Thuốc huyết áp cho người tiểu đường

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Vậy tăng huyết áp ở người tiểu đường nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây, Thầy thuốc Việt Nam sẽ giải đáp và cung cấp cho bạn đọc cách phòng ngừa tăng huyết áp khi bị tiểu đường hiệu quả

1. Mối liên hệ giữa tiểu đường và tăng huyết áp

Tiểu đường [hay còn gọi là Đái tháo đường] là bệnh lý chuyển hóa. Là tình trạng nồng độ đường trong máu tăng cao, vượt quá 6,9 mmol/L khi kiểm tra đường huyết lúc đói.

Có 2 typ tiểu đường chính:

  • Tiểu đường typ 1: thường liên quan đến di truyền]
  • Tiểu đường typ 2: do cơ thể kháng insulin – hormon hạ đường huyết của cơ thể.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực thành mạch tăng cao. Đơn vị đo của huyết áp là mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg được coi là tăng huyết áp. Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Khi bị đồng thời tiểu đường và huyết áp cao có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 

Theo thống kê của Blood Pressure UK, số lượng bệnh nhân tiểu đường typ 1 bị tăng huyết áp chiếm 25%. Tỉ lệ này lên đến 75% ở bệnh nhân tiểu đường typ 2. 

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ [ADA] đã chỉ ra rằng, 60% người bị tiểu đường gặp tình trạng tăng huyết áp. 

2. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường

Huyết áp cao biểu hiện như thế nào?

Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao, kéo theo nước trong tế bào ra ngoài lòng mạch. Điều này làm tăng thể tích máu, gây áp lực lớn lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bệnh tăng huyết áp. 

Ngoài ra, tiểu đường gây tổn thương lớp tế bào nội mạc trong lòng mạch, tạo điều kiện cho cho LDL-Cholesterol [mỡ xấu] bám vào, gây xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch khác ở người bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường như: 

  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người mắc các bệnh tim mạch hay bệnh huyết áp sẽ có nguy cơ cao mắc biến chứng tăng huyết áp. 
  • Tuổi cao: Thành mạch của người cao tuổi có xu hướng xơ hóa, giảm độ đàn hồi, dễ bị tăng huyết áp. 
  • Béo phì: Béo phì làm tăng lắng đọng mỡ, có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ. Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, làm tổn thương mạch máu với biểu hiện xơ, cứng, dẫn đến tăng huyết áp. 
  • Lười vận động: Lười vận động khiến năng lượng trong cơ thể dư thừa, tích trữ dưới dạng mỡ. Lượng mỡ tích trữ càng nhiều, nguy cơ máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp càng cao. 
  • Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn nhiều đường dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh tiến triển nhanh dẫn đến xuất hiện sớm biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chứa Lipid cũng có thể dẫn đến máu nhiễm mỡ, gây ra tăng huyết áp. 
  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá kích thích co mạch, tăng huyết áp, lâu ngày dẫn đến bệnh tăng huyết áp. 

3. Tăng huyết áp ở người tiểu đường có nguy hiểm không? 

Tăng huyết áp được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do tiểu đường gây ra, đặc biệt có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Bởi lẽ, tăng huyết áp làm suy giảm chức năng một số cơ quan như suy tim, suy thận, hay biến chứng trên mắt… 

  • Suy tim: Áp lực thành mạch cao khiến tim luôn phải tăng cường hoạt động để đẩy máu đi, dẫn đến suy tim.
  • Suy thận: Tăng huyết áp làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, đồng thời ức chế cơ chế điều hòa huyết áp của thận khiến tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát.
  • Biến chứng trên mắt: Huyết áp tại động mạch mắt tăng cao có thể gây xơ mạch hay vỡ mạch máu võng mạc, dẫn đến mờ mắt thậm chí mù vĩnh viễn. 

Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp có thể làm tổn thương mạch vành hoặc mạch máu não. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. 

Do đó, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát bệnh nghiêm ngặt để tránh biến chứng tăng huyết áp. 

4. Cách phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp khi bị tiểu đường

Để tránh biến chứng tăng huyết áp khi bị tiểu đường, người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn. 

Thay đổi chế độ ăn

  • Tránh ăn thực phẩm nhiều đường khiến đường huyết tăng đột ngột. Thực phẩm nên tránh như chè, bánh ngọt, sữa đặc… 
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thức ăn giàu Lipid để tránh mỡ máu tăng cao. Giảm nguy cơ gặp biến chứng mạch máu như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 
  • Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nên ăn nhiều rau xanh, cá, thịt nạc [hạn chế thịt mỡ]. Thay mỡ động vật thành dầu thực vật, trái cây… Đồng thời, người bệnh tiểu đường cần duy trì thói quen ăn sáng. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để kiểm soát đường máu hiệu quả. 

Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên tập thể dục [Nguồn: Internet]

Tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe. Giúp thành mạch dẻo dai, giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp. Đồng thời, việc này cũng giúp tiêu hao mỡ thừa, tránh máu nhiễm mỡ và các biến chứng mạch máu do bệnh mỡ máu cao gây ra. 

Do đó, khi bị tiểu đường, người bệnh cần duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng. Nên chạy bộ, đi bộ… mỗi ngày ít nhất 30 phút. 

Khám sức khỏe định kỳ

Theo bác sĩ, người bệnh tiểu đường cần đi khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi đường huyết. Đồng thời giúp phát hiện sớm các biến chứng của bệnh. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ điều trị. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển. 

Như vậy, tiểu đường và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người bệnh cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng như biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, nếu có câu hỏi khác, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để được Thầy thuốc Việt Nam giải đáp tận tình. 

[Visited 2.855 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • tiểu đường
  • tiểu đường gây tăng huyết áp

Bs CK2 Lê Tự Định -

GIỚI THIỆU

Thống kê từ Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ[CDC] và Cơ sở dữ liệu Điều tra kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ [NHANES] cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua. Người ta ước tính rằng đái tháo đường [ĐTĐ] ảnh hưởng đến 30,3 triệu người ở Hoa Kỳ và 73,6% bệnh nhân ĐTĐ từ 18 tuổi trở lên, bị tăng huyết áp [THA]. Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường bị hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ tim mạch như ĐTĐ týp 2, THA, rối loạn lipid máu, béo phì trung tâm và bệnh thận mạn [CKD]. Sự đồng mắc THA và ĐTĐ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch [CVD], tai biến mạch máu não [CVA], bệnh võng mạc và bệnh thận. Sự gia tăng tỷ lệ béo phì, ĐTĐ, THA làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe là một mối quan tâm quan trọng về sức khỏe cộng đồng.

Như dự đoán, các biến chứng mạch máu nhỏ cũng như mạch máu lớn của ĐTĐ týp 2 song song với sự gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ. ĐTĐ tiếp tục là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh thận giai đoạn cuối [ESRD], cắt cụt chi dưới không do chấn thương và là nguyên nhân gây tử vong thứ bảy ở Hoa Kỳ vào năm 2015. Trong khi kiểm soát đường huyết tối ưu là tối quan trọng, đặc biệt trong việc ngăn ngừa các biến chứng vi mạch [bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh], thì các rối loạn chuyển hóa đi kèm như THA và rối loạn lipid máu đóng vai trò then chốt trong khởi phát và tiến triển của bệnh mạch máu lớn [bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên]. Do đó, việc quản lý ĐTĐ thích hợp nên tiếp cận nhiều mặt nhằm vào việc quản lý mục tiêu huyết áp và lipid máu tối ưu bên cạnh việc kiểm soát đường huyết. Ở đây, bài viết sẽ thảo luận về việc quản lý THA ở bệnh nhân ĐTĐ.

BỆNH SINH TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

THA và ĐTĐ cùng tồn tại và bệnh sinh THA liên quan đến những thay đổi kém thích nghi và tương tác phức tạp giữa hệ thống thần kinh tự chủ, lực cơ học, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone [RAAS] cũng như các yếu tố môi trường và cơ địa bệnh nhân. Các yếu tố được liệt kê dưới đây có liên quan đến sinh bệnh học của THA và được nhắm mục tiêu cho các can thiệp điều trị.

Lối sống ít vận động, lượng calo đưa vào cơ thể quá mức và đề kháng insulin

Một lối sống ít vận động và lượng calo quá mức nạp vào cơ thể có thể dẫn đến gia tăng chứng béo phì có liên quan đến gia tăng nguy cơ phát triển đề kháng insulin. Kháng insulin có liên quan đến sự gia tăng biểu lộ phân tử bám dính mạch máu, stress oxy hóa, phản ứng viêm và giảm nồng độ oxit nitric mạch máu, từ đó thúc đẩy độ cứng mạch máu dẫn đến THA kéo dài.

Gia tăng thể tích nội mạch

Thể tích nội mạch được xác định bởi tổng lượng natri trong cơ thể. Natri là cation ngoại bào chính ở người, duy trì áp lực thẩm thấu ngoại bào giúp xác định thể tích máu hữu hiệu. Sự mất cân đối giữa lượng natri hấp thu và lượng natri mất có thể dẫn đến cân bằng natri dương. Điều này dẫn đến tăng nồng độ natri trong khoang nội mạch sẽ kéo nước vào nội bào làm tăng thể tích nội mạch. Kết quả làm tăng hồi lưu tĩnh mạch về tim dẫn đến tăng cung lượng tim theo luật Frank Starling, cuối cùng dẫn đến tăng áp lực động mạch.

Huyết áp tăng làm tăng lọc cầu thận và thúc đẩy bài tiết muối qua nước tiểu. Sự bài tiết natri qua nước tiểu giúp khôi phục tổng lượng natri trong cơ thể. Bệnh thận mãn tính [CKD]/ bệnh thận giai đoạn cuối [ESRD] là một thực thể bệnh khác trong đó quá tải thể tích góp phần dẫn đến THA. THA trong CKD thường khó kiểm soát, trừ khi trạng thái thể tích bình thường hoặc gần bình thường được phục hồi, điều này thường có thể đạt được khi sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc lọc máu.

Lão hóa mạch máu sớm

Những thay đổi trong lòng mạch và độ đàn hồi ảnh hưởng đến sự mềm mại mà máu có thể chảy qua các mạch máu. Giảm kích thước lòng mạch liên quan đến sự gia tăng theo cấp số nhân trong sự đề kháng với lưu lượng máu. Ở bệnh nhân THA, những thay đổi về cấu trúc và chức năng có thể làm giảm lòng ống của các động mạch nhỏ và tiểu động mạch.

Tái cấu trúc mạch máu, xơ hóa mạch máu và xơ vữa động mạch dẫn đến giảm khả năng vận động của mạch máu, do đó làm tăng sức cản mạch máu ngoại biên, cuối cùng dẫn đến THA. Ở bệnh nhân ĐTĐ, xơ vữa động mạch nhanh dẫn đến lão hóa mạch máu sớm, đặc trưng bởi gia tăng sự co thắt cơ trơn mạch máu, độ cứng và sức đề kháng. Những thay đổi mạch máu kém thích nghi này sau đó góp phần vào sự phát triển của THA.

Rối loạn điều hòa hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ là yếu tố quan trọng quyết định mức huyết áp. Cả hoạt động giao cảm và phó giao cảm đều giúp điều hòa huyết áp. Tăng hoạt động giao cảm dẫn đến tăng nhịp tim, lực co bóp của tâm thất, sức cản mạch máu ngoại biên và giữ nước. Những thay đổi sinh lý và bệnh lý này thúc đẩy tăng huyết áp. Giảm xung động ra đối giao cảm cũng dẫn đến tăng nhịp tim, do đó góp phần gây THA. Béo phì trung tâm, kháng insulin, ngưng thở khi ngủ và THA kháng trị thường đi kèm với tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Hơn nữa, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm thúc đẩy kháng insulin và nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Giảm xung động giao cảm trung ương, có thể đạt được bằng cách phẫu thuật cắt thần kinh thượng thận, có liên quan đến việc cải thiện nhạy insulin, kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm huyết áp.

Hệ Renin Angiotensin Aldosterone [RAAS]

RAAS đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của THA thông qua tác dụng của angiotensin II và aldosteron. Angiotensin II là tác nhân co mạch mạnh và có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn mạch máu. Angiotensin II cũng kích thích sản xuất aldosteron, giúp thúc đẩy giữ natri và nước. Hiểu về sinh lý của RAAS là rất quan trọng vì nó là mục tiêu cho các thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể [ARB], là nền tảng của xử trị THA ở bệnh nhân ĐTĐ. Renin là một enzyme phân giải protein được tìm thấy trong các tế bào cạnh cầu thận ở thận. Renin tách angiotensinogen thành angiotensin I. ACE tác dụng với angiotensin I và biến đổi nó thành angiotensin II. Việc sản xuất và giải phóng renin được điều hòa chặt chẽ bởi nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau như áp lực tưới máu thận, nồng độ natri clorua ở ống lượn xa và kích thích tế bào tiết renin bằng hệ thống thần kinh giao cảm.

Giảm áp lực tưới máu thận trong tình trạng mất nước hoặc giảm thể tích nội mạch, thúc đẩy giải phóng renin. Sự phóng thích renin dẫn đến một loạt các bước, kết quả là tăng sản xuất angiotensin II. Tăng angiotensin II dẫn đến co mạch và cũng kích thích tiết aldosterone và do đó phục hồi thể tích nội mạch bằng cách tăng giữ nước và natri.

Béo phì và kháng insulin có liên quan đến việc kích hoạt RAAS và hệ thần kinh giao cảm không thích hợp. Gia tăng béo phì cũng liên quan đến nồng độ aldosterone huyết tương cao cho thấy béo phì là một tình trạng đặc trưng bởi RAAS bị hoạt hóa. Angiotensin II và aldosterone đã được chứng minh là ức chế tín hiệu chuyển hóa insulin trong các mô nhạy cảm với insulin cổ điển và điều này có thể đóng vai trò làm giảm sự thư giãn mạch máu qua trung gian nội mô và sự phát triển THA. Angiotensin II và aldosterone cũng có thể thúc đẩy kháng insulin thông qua các cơ chế không biến đổi gen như kích hoạt serine kinase và tăng phosphoryl hóa serine của phân tử tín hiệu insulin quan trọng, protein cơ chất thụ thể insulin 1 [IRS1], làm suy yếu sự tham gia của phosphatidylinositol 3-kinase và kích thích protein kinase làm giảm tín hiệu chuyển hóa insulin giãn mạch qua trung gian oxit nitric.

Vai trò của miễn dịch bẩm sinh và thích nghi

Có bằng chứng mới cho thấy miễn dịch bẩm sinh và mắc phải có liên quan đến angiotensin II và THA do aldosterone và bệnh mạch máu.

MỤC TIÊU HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tầm quan trọng của kiểm soát huyết áp trong phòng ngừa bệnh tật liên quan đến ĐTĐ có thể được nhấn mạnh quá mức. Điều này đúng với các biến chứng mạch máu lớn cũng như mạch máu nhỏ và được hỗ trợ bởi bằng chứng một cơ thế lắp ghép. Nghiên cứu tiến cứu về ĐTĐ ở Vương quốc Anh [UKPDS], cho thấy giảm 44, 32 và 34% nguy cơ đột quỵ, tử vong liên quan đến ĐTĐ và bệnh võng mạc tương ứng với giảm huyết áp [huyết áp mục tiêu

Chủ Đề