Thuốc cam tại sao có chì bên trong

Ngộ độc chì do thuốc đông y? Gần đây có một số trường hợp tự mua thuốc Đông y về để chữa bệnh tay – chân – miệng (bôi hoặc uống) bằng một loại thuốc màu vàng đỏ hoặc hoàn viên… Kết quả đã bị ngộ độc và phải vào viện cấp cứu, có trường hợp đã tử vong.

Y học cổ truyền (Đông y) dược liệu có 3 nguồn: thảo dược (cây cỏ), động vật và khoáng vật. Trong các dược liệu được dùng trong y học cổ truyền có loại dược liệu có nguồn gốc khoáng vật có chứa chì là: duyên đơn, duyên phấn và mật đà tăng.

Duyên đơn gây ngộ độc chì

Còn gọi là hoàng đơn, hồng đơn – (Minium). Duyên đơn có dạng đất, màu đỏ sẫm tươi, làm thành những vỏ dạng vẩy. Dược liệu này vị cay mặn, tính hàn, có độc; có tác dụng giải độc, sinh cơ, nhuyễn đàm trấn kinh.

Hoàng đơn có vị hơi cay, tính hơi hàn, không gây độc, hòa vị, trấn kinh, trừ bệnh sốt rét lâu năm, sát khuẩn, chỉ huyết, chữa bệnh trĩ loét. Công dụng trong sách Dược liệu Việt Nam ghi tác dụng của hoàng đơn dùng ngoài làm thuốc cao dán nhọt.

Thường nấu với dầu vừng và phối hợp với các vị thuốc khác để làm giảm đau, chóng lên da non, chữa chốc lở sưng tấy, chữa bỏng lửa, bỏng nước và các vết thương chảy máu. Dùng trong chữa kinh giản điên cuồng, cầm máu.

Ngày dùng 1 – 2g, uống dạng hoàn tán hoặc thuốc sắc (ít dùng uống vì độc).

Thuốc cam tại sao có chì bên trong

Duyên đơn có dạng đất, màu đỏ sẫm tươi, làm thành những vỏ dạng vẩy

Duyên phấn gây ngộ độc chì

Duyên phấn còn gọi là bạch phấn (Ceru – situm). Là khoáng vật quặng của chì, là một carbonat chì, thường chứa Ag, Sr, Zn, Cs.

Duyên phấn có vị ngọt cay, tính hàn, có độc; có tác dụng tiêu tích, sát khuẩn, giải độc, sinh cơ. Duyên phấn được dùng trị cam tích, hạ ly, đau bụng giun, chứng hà, sốt rét, ghẻ nấm, mụn nhọt độc, vết loét, lở miệng, đan độc và bỏng lửa.

Thường dùng ngoài tán bột mịn và dùng bôi hoặc nấu cao dán. Uống trong, tán bột 3 – 5 phân (1 – 2g) có thể làm hoàn, tán.

Mật đà tăng gây ngộ độc chì

Còn gọi là li tạc (Litharggrum). Là một khoáng vật thứ sinh được tạo nên từ sự biến chất của galen.
Trong thiên nhiên, mật đà tăng là một oxyt chì (đỏ hay toàn phương). Trong thực tế, nó nguyên là dư phẩm của việc chế biến bạc, thường thấy ở đáy lò nấu bạc. Mật đà tăng là một thứ bột màu vàng cam đỏ, to nhỏ không đều, có những tinh thể óng ánh. Tỷ trọng cao, không mùi vị.

Thành phần: chủ yếu là ôxy chì PbO; còn có một phần chì chưa bị ôxy hoá và một số tạp chất khác như Al, Sb, Fe, Cu và Mg. Dược liệu có vị mặn, cay, tính bình, có độc; có tác dụng tiêu thũng sát khuẩn, thu liễm phòng vít mủ, trừ đờm trấn kinh.

Thuốc cam tại sao có chì bên trong

Mật đà tăng là một khoáng vật thứ sinh được tạo nên từ sự biến chất của galen

Người ta dùng mật đà tăng để trị bệnh trĩ lở, thũng độc, mụn loét, thấp sang, các loại vết thương, lỵ lâu ngày, kinh giản. Liều uống trong hằng ngày là 0,5 – 1g. Dùng ngoài chế cao dán nhọt.Trong một số đơn thuốc cổ phương có sử dụng duyên đơn, duyên phấn hay mật đà tăng để chữa bệnh lở loét miệng dưới dạng bôi, làm cao dán mụn nhọt hoặc uống (nhưng rất hạn chế với liều lượng nhỏ).

Do thiếu hiểu biết, một số người cho rằng các khoáng vật trên bôi vào miệng sẽ chữa khỏi bệnh tay – chân – miệng nên đã sử dụng, thậm chí “điếc không sợ súng” lại hoàn viên để uống. Ngày nay không loại trừ người ta đã sử dụng oxy chì nhân tạo bằng cách ôxy hoá chì, nên hàm lượng chì rất cao vì vậy đã dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.

Hiện nay, duyên đơn, duyên phấn và mật đà tăng (những dược liệu có chứa chì) có thể tìm mua với số lượng không hạn chế tại các cửa hàng thuốc Đông y. Vì vậy các cơ quan chức năng phải kiểm soát và có biện pháp quản lý để tránh xảy ra những đáng tiếc đau lòng như vừa qua.    

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

  • Sức khỏe
  • Tin tức

Thứ năm, 7/11/2019, 14:02 (GMT+7)

Phú ThọBệnh nhi 14 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt, da vàng, nôn nhiều sau hai ngày bôi thuốc cam. 

Cháu được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Trung tâm Sản Nhi - bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu hôm 1/11 với gan to, nhiều vết loét ở niêm mạc miệng. 

Trước đó bé ho, khò khè, sốt cao, nhiệt miệng. Người nhà cho bé uống thuốc nam và bôi thuốc cam vào miệng để chữa.

Thuốc cam là tên gọi dân dã của một bài thuốc dân gian chứa các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường cho trẻ nhỏ dùng để trị nóng, lở loét lưỡi, chống táo bón và tăng cường sức khỏe. Bài thuốc này thường được bào chế thành dạng bột màu cam, đỏ nên dân gian gọi chung là thuốc cam.

Tuy nhiên, sau hai ngày sử dụng thuốc nam và bôi thuốc cam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Gia đình đưa bé đến trung tâm y tế huyện khám, được chẩn đoán suy gan cấp nên chuyển lên tuyến tỉnh.

Các xét nghiệm sau đó xác định bệnh nhi bị rối loạn đông máu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng do ngộ độc thuốc nam. 

Ngoài ra, trên ảnh chụp X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của kim loại nghi là chì. Các bác sĩ đã tiến hành định lượng hàm lượng chì trong máu của bệnh nhi. Kết quả cho thấy hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129,8 µg/dl, cao gấp 13 lần so với bình thường, bệnh nhi nhiễm độc chì nghiêm trọng, bệnh viện thông tin hôm 6/11. 

Hình ảnh cản quang của Chì trong phim chụp X-Quang gói thuốc Cam. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

Hình ảnh cản quang của chì trong phim chụp X-quang gói thuốc cam. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

Theo bác sĩ Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mạn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi bị ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể... gây nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc cam để điều trị bệnh cho trẻ. Việc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tuyệt đối không tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Nên đưa con đến cơ sở y tế để khám khi có dấu hiệu bệnh.

Thúy Quỳnh