Thế nào là nguyên tố vi lượng cho 5 ví dụ

Câu 2: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?

Xem lời giải

Câu hỏi: Vai trò của nguyên tố vi lượng?

Trả lời:

Nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sự sống: tham gia cấu tạo enzim, vitamin, hoocmon, có vai trò điều tiết các quá trình trao đổi chất trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về các nguyên tố vi lương, đa lượng nhé!

1. Nguyên tố hóa học, nguyên tố vi lượng và đa lượng

a. Các nguyên tố hóa học:

- cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

b. Các nguyên tố đa lượng

- C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.

Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

+ Cấu tạo nên các hợp chất [vô cơ, hữu cơ] xây dựng cấu trúc tế bào.

+ Cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật.

+ Có vai trò quan trọng trong dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ thể sống.

+ Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kỉnh.

c. Nguyên tố vi lượng

- Fe, Cu, Mo, Bo, I… là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.

- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.

2. Nước và vai trò của nước trong tế bào

a. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước

* Cấu trúc

- 1 nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị.

- Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu do đôi electron trong liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.

* Đặc tính

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.

b. Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

3. Một số ví dụ về nguyên tố vi lượng ở cơ thể người:

+Sắt là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin – một prôtêin phức tạp, một huyết sắc tố có trong máu, có khả năng thu nhận, lưu trữ và phóng thích oxi trong cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu máu, da nhợt nhạt, khó thở,…

+I-ốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp. Thiếu iot sẽ bị bệnh bướu cổ.

+Kẽm có vai trò quan trọng: trẻ thiếu kẽm sẽ còi xương, chậm lớn, dễ bị bệnh ngoài da, giảm đề kháng; đối với phụ nữ có thai, thiếu kẽm có thể khiến thai nhỏ, hoặc có thể lưu thai; kẽm cần thiết cho thị lực;…

+Magie giúp cơ thể sử dụng tốt canxi, do vậy có vai trò bảo vệ men răng và chống loãng xương.

+Mangan giúp chống loãng xương; giúp sự phát triển ổn định của xương ở trẻ nhỏ.

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 1 [trang 18 sgk Sinh 10]:

Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người

Lời giải:

- Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng dưới 0.01% [so với hàm lượng chất khô]. VD: Fe, Mn, Cu, Ag,… Nguyên tố vi lượng tham gia các hoạt động sống của tế bào bằng cách tham gia hoạt hóa các enzyme, enzyme thực hiện xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào.

- Ví dụ: + Fe là thành phần rất quan trọng của hêmôglôbin trong hồng cầu hoặc mạch cầu, tuy chỉ chiếm một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bướu cổ.

+ Cl là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng, nó tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây, tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với xúc tác của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men. Ngoài ra, Cl còn tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây và đóng vai trò điều hòa hoạt động của những tế bào vảo vệ khí khổng từ đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước,…

+ Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ [một nguyên tử trong sô 16 triệu nguyên tử H], nhưng thiếu nó cây cối sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết.

+ Cu là thành phần cần thiết cho sự hình thành Diệp lục, ngoài ra nó còn làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây.

Kết luận: Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim.

Xem toàn bộGiải Sinh 10:Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Các nguyên tố mà lượng chứa ít hơn 10−4 được gọi là các nguyên tố vi lượng. Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho cuộc sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn. Lượng cần dùng hằng ngày của một người trưởng thành khỏe mạnh ở vào khoảng từ một vài trăm micrôgam [cho selen và asen [thạch tín]] cho đến một vài miligam [sắt và iod].

Trong một số sách giáo khoa chúng được phân biệt với lượng tố: calci, magiê, natri, clo, lưu huỳnh và phosphor. Chúng phải được đưa vào cơ thể với số lượng lớn hơn [cho đến vài trăm miligam hằng ngày].

Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu [cần thiết cho cuộc sống] là:[cần dẫn nguồn], crôm, sắt, fluor, iod, coban, đồng, mangan, molypden, selen, vanadi, kẽm và thiếc.

Các vi lượng tố này hoặc là một thành phần quan trọng của các enzyme, vitamin và hoóc môn hay tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định có vai trò như là coenzym xúc tác hay hoạt hóa.

Các nguyên tố sau đây nói chung không được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu hoặc là chức năng của chúng chỉ mới được phỏng đoán: bari, bismut, boron, lithi, kền [niken], thủy ngân, rubiđi, silic [silicon], stronti, teluride, titan và wolfram [tungsten].

Thiếu vi lượng tố có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh: thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu [thiếu hồng huyết cầu trong máu], thiếu kẽm ảnh hưởng đến các hoóc môn tăng trưởng, thiếu iod gây ra bệnh bướu cổ, thiếu kẽm có thể gây ra vô sinh.

Có một chế độ ăn uống hợp lý cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các vi lượng tố trong trường hợp bình thường.

  • Danh sách chất dinh dưỡng vi lượng

  Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan đến thực phẩm này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyên_tố_vi_lượng&oldid=68089062”

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi Nguyên tố vi lượng là gì? Cho ví dụ .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Nguyên tố vi lượng là gì? Cho ví dụ.

Quảng cáo

Trả lời:

- Các nguyên tố vi lượng là nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 0,01%.

- Ví dụ: Cu, Fe, Mn, Mg… 

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề