Thuốc dụng tại chỗ là gì

Chi tiết Thường thức Được viết: 13 Tháng 12 2009 Lượt xem: 13778

Tôi bị sẩn ngứa thành đám ở vùng cẳng chân, tôi đã đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán là bị eczema vùng cẳng chân. Bác sĩ cho tôi dùng thuốc bôi có chứa corticoid. Tôi nghe nói về tác dụng không mong muốn của corticoid dùng đường tiêm và đường uống. Vậy xin hỏi dùng thuốc tại chỗ như thế này có gây ảnh hưởng gì không?

Glucocorticoid [GC] tự nhiên là hormon do tuyến vỏ thượng thận sản xuất, gồm hai chất là hydrocortison và cortison. Ở nồng độ sinh lý chúng có vai trò quan trọng duy trì chuyển hóa năng lượng, duy trì huyết áp, giúp cân bằng nội môi, tăng sức chống đỡ của cơ thể với stress và duy trì các chức năng khác của cơ thể. Sự thiếu GC sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như suy nhược, hạ đường huyết, sốc và có thể tử vong nếu không được điều trị tích cực. Người ta dựa vào công thức của hydrocortison để sản xuất rất nhiều GC tổng hợp [như solumedrol, prednisolon, dexamethason, betamethason] dùng cho mục đích kháng viêm và các bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch, đưa glucocorticoid lên hàng thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. 

GC có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên khi nói đến các chế phẩm có chứa GC dùng tại chỗ là chủ yếu nói đến tác dụng chống viêm và chống dị ứng của thuốc. Bên cạnh các tác dụng tích cực thì cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn do thuốc đem lại, vì thế khi sử dụng thuốc tại chỗ cần lưu ý một số điểm sau:

Trên mắt: Thuốc gây tăng nhãn áp [thường do dạng thuốc nhỏ mắt và thường xảy ra ở người cận thị hay tiểu đường], đục nhân mắt. Vì vậy, cần khám mắt định kỳ trong thời gian sử dụng GC. Không được nhỏ  các chế phẩm chứa GC khi bị nhiễm virut hoặc nấm. Cần thận trọng với bệnh nhân nhiễm Herpes simplex mắt vì có thể gây thủng giác mạc.

Miệng: Dùng GC dạng xịt gây nhiễm nấm Candida ở miệng, ho, khó phát âm và khàn tiếng. Bệnh nhân cần súc miệng sau khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ nói trên.

Trên da: GC được dùng trị bệnh về da như vảy nến, eczema, bỏng da do mặt trời hay do nhiệt, viêm da dị ứng... Các tác dụng không mong muốn ở GC dạng bôi có rất nhiều như teo da, mỏng da, da ửng đỏ hoặc có nhiều vết lằn, có vết bầm và giãn mạch, làm trầm trọng trứng cá đỏ [Rosacea],  mất sắc tố da từng phần, che đậy nhiễm khuẩn và xuất hiện nấm da. Do đó với các thuốc GC dùng ngoài da không được dùng trong các dạng ngứa không phải do viêm vì GC không phải là thuốc chống ngứa,  không được dùng chữa mụn vì có thể gây những tác dụng phụ có hại, không được dùng trị trứng cá đỏ, nấm da, không được dùng bôi chỗ trầy xước.

Bạn bị eczema và bác sĩ đã chỉ định cho bôi thuốc có chứa corticoid, bạn chỉ nên bôi thuốc đúng theo toa và đi khám lại theo lời dặn của bác sĩ điều trị.

BS. Nguyễn Bạch Đằng
suckhoedoisong.vn

Thuốc kháng vi sinh vật tại chỗ bao gồm

  • Các chất khử trùng không đặc hiệu

Kháng sinh có một số chỉ định. Thuốc clindamycin và erythromycin được dùng để điều trị ban đầu hoặc điều trị bổ trợ cho mụn trứng cá Trứng cá nhẹ Trứng cá thông thường là sự hình thành của sẩn comedone, sẩn, mụn mủ, cục hoặc nang do tắc nghẽn và viêm của các đơn vị nang lông tuyến bã ... đọc thêm ở những bệnh nhân không dùng được hoặc dung nạp kháng sinh đường uống. Metronidazole tại chỗ và thỉnh thoảng sulfacetamid tại chỗ, clindamycin, hoặc erythromycin được sử dụng cho trứng cá đỏ Điều trị Trứng cá đỏ là một bệnh lý viêm mãn tính có đặc điểm là nóng bừng mặt, giãn mạch, ban đỏ, sẩn, mụn mủ và trong trường hợp nặng là... đọc thêm . Mupirocin là chất nhạy cảm với các chủng gram dương rất tốt [chủ yếu là Staphylococcus aureus và streptococci] và có thể được sử dụng để điều trị chốc Điều trị Chốc là một nhiễm trùng da bề mặt với lớp vảy tiết hoặc bọng nước gây ra bởi liên cầu Streptococci, tụ cầu Staphylococci, hoặc cả hai. Chốc loét là bệnh chốc mà... đọc thêm khi các mô sâu bên dưới không bị tổn thương. Retapamulin và ozenoxacin là các kháng sinh tại chỗ mới hơn được sử dụng để điều trị bệnh chốc lở.

Thuốc kháng sinh tại chỗ không kê đơn như bacitracin và polymyxin đã được thay thế bằng petrolatum tại chỗ cho các tổn thương da sau phẫu thuật sinh thiết và ngăn ngừa nhiễm trùng tại vị trí vết xước, bỏng nhẹ và sự phá hủy lớp da. Petrolatum tại chỗ có hiệu quả tương đương với kháng sinh tại chỗ và không gây nên viêm da tiếp xúc, trong khi lại hay gặp do kháng sinh hơn đặc biệt là do neomycin. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh tại chỗ và rửa bằng xà phòng sát trùng với các vết thương đang lành có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Các chất khử trùng không đặc hiệu bao gồm dung dịch iốt [ví dụ như iodine povidon, clioquinol], tím gentian, các chế phẩm bạc [ví dụ bạc nitrat, bạc sulfadiazine] và kẽm pyrithion. Iodine được chỉ định cho chuẩn bị da trước phẫu thuật. Tím gentian được sử dụng khi cần sử dụng chất kháng khuẩn/kháng trùng ổn định về mặt hóa học và vật lý, đồng thời ít tốn kém. Các chế phẩm bạc có hiệu quả trong điều trị bỏng, các vết loét và có đặc tính kháng khuẩn mạnh; một số băng vết thương được thấm bạc. Kẽm pyrithione là một chất chống nấm và là một thành phần phổ biến trong dầu gội được sử dụng để điều trị gàu do bệnh vẩy nến hoặc viêm da dầu. Các vết thương đang lành không nên điều trị bằng các chất sát trùng tại chỗ trừ bạc vì chúng gây kích thích và có xu hướng phá vỡ mô hạt.

Tác dụng của thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ là gì?

Thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ là corticoid, thường được sử dụng cho bệnh viêm da, bao gồm:

  • Viêm da cơ địa, bệnh chàm ở trẻ em;
  • Viêm da đầu, chàm tiếp xúc, bệnh viêm da dị ứng với ánh sáng, viêm da kích ứng cơ bản;
  • Phản ứng với vết cắn của côn trùng;
  • Ngứa sần cục;
  • Đau thần kinh tọa;
  • Viêm tai ngoài;
  • Bệnh hăm da;
  • Hăm tã.

Bạn nên sử dụng thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần nhớ rửa tay sạch trước và sau khi thoa thuốc.

Bạn nên bảo quản thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ cho người lớn như thế nào?

Đối với kem thoa da, bạn thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 2-3 lần mỗi ngày.

Đối với dạng lotion, bạn thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 2-4 lần mỗi ngày.

Đối với thuốc mỡ hoặc thuốc dung dịch, bạn thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Liều dùng thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ cho trẻ em như thế nào?

Đối với kem thoa da, bạn thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 2-3 lần mỗi ngày;

Đối với dạng lotion, bạn thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 2-4 lần mỗi ngày;

Đối với thuốc mỡ hoặc thuốc dung dịch, bạn thoa lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày;

Thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ có dạng thuốc mỡ, kem, dung dịch, lotion và hàm lượng 0.5%, 1% và 2.5%.

Khi sử dụng thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Da phồng rộp, bỏng rát, đóng vảy, khô hoặc bong da;
  • Da bị kích ứng;
  • Ngứa, da bị đỏ hoặc đau nhức lan rộng, da bị sưng;
  • Vùng da xung quanh miệng bị đỏ lan rộng;
  • Da mỏng dễ bị bầm tím, đặc biệt thường gặp khi thoa thuốc lên vùng da nhạy cảm như mặt hoặc những nơi có các nếp gấp da [ví dụ như giữa các ngón tay];
  • Da mỏng, yếu.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trước khi dùng thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ bạn nên thận trọng:

  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kì loại thuốc nào khác, các loại thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm;
  • Dùng thuốc này cho trẻ em và người lớn tuổi;
  • Hội chứng Cushing [rối loạn tuyến thượng thận];
  • Tiểu đường;
  • Tăng đường huyết;
  • Tăng huyết áp nội sọ;
  • Nhiễm trùng da hoặc ở những vùng gần nơi thoa thuốc;
  • Đau nhiều, da bị tổn thương nghiêm trọng tại nơi thoa thuốc.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú?

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA], thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ không?

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc hydrocortisone dùng tại chỗ?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Hội chứng Cushing;
  • Tiểu đường;
  • Tăng đường huyết;
  • Tăng áp lực nội sọ;
  • Nhiễm trùng da hoặc vùng gần nơi thoa thuốc;
  • Da bị đau nhức hoặc tổn thương da tại nơi thoa thuốc nghiêm trọng.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Blog Điều Trị không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề