Thông tư hướng dẫn nghị định 166 về cưỡng chế

https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-xay-dung-kiem-tra-van-ban-qppl-va-quan-ly-vi-pham-hanh-chinh/987-987.html https://stp.binhdinh.gov.vn/upload/images/TIN-HOAT-DONG/baner%20con%20stp.png

Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Định https://stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png

Cụ thể, Thông tư quy định đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế và có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, bao gồm các chi phí: Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên; chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật; chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản và các chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).

Về tạm ứng chi phí cưỡng chế, Thông tư quy định trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp, căn cứ dự trù kinh phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.

Về hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế, chậm nhất 10 ngày từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.

Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị chết, mất tích (đối với cá nhân) hoặc bị phá sản, giải thể (đối với tổ chức) mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế và không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định cưỡng chế theo quy định.

Cùng với Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 81/2013 ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị đinh 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành. Sở Tư pháp đã tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định.

Hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải cơ sở; xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kế hoạch Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có nội dung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới, công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương.

Khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện Nghị định 166/2013/NĐ-CP

Qua việc kiểm tra, theo dõi công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh thời gian qua nhận thấy: Trong quá trình thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn như thủ tục cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị. Mặt khác, cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thường không hợp tác hoặc không đủ điều kiện, không có tài sản để kê biên, thậm chí có vụ việc tài sản cưỡng chế không đủ để bù đắp chi phí tổ chức cưỡng chế.

Nghị định 166/2013/NĐ-CP còn quy định chung chung về công tác thi hành cưỡng chế trong xử lý vi phạm hành chính, cụ thể, Nghị định chỉ quy định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thi hành mà chưa quy định chi tiết về việc giao trách nhiệm cho ai, nguồn lực nào và công tác phối hợp, huy động nguồn lực, vật lực trong quá trình cưỡng chế được thực hiện ra sao.

Tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định 166/2013/NĐ-CP cũng quy định người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại Khoản 2, Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự sẽ gặp nhiều khó khăn và thời gian thực hiện kéo dài.

Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện Nghị định 166/2013/NĐ-CP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động, thuyết phục các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật chấp hành các quyết định. Các cá nhân ra quyết định xử phạt phải tăng cường việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thi hành các quyết định;

2. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực quản lý, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế và kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, chính sách;

3. Tăng cường quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước trong công tác này.

Trên đây là báo cáo về việc đánh giá, tổng kết thi hành Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính