Em suy nghĩ như thế nào về quan điểm gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc và tiến bộ

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình.  Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!

Nếu bạn đang cố gắng để hạnh phúc thì thật sự bạn chưa phải là người hạnh phúc. Nói cách khác, hạnh phúc là một thái độ sống được bạn lựa chọn và thực hiện mỗi ngày chứ không phải đích đến hay kết quả. Vậy điều gì làm nên con người hạnh phúc? Cùng tham khảo những “dấu hiệu” của người hạnh phúc để bắt đầu hạnh phúc từ hôm nay nhé!

Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc khi mua một món đồ mới, đổi xe, thăng chức, lên lương… nhưng liệu bạn có cảm nhận được niềm vui trong suốt chặng đường dài để đạt được điều mình mong muốn đó không?

Đôi khi hạnh phúc lại đến từ những khoảnh khắc nhỏ trong cuộc sống thường ngày. Đó có thể là lúc bạn lắng mình để nghe một ca khúc yêu thích, tận hưởng trọn vẹn một bữa sáng đơn giản hay chỉ là cuộc trò chuyện vui vẻ với người thân. Những điều ước lớn lao có thể lâu mới đạt đến, sao không chọn những niềm vui bé nhỏ để làm động lực sống mỗi ngày!

Ở đâu có người hạnh phúc, ở đó có tiếng cười. Tự thân người hạnh phúc luôn có sẵn sự lạc quan, nên họ biết cách tạo bầu không khí tươi vui. Đối với họ, mang đến niềm vui và chia sẻ niềm vui chính là cách khiến bản thân hạnh phúc. Họ biết cách động viên để người bi quan tự tin hơn, cũng như sẵn sàng chia sẻ sự hứng khởi khi người khác đạt được thành công.

Người hạnh phúc hiểu rõ những đổi thay là một phần của cuộc sống. Vì thế, họ đón nhận mọi thử thách với tâm thế sẵn sàng. Đồng thời, họ xem khó khăn như cơ hội để học tập những điều mới và rèn luyện bản lĩnh. Đó là lý do họ dễ dàng đạt thành công hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Công việc và cuộc sống là hai mặt thiết yếu, có mối quan hệ tương hỗ. Hiểu được điều đó, người hạnh phúc biết cách cân bằng quỹ thời gian cho công việc và cuộc sống. Với thái độ ‘giờ nào việc nấy’, họ tập trung tối đa trong suốt 8 tiếng làm việc. Do đó, họ bước ra khỏi văn phòng với tâm trạng thoải mái nhất và tận hưởng cuộc sống sau giờ làm một cách trọn vẹn. Điều này giúp họ cảm thấy không vướng bận khi dành thời gian cho sở thích cá nhân. Hơn thế, dành thời gian làm điều mình thích là cách để họ lấy lại năng lượng để làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.

Người hạnh phúc đón nhận quan điểm người khác với tinh thần cởi mở, không phán xét và áp đặt. Họ hiểu rõ việc giữ những định kiến và cái "tôi"chỉ làm tăng cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, họ chọn cách lắng nghe để thấu hiểu, tôn trọng cảm xúc của người khác và đưa ra những lời khuyên phù hợp bằng sự cảm thông trọn vẹn.

Người hạnh phúc trân quý những khoảnh khắc họ đang trải qua, thay vì dành nhiều thời gian để tiếc nuối quá khứ hoặc âu lo cho tương lai. Người hạnh phúc luôn tỉnh táo dự trù những tình huống có thể xảy ra và đối mặt với những rủi ro một cách sẵn sàng. Họ ​luôn chủ động xây dựng các kế hoạch bảo vệ trong tương lai để yên tâm tận hưởng từng phút giây trong cuộc sống hiện tại. Trong cuộc sống hiện đại, bảo hiểm nhân thọ được xem là một trong những giải pháp tối ưu giúp họ thực hiện điều này.

>> Để thấu hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa bảo hiểm nhân thọ, xem thêm TẠI ĐÂY.

Người hạnh phúc luôn toát lên một nguồn năng lượng lạc quan khiến mọi thứ xung quanh trở nên nhẹ nhàng và ngập tràn cảm hứng. Hãy duy trì những cảm xúc tốt đẹp trong chính bạn để truyền hạnh phúc đến những người thân yêu!

'Giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc'

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Hãy tưởng tượng bạn có thu nhập hàng trăm nghìn đô la một năm, sở hữu ít nhất một ngôi nhà và có khoản tài sản trị giá 1 triệu đôla. Rõ ràng đó là dấu hiệu của sự thành công dựa trên chuẩn mực toàn cầu?

Thực tế không phải như vậy.

Một cuộc khảo sát đối với các nhà đầu tư tại Mỹ do hãng dịch vụ tài chính toàn cầu UBS thực hiện cho thấy 70% những người đạt các tiêu chuẩn nêu trên không tự nhận mình giàu có.

Chỉ có những người với khối tài sản giá trị trên 5 triệu đôla mới tự tin cho rằng mình không cần phải lo lắng về tương lai, trong khi phần lớn những người khác đều lo sợ cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xảy ra một biến động nào đó.

Quảng cáo

May mắn hay tài năng quyết định để bạn giàu nhanh?

Hồi hương: Khó hay dễ hội nhập?

Phải nhậu giỏi mới nhanh lên sếp?

Nếu ngay cả những triệu phú còn không cho rằng mình giàu, thì những người còn lại trong chúng ta phải nghĩ sao? Liệu chúng ta có nên cố gắng khi kiếm bao nhiêu tiền vẫn không đủ để cảm thấy giàu có?

Những nghiên cứu trải dài suốt hàng chục năm nay đã phủ nhận khái niệm tiền bạc có thể mua được hạnh phúc về lâu về dài.

Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngay cả những người trúng xổ số cũng không hài lòng với cuộc sống của mình sau khi nhận thưởng. Báo New York Times hồi tháng Hai năm 2017 còn đưa tin về những tỷ phú phải đi trị liệu về tâm lý.

"Khi trở nên giàu có hơn, con người ta thường trở nên thoả mãn trong thời gian đầu, thế nhưng sự thoả mãn không kéo dài," Jolanda Jetten, một giáo sư về tâm lý xã hội tại Đại học Queensland của Úc, tác giả cuốn The Wealth Paradox, giải thích.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bà cho biết nhiều người có thu nhập cao vẫn không thể đạt được sự thoả mãn ngay cả khi họ ý thức rằng đã có được một cuộc sống ổn định, chỉ bởi vì họ cho rằng giá trị của bản thân là do đồng tiền quyết định.

Jetten giải thích điều này là do những người giàu thường so sánh thu nhập, các khoản đầu tư, giá trị tài sản của mình với những người còn giàu hơn, thay vì so sánh bản thân với phần lớn xã hội.

"Càng làm ra nhiều tiền bao nhiêu thì bạn càng muốn nhiều tiền hơn bấy nhiêu - nó giống như một cơn nghiện," bà nói.

Ẩn ý sau câu nói "tôi đang bận"

'Sống ở Mỹ, nên học cách tự tin'

Đó là vòng quay đã trở nên quá quen thuộc với Pia Webb, một chuyên gia tư vấn về cuộc sống và sự nghiệp, người đã làm việc với rất nhiều các quản lý cao cấp tại châu u. Ngay cả ở quê hương bà, Thuỵ Điển, quốc gia vốn có nền dân chủ xã hội và coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhiều người vẫn tự so sánh mình với những người có thu nhập cao hơn, bà cho biết.

"Không ai ngưỡng mộ bạn vì bạn chăm chỉ lao động ở Thuỵ Điển. Thế nhưng bạn lại phải đối mặt với áp lực phải bắt kịp người khác, thể hiện mình là người có tiền, ví dụ như đi nghỉ với gia đình, sở hữu một chiếc thuyền hoặc một căn nhà nghỉ dưỡng," bà nói.

Webb đã yêu cầu các khách hàng của mình nhớ lại về các trải nghiệm hoặc những món đồ khiến họ cảm thấy hài lòng, thay vì cố gắng kiếm tiền nhiều hơn để bắt kịp với những người ngang hàng.

"Mọi người đều nghĩ rằng tiền là thứ làm nên sự giàu có. Thế nhưng bạn không cần quá nhiều tiền nếu bạn đang thực sự cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại," bà nói.

Webb cũng từng lao đầu theo tiền cho đến khi cạn kiệt sức lực vào 10 năm trước. Giờ đây, bà tìm thấy niềm vui trong những điều nho nhỏ, ví dụ như tắm hơi, đi dạo trong rừng, dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Những người giàu bất hạnh

Nghiên cứu của Jetten chỉ ra rằng những người nghèo khổ đã quen với việc tìm niềm vui trong cuộc sống, và khái niệm niềm vui của họ vượt lên trên tiền và vật chất. Chẳng hạn, họ sẽ thường xuyên dành thời gian cho gia đình hoặc làm các công việc tình nguyện hơn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

"Một cuộc sống lành mạnh liên quan trực tiếp đến nguồn vốn xã hội tại một quốc gia và sự kết nối giữa người với người, bà giải thích.

"Tại các quốc gia đang phát triển, tuy một khoản tiền nhỏ cũng có thể tạo nên một sự khác biệt lớn đối với cuộc sống của một người, mang lại cho họ nhiều hơn nhu cầu thiết yếu, nhưng những người không có gì nhiều cũng không quá sợ hãi sự mất mát," bà nói.

Carol Graham, giáo sư tại trường chính sách công Đại học Maryland, đã gọi nghịch lý này là 'vấn đề của những người nông dân hạnh phúc và các triệu phú bất hạnh'.

"Các quốc gia giàu có hơn thường hạnh phúc hơn những quốc gia nghèo, thế nhưng vấn đề phức tạp hơn như vậy," bà nhận định trong một bài viết năm 2010, trong đó bà cho rằng người dân ở Afghanistan có mức độ hạnh phúc tương đương với người Mỹ Latin.

"Tự do và dân chủ khiến người dân cảm thấy hạnh phúc, thế nhưng những điều này trở nên kém quan trọng hơn khi nhu yếu phẩm còn thiếu thốn. Con người có thể phải đối mặt với sự thiếu thốn và vẫn lạc quan, hoặc có tất cả, và vẫn bất hạnh."

Tất nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta tốt hơn nên sống trong nghèo khổ. Thế nhưng nghiên cứu của Graham chỉ ra rằng những người giàu có thể thích nghi với việc thu nhập thấp hơn trước tốt hơn là họ nghĩ.

Jetten cũng cho rằng những người giàu, vốn đã quen với lối sống lý tưởng, có thể phải học lối sống 'dựa vào nhau và kết nối với nhau', điều khá phổ biến ở các nhóm và xã hội nghèo hơn.

Krishna Prasad Timilsina, một hướng dẫn viên tại Nepal, nói ông đã chứng kiến cảnh người dân ở đây chấp nhận và vượt qua hậu quả của trận động đất tồi tệ nhất ở nước này vào năm 2015 ra sao.

Thảm hoạ đã cướp đi 8000 sinh mạng và khiến hàng nghìn người lâm vào cảnh vô gia cư. Thế nhưng nhiều người dân ở đây vẫn cảm thấy may mắn.

Nguồn hình ảnh, Krishna Prasad Timilsina

Chụp lại hình ảnh,

Sự nghèo đói có khiến bạn hạnh phúc không? Cũng có thể chứ. "Nếu bạn không có xe hơi, bạn sẽ không phải lo lắng về xăng," Krishna Timilsina, 36 tuổi, giải thích

"Một cơn động đất có thể phá huỷ rất nhiều thứ, thế nhưng nhiều người vẫn thấy vui vì họ không mất gia đình… hậu quả đã có thể tồi tệ hơn nhiều," người đàn ông 36 tuổi này nói.

Trên thực tế, trong lúc nền du lịch của Nepal bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm hoạ nói trên, nước này vẫn vượt lên 8 bậc để lên xếp thứ 99 trên 155 quốc gia trong Chỉ số Hạnh phúc Toàn cầu năm 2017, đứng trên cả Nam Phi, Ai Cập và trên cả quốc gia láng giềng Ấn Độ - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên Tilmilsina không tin là đất nước của ông sẽ tránh khỏi tình trạng chạy đua tiền bạc như những quốc gia khác.

"Ở khu vực thành phố, nhiều người được giáo dục lại tỏ ra lo lắng về cuộc sống hơn. Bố mẹ tôi không có tiền nhưng họ lại hạnh phúc hơn tôi," ông cười nói.

Tương lai của sự giàu có

Trong lúc các nghiên cứu về thu nhập và đời sống trở nên đa dạng hơn, ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng hình tượng truyền thống của vật chất - như việc sở hữu một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà, đang thay đổi, do thế hệ thiên niên kỷ ở nhiều quốc gia trở thành thế hệ đầu tiên kiếm ít tiền hơn bố mẹ mình và gặp nhiều khó khăn trong việc mua nhà.

Nguồn hình ảnh, Eileen Cho

Chụp lại hình ảnh,

Eileen Cho cho rằng việc kiếm ra tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư vào bất động sản không khác nào 'bản án chung thân'

Mặc dù thế hệ thiên niên kỷ có thể tỏ ra khó chịu trước điều này, thế nhưng nó cũng có nghĩa là 'thế hệ này sẽ ít phải hứng chịu những tác động tiêu cực của vật chất hơn, ví dụ như sự ích kỷ, ái kỷ...,' Jetten nói.

Cũng có các tín hiệu cho thấy ngay cả những người thu nhập cao, vốn hoàn toàn có khả năng đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, lại chọn trả tiền cho những trải nghiệm. Tại Hoa Kỳ, kể từ năm 1987, tỷ lệ tiêu dùng đối với các sự kiên và các hoạt động mang tính trải nghiệm trực tiếp so với mức tiêu dùng đối với hàng hoá đã tăng 70%, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Eileen Cho, một nhiếp ảnh gia thời trang 25 tuổi người Mỹ sống tại Paris là một ví dụ. Cô lớn lên tại Seattle, thế nhưng cô cho rằng việc kiếm ra tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư vào bất động sản không khác nào 'bản án chung thân'.

Mặc dù được gia đình đề nghị giúp đỡ về tài chính để mua nhà, cô lại quyết định thuê căn hộ 30 mét vuông ở cùng với bạn trai.

"Chúng tôi trả 1.030 đôla một tháng và vẫn có đủ tiền đi du lịch quốc tế," cô nói.

"Đối với tôi, cái quan trọng là có được những trải nghiệm và cảm thấy hạnh phúc. Ngày mai tôi sẽ đi Tây Ban Nha; chuyến đi tiếp theo của tôi là Marrakech."

Đây là cách nhìn mà Pia Webb ủng hộ, mặc dù bà cho rằng những lao động trẻ tuổi cần tránh biến việc du lịch và những trải nghiệm khác trở thành xu hướng cạnh tranh mới.

"Du lịch là cách rất tốt để học về những nền văn hoá khác, để hiểu hơn về bản thân mình và xem mình thuộc về đâu, thế nhưng nó cũng có thể trở thành một kiểu nghiện. Bạn có thể thích thú với việc trải nghiệm những điều mới - cũng giống như những người đi mua sắm. Thế nhưng điều này có nghĩa là bạn không có cuộc sống ổn định, hoặc bạn đang bỏ lỡ thời gian dành cho gia đình," bà nói.

"Lời khuyên tốt nhất của tôi dành cho bạn là hãy tìm những gì phù hợp với mình và học cách để có được hạnh phúc từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, dù bạn ở bất cứ đâu."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Video liên quan

Chủ Đề