Tiềm năng nổi bắt nhất của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước là gì

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

[trang 113 sgk Địa Lí 9]: - Dựa vào hình 31.1 [SGK trang 114], hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Phía Bắc và đông bắc giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam và tây nam giáp đồng băng sông Cửu Long, phía tây và tây bắc giáp Cam – pu – chia và đông nằm giáp biển đông.

- Ý nghĩa:

+ Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.

+ Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.

+ Từ TP. Hồ Chí Minh [khoảng 2 giờ bay] có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.

[trang 113 sgk Địa Lí 9]: - Dựa vào bảng 31.1 [SGK trang 113]và hình 31.1 [SGK trang 114], hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kỉnh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

Trả lời:

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

+ Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.

+ Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:

+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.

+ Nguồn thuỷ sản phong phú.

+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển [bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo].

[trang 114 sgk Địa Lí 9]: - Quan sát hình 31.1 [SGK trang 114], hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định các sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.

Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:

- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.

- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.

- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

[trang 115 sgk Địa Lí 9]: - Căn cứ vào bảng 31.2 [SGK trang 115], hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Trả lời:

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ [năm 1999] cao hơn cả nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ [năm 1999] thấp hơn cả nước:tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức trung bình của cả nước [1,4%].

- Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước.

Bài 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kỉnh tế ở Đông Nam Bộ?

Lời giải:

- Địa hình thoải, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm [cao su, cà phê, điều, hồ tiêu], cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày [đậu tương, lạc, mía, thuốc lá] trên quy mô lớn.

- Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt hải sản.

+ Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

+ Nằm gần đường hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển.

+ Có tiềm năng phát triên du lịch biển [bãi biển Vũng Tàu, Côn Đảo].

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn thủy lợi và thuỷ điện.

- Khó khăn: thường xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô, trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiếm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Bài 2: Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

Lời giải:

Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước, vì Đông Nam Bộ có nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình cả nước như: thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức đô thị hóa. Cơ cấu ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm. Hiện nay, do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

Bài 3: Căn cứ vào bảng 31.3 [SGK trang 116]. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

Lời giải:

- Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh 1995 – 2002 [%]

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ dân số thành thị, dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

- Nhận xét:

+ Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn.

+ Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào nội dung SGK, Atlat địa lí Việt Nam và đối chiếu với lược đồ dưới đây, em hãy điền tên các vùng tiếp giáp với Đông Nam Bộ:

- Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Biển Đông và tên nước láng giềng vào chỗ chấm […] trên lược đồ.

- Điền tên sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An vào chỗ chấm […] trên lược đồ.

Lời giải:

Bài 2 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 9: Ở vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đang được khai thác nhiều nhất cả nước. Kể tên một số mỏ khoáng sản mà em biết.

Lời giải:

Ở vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản đang được khai thác nhiều nhất cả nước đó là dầu khí. Ở đây có các mỏ như: Lan Tây, Lan Đỏ, Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc…

Bài 3 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền tiếp nội dung thích hợp vào chỗ chấm của […] sơ đồ sau:

Lời giải:

Phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

[ĐCSVN] – Là vùng có vị trị, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn để bứt phá trong công cuộc phát triển chung.

Xử lý kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh

Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương

Tiếp tục chuỗi các Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020, ngày 14/8, tại Vĩnh Long, đã diễn ra Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020.

Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung và Thứ trưởng Võ Thành Thống

[Ảnh: MP]

Cụ thể, ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 19% dân số cả nước, là một trong những đồng bằng màu mỡ trên thế giới với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Với 1,5 triệu ha đất trồng lúa, vùng ĐBSCL luôn giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước [khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm, chiếm 1/5 sản lượng gạo thương mại toàn cầu] và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Hơn nữa, đây còn là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng với đường biên giới đất liền với Campuchia. Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế biển với hơn 700 km bờ biển, bằng 23% bờ biển cả nước, 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, có nhiều bãi biển đẹp, cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, vườn cây, có đến 3 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Với vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược do nằm kề tuyến hàng hải Đông - Tây, vùng là một cửa ngõ quan trọng, sôi động. Đó là tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều…

Lưu ý đặc trưng thế mạnh để phát triển phù hợp từng vùng

[Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đầu tư]

Vùng Đông Nam Bộ [ĐNB] gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng số diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, chiếm 18,17% dân số cả nước. Cả vùng chiếm khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước. GRDP tính theo đầu người cao gấp 2 lần mức bình quân của cả nước; hơn 1,7 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng luôn cao hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.

Vùng tập trung lực lượng lao động đông đảo, có trình độ cao, được chọn để thí điểm nhiều cơ chế, chính sách mới về phát triển kinh tế. Với hệ thống cảng, sân bay quốc tế lớn nhất cả nước, Vùng trở thành trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics,... lớn nhất Việt Nam. Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước.

Trên đà thành công của hai hội nghị vùng đã diễn ra trước đó, tại hội nghị vùng lần này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đặc biệt yêu cầu các địa phương nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát định hướng để triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công hợp lý, để thực hiện có hiệu quả và bền vững trong thực tiễn./.

Hà Anh

TIN LIÊN QUAN

  • Khách đến Hà Nội trong dịp nghỉ lễ tăng gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2020
  • Á hậu Hoàng Thùy làm huấn luyện viên cho ba đại diện Việt Nam đi thi quốc tế
  • Miền Trung: Đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2022
  • Một phụ nữ được cứu sống sau 7 ngày rơi xuống vực ở Yên Tử
  • 4 ngày nghỉ lễ: Toàn quốc xảy ra 104 vụ tai nạn giao thông
  • Ngày 3/5, số mắc COVID-19 giảm xuống còn 2.709 ca
  • Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Ba Lan

Video liên quan

Chủ Đề