau đó Lê Uy Mục bị giết, Lê Tương Dực lên thay. “Nhưng Lê Tương Dực cũng tỏ ra hung ác không kém Lê Uy Mục. Bây giờ, nạn đói trầm trọng đang lan tràn nhiều nơi, Tương Dực vẫn huy động dân phu xây dựng nhiều cung điện tốn kém, phá đi làm lại nhiều lần. Quân lính, dân phu khổ sở vì lao dịch và bệnh tật, chết rất nhiều”… Ông bắt nhân dân xây Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn, mãi mê ăn chơi trụy lạc “ Tướng hiếu dâm như tướng lợn” => Vua Lợn. Vậy ai là người làm loạn dưới triều Lê Tương Dực? tướng Trịnh Duy Sản. “Dưới triều Lê Tương Dực mọi quyền hành nằm trong tay Trịnh Duy Sản. Năm 1516 Duy Sản giết Lê Tương Dực lập Quang Trị mới 8 tuổi lên làm vua nhưng 3 ngày cũng bị Duy Sản giết chết. Sự chuyên quyền của Trịnh Duy Sản đã gây ra những phe phái mới do các tướng võ cầm đầu, tranh giành, đánh giết liên miên suốt hơn 10 năm”. Em có nhận xét gì về các vua Lê đầu TK XVI so với vua Lê Thánh Tông? Kém về năng lực và nhân cách  đẩy dân vào đời sống khổ cực – nhà Lê vào suy vong.

Làm cho đất nước suy vong , đời sống nhân dân khổ cực, nhân dân câm hận chính quyền phong kiến .Từ đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong xã hội , làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân .

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề