Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Tưới nước là một trong những kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái quan trọng nhất. Có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Có khá nhiều phương pháp tưới nước, nhưng kĩ thuật tưới nước nào hiệu quả cho cây trồng? Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho cây trồng:

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

1. Tưới phun mưa: là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định. Béc tưới tự động xoay được với góc 360 độ, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm).

Ưu điểm: là khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi. Đảm bảo năng suất, chất lượng quả. Và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con.

Nhược điểm: vốn đầu tư ban đầu cao, quá trình vận hành tốn điện, nước. Khó châm phân qua đường tưới.

2. Tưới ngầm: là phương pháp tưới nước cho cây ăn trái hiệu quả kinh tế qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước.

Ưu điểm: tưới ngầm tiết kiệm nước. Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn. Và chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng (các loại đất có độ xốp lớn, đát thán bùn).

3. Tưới nhỏ giọt: là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.

Ưu điểm: tiết kiệm lượng nước tưới tối đa. Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhược điểm: đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.

4. Tưới dải:  đây là phương pháp tưới tạo nên một lớp nước mỏng khoảng 5 -6 cm chảy men theo chiều dốc mặt đất và thấm dần vào đất. Được sử dụng để tưới cho các loại cây trồng hàng hẹp như: lạc, đậu, đỗ, vừng.

Tưới dải có ưu điểm là sử dụng một lượng nước khá an toàn, giảm thiểu công lao động và thời gian, cung cấp nước đồng đều và hiệu quả sử dụng nước cao. Tuy nhiên, đối với phương pháp này, ruộng phải thật bằng phẳng, do vậy chi phí đầu tư san mặt bằng ruộng lúc đầu cao và phải có nguồn nước dồi dào.

5. Tưới ngập: là phương pháp cho 1 lớp nước nhất định vào ruộng vườn, trong một thời gian xác định để cung cấp cho cây. Cách tưới này kết hợp được việc tưới nước với tiêu diệt một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất (dế cắn rễ cây, nhộng, các loài ruồi, sâu đục hạt quả xoài và quả các loại cây khác). Áp dụng cách tưới này cho cây ưa nước như cây lúa.

Phương pháp tưới ngập tốn nhiều nước, đất bị gí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước tiêu, kết cấu đất bị phá vỡ, chỉ áp dụng được ở nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt.

6. Tưới rãnh: là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng. Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây ăn trái hiệu quả kinh tế, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

Tóm lại qua nghiên cứu ưu nhược điểm của một số phương pháp tưới nước cơ bản cho vườn cây ăn quả, căn cứ vào điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của bản thân, bà con tự chọn cho mình một phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

dtnkhanh - Canthostnews, Theo Thông tin Khuyến nông Việt Nam

Trồng cây trong nhà để thêm mảng xanh hay tạo nguồn không khí trong lành cho gia đình được rất nhiều người quan tâm. Nhưng vấn đề đáng lo ngại ở đây là cách chăm sóc cây xanh như thế nào là đúng để cây không bị chết hoặc héo

Phương pháp tưới nhỏ giọt

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Những giọt nước nhỏ từ từ vào rễ hoặc bề mặt đất gần gốc cây giúp cây hấp thu đủ lượng nước cần thiết. Nguồn ảnh: Maika – tưới tự động

Hệ thống tưới nhỏ giọt là hệ thống tưới nước chảy ra dưới dạng nhỏ từng giọt. Phương pháp này có nguồn gốc từ Israel giúp tiết kiệm nước và phân bón cho cây. Nước được nhỏ từ từ vào rễ của cây hoặc nhỏ giọt trên bề mặt đất thông qua hệ thống gồm nhiều thiết bị như: van, đường ống dẫn nước…

Phương pháp tưới nước để chăm sóc cây xanh trong nhà này cung cấp nước với áp suất từ 0,8 – 1,5 bar, tốc độ tưới chậm, lượng nước ngấm dần dần vào đất, nhờ thế mà các khoáng chất dinh dưỡng có trong đất không bị rửa trôi, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt còn cho phép bạn bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây

Dù có nhiều ưu điểm là vậy nhưng phương pháp tưới nước nhỏ giọt vẫn tồn tại một số nhược điểm như: tắc nghẽn, phân bổ vùng ẩm, tích tụ muối, chi phí ban đầu cao… Tuy nhiên, những nhược điểm này đều có thể khắc phục nếu như bạn biết trước và có phương án xử lý trước khi thiết kế và thi công.

Chi phí lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt thường khá cao. Nếu không đủ điều kiện tài chính, bạn có thể tự tạo hệ thống tưới nước nhỏ giọt bằng cách tận dụng những chiếc chai nhựa.

Cách làm khá đơn giản. Đầu tiên, bạn sử dụng tuốc nơ vít nhỏ chọc khoảng 2 – 3 lỗ ở đáy chai, sau đó đổ đầy nước và kiểm tra xem nó có nhỏ giọt hoặc thoát nước nhanh không. Tiếp theo, đào một chiếc hố cạnh cây cần tưới và chôn chai xuống đất (khoảng 2/3 chiều dài chai), để lại một phần để có thể quan sát lượng nước còn lại trong chai. Cuối cùng, bạn chỉ cần đổ đầy nước vào chai, có thể thêm phân bón lỏng vào chai và đóng nắp lại là được.

Phương pháp tưới phun tự động

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Phương pháp tưới phun tự động giúp bạn không mất nhiều thời gian mà chỉ cần hẹn giờ trên hệ thống

Hệ thống tưới phun tự động thường được sử dụng cho những khu vườn có diện tích từ 15m2 trở lên hoặc vườn trên mái. Đây là phương pháp tưới phun nước từ dưới lên tán cây thông qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, từ động xoay được 3600, đặt cao khỏi mặt đất 0,5 – 1 m. Tưới phun tự động có đồng hồ hẹn giờ và thời gian phun nên bạn có thể chủ động hẹn thời gian tưới nước cho cây.

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Tưới phun giúp lượng nước được tưới trên diện rộng và làm sạch bề mặt cây xanh.

Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm nước (từ 40 – 50%) so với tưới mặt, khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp), đảm bảo độ phát triển của cây trồng.

Tuy nhiên, vốn đầu tư cho hệ thống tưới phun tự động tương đối lớn, quy trình vận hành tốn điện, khó có thể kết hợp bón phân qua đường tưới như phương pháp tưới nhỏ giọt.

Phương pháp bấc tưới nước DIY

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Thông thường có máy phương pháp chính tưới cây trồng

Phương pháp bấc tưới nước DIY thường được dùng cho các chậu cây cảnh được trồng riêng lẻ

Bạn có thể tự làm phương pháp này bằng các nguyên liệu đơn giản và cũng không tốn nhiều thời gian. Bạn chỉ cần đặt một chai nước bên cạnh chậu cây cần tưới nước và đặt một đầu bấc hoặc ống nhựa vào chai, đầu còn lại vùi xuống đất ngay cạnh gốc. Cây sẽ hút nước từ chai nước đến khi chai hết nước bạn chỉ cần đổ thêm là được.

Đối với phương pháp này bạn nên áp dụng cho cây cảnh hoặc những chậu cây riêng lẻ, đối với những khu vườn lớn phương pháp này khó khả thi.

Với 3 phương pháp này, mỗi khi đi du lịch hay về quê bạn sẽ không cần lo lắng cây của mình bị thiếu nước, khô héo và thiếu sức sống nữa. Đồng thời, những phương pháp này còn giữ cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho cây cối phát triển khỏe mạnh. Từ đó mang đến cho bạn sắc xanh tươi mát cho gia đình bạn.

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Các biện pháp chăm sóc cây trồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo chuẩn bị tốt môn Công nghệ

Bài: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

  • A. Lý thuyết
    • I. Tỉa, dặm cây
    • II. Làm cỏ, vun xới
    • III. Tưới tiêu nước
    • IV. Bón thúc phân
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết

I. Tỉa, dặm cây

- Cách tiến hành: tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bị bệnh, chỗ có cây mọc dày và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.

- Mục đích: đảm bảo khoảng cách, mật độ trên ruộng.

II. Làm cỏ, vun xới

Sau khi hạt đã mọc phải tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng:

- Diệt cỏ dại.

- Làm cho đất tơi xốp.

- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.

- Chống đổ.

III. Tưới tiêu nước

1. Tưới nước: cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.

2. Phương pháp tưới: Thường có các cách tưới sau:

- Tưới theo hàng, vào gốc cây.

- Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh để thấm dần.

- Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng.

- Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.

3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và có thể làm cây trồng bị chết.

IV. Bón thúc phân

- Quy trình bón thúc phân:

+ Bón phân.

+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất.

- Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây mà em biết: bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun mưa.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Có mấy biện pháp chăm sóc cây trồng?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B

Giải thích: (Có 4 biện pháp chăm sóc cây trồng gồm:

- Tỉa, dặm cây

- Làm cỏ,vun xới

- Tưới, tiêu nước

- Bón phân thúc – SGK trang 44,45)

Câu 2: Tỉa và dặm cây có tác dụng:

A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu.

B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống.

C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉa và dặm cây có tác dụng:

- Bỏ cây yếu, cây bị sâu.

- Dặm cây khỏe vào chỗ trống.

- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây – SGK trang 44)

Câu 3: Mục đích của việc làm cỏ là:

A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại.

B. Chống đổ.

C. Làm đất tơi xốp.

D. Hạn chế bốc hơi nước.

Đáp án: A

Giải thích: (Mục đích của việc làm cỏ là: Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại – SGK trang 45)

Câu 4: Mục đích của việc vun xới là:

A. Diệt cỏ dại.

B. Diệt sâu, bệnh hại.

C. Làm đất tơi xốp.

D. Tăng bốc hơi nước.

Đáp án: C

Giải thích: (Mục đích của việc vun xới là: Làm đất tơi xốp – SGK trang 45)

Câu 5: Có mấy phương pháp tưới nước?

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Đáp án: C

Giải thích: Có 4 phương pháp tưới nước:

- Tưới theo hàng, vào gốc cây

- Tưới thấm

- Tưới ngập

- Tưới phun mưa – SGK trang 45)

Câu 6: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì?

A. Tưới theo hàng, vào gốc cây

B. Tưới thấm

C. Tưới ngập

D. Tưới phun mưa

Đáp án: B

Giải thích: (Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới thấm – SGK trang 45)

Câu 7: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới gì?

A. Tưới theo hàng, vào gốc cây

B. Tưới thấm

C. Tưới ngập

D. Tưới phun mưa

Đáp án: D

Giải thích: (Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới phun mưa – SGK trang 45)

Câu 8: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?

A. Cây có thân, rễ to, khỏe.

B. Cây rau màu.

C. Cây lúa.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: (Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây rau màu)

Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?

A. Cây lúa.

B. Cây rau màu.

C. Cây có thân, rễ to, khỏe.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích: (Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng trong nước như lúa)

Câu 10: Quy trình bón phân thúc bao gồm:

A. Bón phân.

B. Làm cỏ, vun xới.

C. Vùi phân vào đất.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Quy trình bón phân thúc bao gồm:

- Bón phân.

- Làm cỏ, vun xới.

- Vùi phân vào đất – SGK trang 46)

Bài: Các biện pháp chăm sóc cây trồng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về các quy trình, các biện pháp chăm sóc cây trồng như tưới nước, bón phân, xới đất...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7