Thế nào là thay đổi bản chất hồ sơ dự thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Đối với trường hợp của bà Hằng, việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định nêu trên. Trong đó, việc nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh hợp đồng tương tự mà nhà thầu thực tế đã thực hiện không bị coi là thay đổi bản chất của nhà thầu.

Một hồ sơ dự thầu được đánh giá là hợp lệ khi nào? Có được bổ sung tài liệu sau khi đã mở thầu, đóng thầu hay không? Những trường hợp nào sẽ bị trả lại hồ sơ dự thầu? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ các quy định về hồ sơ dự thầu mới nhất nhé.

Quy định về hồ sơ dự thầu

Căn cứ Quy định về hồ sơ dự thầu tại Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về việc đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu như sau:

+ Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

+ Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu [nếu có] theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu [nếu có] hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

+ Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính [nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh];

+ Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu [nếu có];

+ Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

+ Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

Theo điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Đồng thời, tại Điều 16 Nghị định này cũng quy định rằng:

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

Có thể thấy, làm rõ hồ sơ dự thầu, bổ sung tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm sau thời điểm đóng thầu là một trong những quyền lợi của nhà thầu khi dự thầu.

Quy định về hồ sơ dự thầu đã nêu rõ: Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Do đó, nếu như quá trình làm rõ hồ sơ dự thầu mà dẫn đến làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu.

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Vậy còn trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu có được bổ sung, làm rõ hồ sơ dự thầu nữa không?

Theo điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Đồng thời khoản 2 Điều 16 Nghị định này cũng quy định:

Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo đó, trường hợp sau thời điểm đóng thầu, để làm rõ năng lực, kinh nghiệm, nhà thầu gửi các tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đến bên mời thầu thì bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu này để làm cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu.

Có thể thấy, làm rõ hồ sơ dự thầu, bổ sung tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm sau thời điểm đóng thầu là một trong những quyền lợi của nhà thầu khi dự thầu.

Bổ sung làm rõ hồ sơ dự thầu sau đóng thầu [Ảnh minh họa]
 

Trình tự, thủ tục làm rõ hồ sơ dự thầu

Căn cứ Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bên mời thầu gửi văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ dự thầu đến nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần làm rõ.

- Nhà thầu gửi văn bản làm rõ kèm theo các tài liệu [nếu có] theo yêu cầu của bên mời thầu

- Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Cách thức thực hiện:

- Thông qua hệ thống bưu chính, viễn thông;

- Trực tiếp tại trụ sở của bên mời thầu.

Thời hạn giải quyết:

Theo yêu cầu của bên mời thầu và trong thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu.

Lưu ý: Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Trên đây là giải đáp về việc có được bổ sung, làm rõ hồ sơ dự thầu sau đóng thầu không, nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì? Có mấy bản?

>> Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất

Theo phản ánh của bà Hồ Thị Vỹ Hà, hiện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đang thực hiện xét gói thầu thi công, hình thức đấu thầu rộng rãi, với 5 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

Khi đơn vị xét đến gói thầu của nhà thầu liên danh A, hồ sơ dự thầu thiếu các loại sau đây: Báo cáo tài chính từ năm 2014-2016 để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của công ty trong tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm. Việc làm rõ bổ sung về phần năng lực tài chính theo quy định có thể làm thay đổi kết quả chấm điểm phần năng lực tài chính của hồ sơ dự thầu.

Về phần đánh giá năng lực kỹ thuật, thiếu các chứng chỉ, chứng nhận để chứng minh nhân sự chủ chốt, thiếu giấy tờ chứng minh khả năng huy động thiết bị thi công chủ yếu để thực hiện gói thầu theo hồ sơ mời thầu. Việc làm rõ bổ sung về phần kỹ thuật theo quy định có thể làm thay đổi kết quả chấm điểm phần năng lực kỹ thuật của hồ sơ dự thầu.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Hà hỏi, nhà thầu có được bổ sung làm rõ hay không nếu làm thay đổi kết quả chấm thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu so với nhà thầu khác? Trường hợp cho bổ sung làm rõ thì việc thực hiện công tác chấm điểm của các tài liệu làm rõ và bổ sung của nhà thầu sẽ thực hiện như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Theo đó, trường hợp nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm [như hợp đồng tương tự, báo cáo tài chính, chứng chỉ của nhân sự chủ chốt, tài liệu chứng minh khả năng huy động thiết bị] thì bên mời thầu có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu bổ sung, làm rõ. Trường hợp sau khi đóng thầu, nêu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.

Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu [Khoản 2, Điều 16, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP].

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề