Ý nghĩa của truyện thánh gióng là gì

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” – Hồ Chí Minh

Đất nước Việt Nam – đất nước của sự kiên cường bất khuất, của sự dũng cảm gan trường, mỗi khi tổ quốc lâm nguy, rơi vào thế nguy hiểm, luôn xuất hiện những con người không màng tính mạng để bảo vệ đất nước. Tinh thần yêu nước ấy một lần nữa được thể hiện qua truyện “Thánh Gióng

Tầm vóc con người Việt Nam

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược.

Câu chuyện khắc họa một vị anh hùng dũng mãnh, có sức mạnh phi thường sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ. Thánh Gióng sinh ra từ nhân dân, là đứa con của một dân tộc vĩ đại, như một lời khẳng định cho tầm vóc cao lớn của người Việt Nam. Người Việt Nam chân yếu tay mềm, lam lụng vất vả song lại có ý chí quật khởi, sẵn sàng chiến đâu để bảo vệ tổ quốc khi cần. Con người Việt Nam được đặt trong sự dung hòa của thiên nhiên và con người, của mềm mỏng và cứng rắn không thua kém bất cứ cường quốc nào.

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Truyền thống yêu nước – sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử đất nước

Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, khi người dân mới chỉ biết nhặt quả săn bắn, cho đến khi biết trồng trọt chăn nuôi, lòng yêu nước đã là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của dân tộc. Đặc biệt thể hiện rất rõ trong các táp phẩm văn chương. Hình tượng thánh Gióng được xây dựng nhằm mục đích lớn nhất là truyền tải thông điệp về tinh thần yêu nước đến với những thế hệ sau.

Lột cái dáng vẻ thần thoại ra thì ta có thể nhận thấy ngay rằng, sức mạnh này là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng người – của lòng yêu nước – một sức mạnh lớn lao, phi thường đang lớn lên cực kỳ nhanh chóng mà không gì, không một thế lưc hắc ám nào có thể đánh bại. Và tư tưởng “toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc”  và cũng là một lối đánh truyền thống nhưng không bao giờ lỗi thời qua thời gian, năm tháng đã được thể hiện rất rõ tại đây. Mỗi con người đất Việt tuy bình thường trông có vẻ nhỏ bé nhưng đến khi đất nước lâm nguy thì đều trở nên vĩ đại, phi thường, đều đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Thánh Gióng được sáng tác trước thời điểm đất nước bị xâm lăng lại càng mang nhiều ý nghĩa hơn nữa. Nó như một lời kêu gọi sự đồng lòng đến từ dân tộc và trách nhiệm đến từ các cá nhân. Khi đất nước xâm lăng, không một ai có thể đứng ngoài, ngay cả những con người bình thường nhất cũng trở thành những anh hùng bảo vệ biên cương đất nước. Thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta cũng như tinh thần yêu nước.

Khát vọng hòa bình

Giặc tan, vị anh hùng làng Gióng không về triều lĩnh thưởng mà giục ngựa lên núi Sóc, về trời, hẹn khi nào đất nước lâm nguy thì sẽ trở lại giúp dân đánh quân xâm lược. Bằng cử chỉ cao quý này, truyện muốn ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào.

Viết về chiến tranh, viết về hiểm nguy để làm nổi bật nên giá trị của hòa bình. Tác phẩm thể hiện rất rõ mong muốn có một vị anh hùng dũng cảm có thể đứng ra bảo vệ người dân. Hơn ai hết, họ hiểu rất rõ nỗi cơ cực mà chiến tranh mang lại, họ lo sợ và gửi sự lo sợ ấy vào trong tác phẩm. Tác phẩm thể hiện sự căm phẫn đối với giặc xâm lăng, để từ đó làm nổi bật lên được nỗi niềm trăn trở về một cuộc sống ấm no hạnh phúc. 

Đó là lí do tác phẩm không mang màu sắc u ám của một dân tộc đang chịu cảnh xâm lăng, mà mang âm hưởng của khát vọng hòa bình, độc lập. Họ sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù để đổi lại sự yên bình trên mảnh đất họ đã gắn bó bao năm tháng. 

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lý tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.

Thảo Nguyên

Tóm tắt truyện Thánh Gióng qua những bài mẫu được chọn lọc và kiểm duyệt cực hay, tìm hiểu ý nghĩa truyện Thánh Gióng chi tiết qua bài viết này.

Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện hấp dẫn và có tầm ảnh hưởng lớn với đời sống văn hóa Việt. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng với hình tượng nhỏ bé nhưng sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Cao lớn phổng phao đánh đuổi giặc trong chớp mắt. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, hãy cùng tóm tắt truyện Thánh Gióng và ý nghĩa của truyện.

Khám phá những bài mẫu hay tóm tắt truyện Thánh Gióng và ý nghĩa

Cách tóm tắt truyện Thánh Gióng

Tóm tắt văn bản nhằm vào nhiều mục đích khác nhau. Quan trọng nhất là giúp học sinh nắm bắt được ý chính và hiểu được vấn đề. tóm tắt truyện Thánh Gióng và ý nghĩa hình tượng của truyện Thánh Gióng cũng nhắm vào mục đích đó.

Tóm tắt chính là dựa vào lời văn của chính người kể để thể hiện nội dung chính. Một bài tóm tắt hoàn hảo phải bao hàm các nội dung chính, nhân vật chính. Đây cũng là kỹ năng quan trọng và cần phải rèn luyện hằng ngày.

Khi tóm tắt văn bản, bạn hãy đọc qua văn bản một lượt và xác định nội dung chính. Nói đúng hơn xác định chủ để và tư tưởng của văn bản. Xác định tuyến nhân vật chính và phụ. Đồng thời, tìm các sự kiện diễn biến chính và sắp xếp thứ tự, đi kèm với nhân vật. Sử dụng lời văn của mình để tóm tắt lại câu chuyện. Trong tóm tắt, bạn càng tóm lược được ý chính tốt bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.

Cần lưu ý rằng, bạn không nên thay đổi cấu trúc câu chuyện hay tuyến nhân vật. Tóm tắt thường có dung lượng nội dung ngắn gọn. Nhưng vẫn đảm bảo nội dung chuẩn xác, không yêu cầu sự sáng tạo.

Truyền thuyết Thánh Gióng là một văn bản quan trọng trong chương trình văn học lớp 6. Hãy cùng tóm tắt nội dung câu chuyện để hiểu hơn về tác phẩm. Tham khảo một số bản tóm tắt dưới đây.

Tóm tắt truyện Thánh Gióng [ Mẫu số 1 ]

Vào thời Hùng Vương thứ 6 cai trị nước Nam, có một cặp vợ chồng già sinh sống trong ngôi làng nọ. Mặc dù đã lớn tuổi, sống hiền lành nhưng mãi không có con. Hai người rất buồn và nghĩ cho số phận hẩm hiu của mình. Một ngày nọ, người vợ thấy một dấu chân lạ ở ngoài đồng., bà liền ướm thử. Thật bất ngờ, bà bỗng nhiên thụ thai, cái thai 12 tháng mới chịu sinh ra. Một cậu bé kháu khỉnh, bụ bẫm được đặt tên là GIóng. Nhưng đã ba tuổi mà cậu bé vẫn không biết nói. Ai nấy đều tỏ ra lo lắng.

Cũng vào thời gian này, đất nước gặp nạn xâm lăng. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Gióng nghe tin bỗng chốc lớn nhanh như thổi và xin giúp vua đánh giặc. Gióng yêu cầu nhà vua chuẩn bị vũ khí cho mình đánh giặc. Gióng ăn nhiều, chẳng mấy chốc đã trở thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa và cầm roi sắt. Khi roi sắt gãy, Gióng liền nhổ bụi tre bên đường dùng làm vũ khí giết địch. Sau khi dẹp tan được giặc ngoại xâm, Gióng bay lên đỉnh núi Sóc Sơn và phi về trời. Để ghi nhớ công lao của Thánh Gióng, người dân lập đền thờ vào phong Gióng thành Phù Đổng Thiên Vương.

Tóm tắt truyện Thánh Gióng [ Mẫu số 2 ]

Vào đời vua Hùng Vương thứ 6, có một đôi vợ chồng già mãi vẫn chưa có con. Một ngày nọ, trong lúc đi làm đồng, bà vợ chợt thấy có dấu chân lạ nên đưa chân ướm thử. Kỳ lạ thay, khi về đến nhà bà lại mang thai. Cái thai 12 tháng mới chịu sinh ra một cậu bé kháu khỉnh. Bề ngoài cậu bé không khác gì những đứa trẻ khác, tuy nhiên, đến 3 tuổi, cậu vẫn không nói chuyện.

Năm đó, giặc ngoại xâm tiến đến xâm lược. Tình thế nguy nan, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Nghe được tiếng kêu của sứ giả, Gióng bỗng chốc biết nói và yêu cầu nhà vua chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Gióng ăn mỗi lúc một nhiều, cả làng phải góp gạo để nấu cho cậu bé ăn. Chẳng mấy chốc, cậu bé lớn phổng phao như tráng sĩ. Tay cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt và cưỡi ngựa sắt đi chiến đấu. Roi sắt gãy, Gióng nhỏ bụi tre bên đường làm vũ khí. Cây tre cháy úa vàng, trở thành biểu tượng của người Việt Nam. Khi dẹp tan giặc ngoại xâm, Gióng chào tạm biệt cha mẹ và bay thẳng về trời. Người đời biết ơn, lập đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.

Ý nghĩa truyện Thánh Gióng

Trong truyện Thánh Gióng, người ta nhớ nhiều đến người anh hùng cầm roi sắt, nhổ tre diệt giặc. Gióng được sinh ra bởi người dân quê chân chất, bởi một dấu chân kỳ lạ. Thánh Gióng tập hợp sức mạnh của cả thiên nhiên và con người. Nhờ vậy, nhân vật hội tụ một nguồn sức mạnh lớn lao có thể đánh tan mọi kẻ thù.

Thánh Gióng là biểu tượng của ý chí quật cường, chống giặc bất chấp khó khăn thử thách. Hình tượng này được xây dựng lên còn thể hiện một thời kỳ lịch sử hào hùng của đất nước. Thời kì của vua Hùng gắn liền với cây lúa nước và quá trình chống giặc đầy hào hùng. Truyền thuyết có nhiều yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhưng nhờ những hình tượng như vậy, người dân có thêm niềm tin vào công cuộc chiến đấu bảo vệ bình yên cho dân tộc.

Một câu chuyện hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Việc tóm tắt truyện Thánh Gióng và ý nghĩa truyện Thánh Gióng giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề. Nhờ vậy mà chúng ta có thêm niềm tin vào công cuộc chống giặc, bảo vệ đất nước. Câu chuyện không chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà còn là bài học đấu tranh sau này. Đây là nội dung quan trọng chương trình Ngữ văn 6. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo. Chúc các em luôn học tập thật tốt.

  • Xem thêm: Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt hay nhất
Văn Học Lớp 6 -

Video liên quan

Chủ Đề