Thường xuyên chảy máu mũi là bệnh gì

Chảy máu mũi là cấp cứu hay gặp nhất trong chuyên ngành tai mũi họng. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh, ta sẽ có những cách xử trí khác nhau. Chảy máu mũi gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ lỗ mũi ra ngoài hay chảy xuống họng. Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU MŨI

1. Toàn thân

- Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu…

- Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…

- Bệnh lý mạn tính: Xơ gan, suy thận

- Do dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, dùng Corticoid kéo dài

- Nguyên nhân khác: Suy giảm miễn dịch, ngộ độc, các bệnh lý di truyền

2. Tại chỗ

- Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

- Chấn thương: Ngoáy mũi, va đập, tai nạn, sau phẫu thuật mũi xoang…

- Do khối U: U mao mạch, U hốc mũi, Ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm…

- Do dị vật: Thường gặp ở trẻ em, để lâu dẫn đến viêm loét hoại tử…

- Giải phẫu bất thường: dị dạng mạch máu, phình mạch…

- Nhiễm độc: Hít phải các hóa chất độc hại như acid, kim loại nặng…

3. Chảy máu mũi vô căn: không do các nguyên nhân kể trên.

* Khi gặp chảy máu mũi thì nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới đi tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng chảy máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị cũng như kinh nghiệm xử trí chảy máu từ các biện pháp cơ bản như:

- Nhét meche: gồm nhét meche mũi trước đối với những trường hợp chảy máu nhẹ và vừa

Nhét meche mũi sau với các trường hợp chảy máu nặng

- Đặt bóng kép

- Đốt cầm máu bằng Bipolar đối với các trường hợp chảy máu nhẹ và vừa và tiến hành dưới quan sát qua nội soi khi xác định được nguồn chảy máu.

Đối với các trường hợp chảy máu nặng, kéo dài và phức tạp, chúng tôi có những kỹ thuật chuyên sâu như: đốt động mạch bướm khẩu cái dưới nội soi hay can thiệt nút mạch đối với những trường hợp chảy máu nặng khó cầm. Đây là những kỹ thuật chuyên sâu không phải tuyến bệnh viện nào cũng làm được.

* CÁCH XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN KHI CHẢY TẠI NHÀ CHƯA ĐẾN ĐƯỢC VIỆN:

1. Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy từ 5 đến 10 phút.

2. Nếu sau đó vẫn chảy tiếp tục ép chặt cánh mũi 2 bên và đến ngay cơ sở y tế gần nhất [ Không được nhét bông hay các dụng cụ khác vào mũi vì các thành phần của bông hay dụng cụ khác có thể làm kích thích chảy máu thêm].

3. Quá trình di chuyển phải có người nhà đi theo để có thể xử trí các tình huống bất thường có thể xảy ra trên quá trình di chuyển đến bệnh viện cũng như quá trình điều trị tại bệnh viện.

Chảy máu mũi một bên có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Các tình trạng lành tính thường do thời tiết nắng nóng, mắc các bệnh lý mũi xoang, vấn đề về mạch máu và đông máu.

Chảy máu mũi một bên là gì?

Chảy máu mũi một bên là tình trạng phổ biến, xảy ra khi niêm mạc một bên mũi bị kích ứng nhẹ hoặc nhiễm virus cảm lạnh.

Mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ dễ chảy máu. Không khí di chuyển qua mũi có thể làm khô và kích ứng niêm mạc lót bên trong mũi. Lớp mài có thể hình thành và chảy máu xảy ra khi bị kích thích. Tình trạng chảy máu cam xảy ra thường xuyên hơn vào mùa đông, khi virus cảm lạnh phổ biến và không khí trong nhà có xu hướng khô hơn.

Hầu hết chảy máu cam xảy ra ở mặt trước của vách ngăn mũi. Đây là một vách mỏng ngăn cách hai bên mũi. Tình trạng chảy máu cam cũng có thể xảy ra cao hơn trên vách ngăn hoặc sâu hơn trong mũi như trong xoang hoặc đáy hộp sọ, nhưng ít phổ biến. Chảy máu cam như vậy có thể khó kiểm soát hơn. Nhìn chung, chảy máu cam hiếm khi đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân chảy máu mũi một bên

Có nhiều nguyên nhân khiến một bên mũi bị chảy máu, nhưng thường gặp nhất là các nguyên nhân sau đây.[1]

  • * Dị ứng, hắt hơi, cảm lạnh gây kích ứng mũi xoang hoặc mắc phải các vấn đề về xoang;
    • Không khí khô;
    • Hỉ mũi quá mạnh, hoặc thói quen ngoáy mũi;
    • Chấn thương mũi như gãy mũi hoặc có dị vật trong mũi;
    • Phẫu thuật xoang hoặc tuyến yên [qua đường xuyên xoang bướm];
    • Lệch vách ngăn [vách chia mũi thành 2 bên mũi];
    • Chất kích thích hóa học bao gồm thuốc hoặc thuốc được phun hoặc khịt mũi;
    • Lạm dụng thuốc xịt mũi thông mũi;
    • Điều trị oxy qua ống thông mũi;
    • Hít cocaine.

Bị chảy máu mũi một bên nhiều lần có thể là triệu chứng của một bệnh khác như:

  • * Huyết áp cao;
    • Rối loạn đông cầm máu;
    • Khối u ở mũi hoặc xoang;
    • Sử dụng các loại thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin [Coumadin], clopidogrel [Plavix] hoặc aspirin, có thể gây ra hoặc làm chảy máu cam nặng hơn.
      Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi một, phổ biến nhất là mắc các bệnh lý mũi xoang, các vấn đề đông máu, thói quen ngoáy mũi, thời tiết nắng nóng.

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu mũi một bên

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được theo dõi các triệu chứng của huyết áp thấp do mất máu, còn được gọi là sốc giảm thể tích [trường hợp này hiếm gặp].

Người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • * Công thức máu toàn bộ;
    • CT scan mũi và xoang hoặc toàn bộ cấu trúc sọ mặt;
    • Nội soi mũi;
    • Xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần;
    • Xét nghiệm thời gian prothrombin [PT];
    • Sàng lọc chất độc [sàng lọc lạm dụng thuốc].

Thường chảy máu mũi một bên trái hay phải?

Chảy máu mũi một bên có thể xảy ra ở bất kỳ bên mũi nào và tỷ lệ là ngang nhau.

Khi bị chảy máu mũi một bên, bạn hãy ngồi xuống, nhẹ nhàng bóp phần mềm của mũi giữa ngón tay cái và ngón trỏ để lỗ mũi được ép lại trong 10 phút.

Cúi người về phía trước để tránh nuốt máu và thở bằng miệng. Bạn hãy đợi ít nhất 10 phút trước khi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa.

Bạn cũng có thể chườm lạnh hoặc chườm đá lên sống mũi để giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Lưu ý không nên đưa gạc vào trong lỗ mũi để cầm máu vì khi máu đông lại rất khó để lôi gạc ra ngoài.

Nằm xuống khi bị chảy máu mũi là điều không nên. Bạn nên tránh khịt mũi hoặc xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam. Nếu tình trạng bị chảy máu cam 1 bên mũi vẫn tiếp diễn, bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi dạng nhỏ hay xịt như Otrivin, Naphazolin để làm co các mạch máu nhỏ và kiểm soát chảy máu.

Cách trị chảy máu mũi một bên

Dựa trên nguyên nhân gây chảy máu cam, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • * Kiểm soát huyết áp;
    • Đốt mạch máu bằng dòng điện, bạc nitrat hoặc que nhiệt;
    • Phẫu thuật lấy dị vật ra ngoài hoặc sửa mũi gãy;
    • Không dùng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu;
    • Điều trị các vấn đề về đông máu.[2]
      Phẫu thuật có thể giúp điều trị triệu chứng chảy máu mũi một bên

Cách phòng ngừa chảy máu mũi một bên

Nếu hay bị chảy máu cam 1 bên mũi, bạn có thể làm những điều sau đây để phòng ngừa tình trạng này, bao gồm:

  • * Giữ cho nhà cửa mát mẻ;
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí bên trong ngôi nhà;
    • Sử dụng nước muối xịt mũi để ngăn niêm mạc mũi bị khô trong mùa đông.
    • Không ngoáy mũi, cạy gỉ mũi;
    • Không nhổ lông mũi;
    • Hạn chế ăn đồ nóng;
    • Hạ nhiệt cơ thể khi thời tiết oi nóng.

Địa chỉ điều trị chảy máu cam 1 bên mũi?

Chảy máu mũi một bên không phải là bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, người bệnh cũng nên đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Khi xác định được nguyên nhân cụ thể mới có thể điều trị trúng đích, hiệu quả, chấm dứt tình trạng chảy máu cam.

Trung tâm Tai Mũi Họng, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là nơi thăm khám, điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm. Trung tâm chẩn đoán chính xác các bệnh lý, đưa ra phương pháp điều trị trúng mục tiêu, cá thể hóa và hiệu quả cao. Đối với các ca bệnh khó cần sự hội chẩn liên chuyên khoa, bệnh viện Tâm Anh có đủ các chuyên khoa sâu như Ung bướu, Thần kinh, Răng Hàm Mặt, Nhãn khoa, Can thiệp mạch, Gây mê hồi sức, Cấp cứu, Nhi – Sơ sinh để phối hợp hỗ trợ kịp thời trong chẩn đoán và điều trị.

Chảy máu mũi ở một bên có đáng lo không?

Nếu bị chảy máu cam một bên mũi kéo dài quá 2 tuần không chấm dứt, hoặc đã hết nhưng tiếp tục lặp lại và ngày càng xuất hiện nhiều hơn; chảy máu mũi một bên kèm sụt cân không chủ ý, hoặc nổi hạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hạch kéo dài không biến mất… người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám ngay.

Các triệu chứng như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, có thể liên quan đến ung thư. Và càng phát hiện, điều trị sớm thì càng có cơ hội kéo dài sự sống.

Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Chảy máu mũi một bên thường không đáng lo ngại, tuy vậy có nhiều bệnh lý tiềm ẩn cũng biểu hiện bằng chảy máu mũi một bên như ung thư vì vậy chúng ta không nên chủ quan. Nếu chảy máu mũi kéo dài quá 2 tuần không hết, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Chủ Đề