Tổng hợp trắc nghiệm lý thuyết Sinh học 12

180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học có đáp án kèm theo, giúp các em ôn tập, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia 2021 sắp tới đạt kết quả cao.

180 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học này, sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về tháp sinh thái, kỹ thuật chuyển gen, hệ sinh thái, đột biến gen... Bên cạnh đó, có thẻ tham khảo thêm bộ 560 câu trắc nghiệm Sinh học, để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2021 sắp tới:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?

A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Câu 2: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ?

A. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.

B. bị tiêu diệt hoàn toàn.

C. sinh trưởng và phát triển bình thường.

D. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

Câu 4: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit [CO].

C. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.

D. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

A. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.

Câu 6: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.

B. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.

C. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim [prôtêin].

D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ. gen Aenzim Agen B enzim B

Câu 7: Cho các thông tin sau:

[1] Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.

[2] Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

[3] Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.

[4] Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:

A. [2], [4].

B. [2], [3].

C. [1], [4].

D. [3], [4].

Câu 8: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là:

A. 11180.

B. 11020.

C. 11220.

D. 11260.

Câu 9: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A. di - nhập gen.

B. giao phối không ngẫu nhiên.

C. thoái hoá giống.

D. biến động di truyền.

Câu 10: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành?

A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm [tiêm gen] và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.

D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử [ở giai đoạn nhân non], cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.

Câu 11: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen [A trội hoàn toàn so với a]. Sau đ ó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đ ổi theo hướng

A. tần số alen A và alen a đều giảm đ i. B. tần số alen A giảm đ i, tần số alen a tăng lên.

C. tần số alen A và alen a đều không thay đổi. D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.

Câu 12: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ

A. Pecmi. B. Silua. C. Cacbon [Than đá]. D. Cambri.

Câu 13: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là

A. sinh khối ngày càng giảm. B. tính ổn đ ịnh của quần xã ngày càng giảm.

C. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.

D. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

Câu 14: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì

A. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. B. cả hai loài đều có lợi.

C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.

Câu 15: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo [tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục] từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự

A. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục. B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.

C. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.

Câu 16: Cho các phương pháp sau:

[1] Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. [2] Dung hợp tế bào trần khác loài.

[3] Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.

[4] Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. [2], [3]. B. [1], [3]. C. [1], [2]. D. [1], [4].

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 18: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.

B. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới [tiến hoá hội tụ].

C. nguồn gốc thống nhất của các loài.

D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.

Câu 19: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.

B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

D. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

Câu 21: Kiểu phân bố ngẫu nhiê n của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 22: Cho các nhân tố sau:

[1] Biến động di truyền. [2] Đột biến. [3] Giao phối không ngẫu nhiên. [4] Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

A. [1], [3].     B. [1], [2].      C. [2], [4].      D. [1], [4].

Câu 23: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chíc h và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. chim chích và ếch xanh.

B. rắn hổ mang.

C. rắn hổ mang và chim chích.

D. châu chấu và sâu.

Câu 24: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, phương pháp không được sử dụng là

A. chuyển gen bằng plasmit.

B. chuyển gen bằng thực khuẩn thể.

C. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.

D. chuyển gen bằng súng bắn gen.

Câu 25: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

B. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

C. làm cho các loài trên đều bị tiê u diệt.

D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

Câu 26: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy đ ịnh các đặc điểm thích nghi với môi trường.

B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy đ ịnh kiểu hình thích nghi với môi trường.

C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức đ ộ thành đạt sinh sản.

D. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Câu 27: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đ ổi thành 0,7A:0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

D. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đ i lập quần thể mới.

Câu 28: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. kỉ Krêta [Phấn trắng] thuộc đại Trung sinh.

B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Triat [Tam điệp] thuộc đại Trung sinh.

D. kỉ Đệ tam [Thứ ba] thuộc đại Tân sinh.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

C. Ở tất cả các loài đ ộng vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy đ ịnh tính đực, cái còn có các gen quy đ ịnh các tính trạng thường.

Câu 30: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ [đồng quy]?

A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.

B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

.....

Đáp án 180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Video liên quan

Chủ Đề