Trắc nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ sơ sinh

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 1. Trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường là A. Cân nặng 2.500g, chiều cao 47cm, vòng đầu 32 cm tương ứng tuổi thai 38-42 tuần B. Cân nặng 2.700g, chiều cao 47cm, vòng đầu 32 cm tương ứng tuổi thai 38-42 tuần C. Cân nặng 2.500g, chiều cao 47cm, vòng đầu 32 cm tương ứng tuổi thai < 38 tuần D. Cân nặng 2.500g, chiều cao 47cm, vòng đầu 36cm tương ứng tuổi thai 38-42 tuần. E. Cân nặng 2.500g, chiều cao 35cm, vòng đầu 32 cm tương ứng tuổi thai 38-42 tuần 2. Tắm trẻ sơ sinh hàng ngày với nước đun sôi đê nguội với nhiệt độ từ A. 35 độ C- 36độ C B. 37độ C C. 38 độ C- 40độ C D. < 42 độ C E. Tất cả các nhiệt độ trên điều được 3. Thao tác nào sau đây không cần thiết ngay khi đón trẻ sơ sinh A. Sưởi ấm B. lau khô trẻ C. Hút dịch mũi miệng D. Tắm bé E. Đếm nhịp thở. 4. Các dấu hiệu sau đây là biểu hiện của thai già tháng. Ngoại trừ A. Da khô cứng, nhăn nheo. B. Cuống rốn vàng úa C. móng tay và chân dài D. vòng đầu nhỏ hơn tuổi thai E. Da tróc từng mảng lớn, rốn khô và cứng. 5. Giai đoạn sơ sinh: là giai đoạn A.Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 24 sau sinh B. Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 25 sau sinh. C. Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 26 sau sinh D. Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 27sau sinh E Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 28sau sinh 6. Giai đoan sơ sinh được người ta chia ra làm bao nhiêu giai đoạn khác nhau A. 2 giai đoạn. B. 3giai đoạn C. 4giai đoạn D. 5giai đoạn E. 6 giai đoạn 69 7. Sau khi sinh trẻ có những biến đổi về chức năng các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Để cho giai đoạn chuyển tiếp này được điều hoà cần phải có: A Hô hấp hiệu quả B. Hệ tuần hoàn phải thích nghi C. Thận chịu trách nhiệm điều hoà môi trường nội môi tốt D.Cơ thể tự điều hoà thân nhiệt E. Các câu trên điều đúng 8. Khám trẻ sơ sinh để phát hiện các dị dạng thường khám khi A. Trong phòng sinh ngay sau khi sinh . B. Ngày thứ 2 sau khi sinh. C. Tuần đầu sau sinh. D. Hết thời kỳ hậu sản E. Trong năm đầu tiên 9. Đánh giá tình trạng trẻ có cần can thiệp hồi sức không: Cần thực hiện một cách có hệ thống những bước sau: A. - Đặt trẻ trên bàn sưởi ấm, lau khô trẻ B. Hút mũi, miệng, hầu họng, C. Đếm nhịp thở, tần số tim, tính chất tiếng khóc, màu da của trẻ và khả năng trẻ đáp ứng với kích thích. D. làm rốn E. Các câu trên đều đúng 10. Đánh giá chỉ số APGAR : tính điểm ở phút thứ 1 và phút thứ 10. A. Nếu < 1 điểm ở phút thứ 1là chết lâm sàng cần hồi sức cấp cứu B. Nếu < 2 điểm ở phút thứ 1là chết lâm sàng cần hồi sức cấp cứu. C.Nếu < 3điểm ở phút thứ 1là chết lâm sàng cần hồi sức cấp cứu D. Nếu < 4 điểm ở phút thứ 1là chết lâm sàng cần hồi sức cấp cứu E. Nếu < 5 điểm ở phút thứ 1là chết lâm sàng cần hồi sức cấp cứu 11. Đánh giá chỉ số APGAR : tính điểm ở phút thứ 1 và phút thứ 10. A. Nếu < 4 điểm ở phút thứ 1 là bình thường

B. Nếu C. Nếu D. Nếu E. Nếu 12. Theo dõi vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: A. Xuất hiện ở ngày thứ 1 đến ngày thứ 2 ở trẻ đủ tháng B. Xuất hiện ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 ở trẻ đủ tháng C. Xuất hiện ở ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 ở trẻ đủ tháng D. Xuất hiện ở ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 ở trẻ đủ tháng C. Xuất hiện ở ngày thứ 14 đến hết thời kỳ hậu sản ở trẻ đủ tháng 13. Khi theo dõi sụt cân sinh lý ở trẻ sơ sinh thường: A. Cân nặng trẻ không thay đổi, lấy lại cân nặng lúc sinh trong vòng khoảng 10 ngày.

B. Mất ngày. 70 C. Mất 15%- 20% cân nặng trẻ, lấy lại cân nặng lúc sinh trong vòng khoảng 10 ngày. D. Mất 25%- 30% cân nặng trẻ, lấy lại cân nặng lúc sinh trong vòng khoảng 10 ngày. E. Mất >30% cân nặng trẻ, lấy lại cân nặng lúc sinh trong vòng khoảng 10 ngày. 14. Khi thăm khám trẻ sơ sinh tại phòng sinh không phát hiện các di dạng bẩm sinh nào sau đây. A. Xuất huyết dưới kết mạc B. Thận đa nang. C. Sức môi, hở hàm ếch, vòm hấu có dị tật chẻ đôi D. Vị trí bất thường của tai E. Trong miệng có mầm răng, lưỡi tụt, ngắn. 15. Ngay sau khi sinh ra trẻ cần được đặt trong môi trường có nhiệt độ từ A. 18-20 độ C. B. 21- 23 độ C C. 24- 27 độ C D. 28-30 độ C E. 31- 33 độ C 16. Khi kẹp căt rốn sơ sinh cho trẻ thường kẹp thứ nhất cách kẹp thứ 2 A. . Kẹp rốn thứ 2 cách kẹp thứ 1 khoảng 2cm và cặp về phía mẹ B. . Kẹp rốn thứ 2 cách kẹp thứ 1 khoảng 5cm và cặp về phía mẹ C. . Kẹp rốn thứ 2 cách kẹp thứ 1khoảng 8cm và cặp về phía mẹ D. . Kẹp rốn thứ 2 cách kẹp thứ 1 khoảng 11cm và cặp về phía mẹ E. . Kẹp rốn thứ 2 cách kẹp thứ 1 khoảng 20cm và cặp về phía mẹ 17. Khi chăm sóc rốn thường người ta sát trùng chân rốn bằng A. cồn iot 5%. B. Oxy già C Nước muối sinh lý D. Nước Javen E. Dung dịch AgNO3 18. Thường ở trẻ sơ sinh , người ta phòng xuất huyết bằng cách tiêm A. Vitamin K1 tiêm bắp 1mg. B. Vitamin C liều cao C. Vaccin viêm gan B. D. Kháng sinh. C. Vitamin PP 19. Sát trùng mắt cho trẻ sơ sinh dùng dung dịch nào sau đây là không đúng A.Bằng dung dịch Nitrat bạc 1% B. Dung dịch Argyrol1%. C. Dung dịch Erythromycin 0,5% D. Penicillin pha loãng E. Oxy già 20. Cho trẻ nằm cạnh mẹ và khuyến khích cho bú mẹ sớm khoẩng A. 15 phút sau sinh B. 30 phút đến 1 giờ sau sinh 71 C. 2 h sau sinh D. 3 h sau sinh. E. 4 h sau sinh. 21. Huyết áp tối đa ở trẻ sơ sinh thường là A. 40 - 45 mmHg B. 50- 55mmHg C. 60-65mmHg D. 70- 75 mmHg E. 80- 85 mmHg 22. Ở trẻ khoẻ mạnh phải có các phản xạ nguyên thuỷ, chúng sẽ mất đi trong vòng A. Ngay tuần đầu sau sinh B. 1-2 tháng sau sinh C. 3 tháng sau sinh D. 4-5 tháng sau sinh E. sau 1 năm 23. Phản xạ Moro: cầm hai bàn tay trẻ nâng lên nhẹ nhàng khỏi bàn khám và từ từ bỏ tay ra, trẻ sẽ phản ứng qua A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn E. 6 giai đoạn 24. Rốn rụng thường sau bao nhiêu lâu để lại nụ rốn A. 1 tuần B. 2 tuần C. 3 tuần D. 4 tuần E. Hết thời kỳ hậu sản 25. Những trường hợp chống chỉ định cho bú sữa mẹ, ngoại trừ: A.Mẹ đang bị lao tiến triển. B. Mẹ bị nhiễm trùng nặng. C. Đang dùng thuốc như thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp D. Đang dùng thuốc điều trị bệnh tâm thần kinh E. Đang dùng thuốc kháng sinh liều cao sau mổ Đáp án. . Câu 1. A Câu 2. C . Câu 3 D Câu 4. D câu 5. A câu 6. A câu 7. E câu 8. E Câu 9. E Câu 10. C Câu 11. E Câu 12. B 13. B 14. B 15. D 16. A 72 17. A 18.A 19. E 20. B 21. C. 22.D 23.B 24.A 25E 73

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Mang thai và sinh con là một giai đoạn quan trọng có quyết định rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và em bé sau này. Các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình sinh con.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Xin chúc mừng! Bạn đã có thêm một thành viên mới trong gia đình mình, giờ đây, bé sẽ là người đòi hỏi bạn phải chăm sóc nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn và yêu thương nhiều hơn. Thế nhưng, bao nhiêu mẹ đã biết hết về thay tã, tắm rửa đối với trẻ sơ sinh nhà mình? Hãy làm bài kiểm tra của chúng tôi và tìm hiểu về việc đó nhé!

Câu hỏi 1: Nếu bé bị hăm tã, bạn nên:

1. Để mông bé ẩm ướt

2. Không thường xuyên thay bỉm cho bé

3. Giữ cho mông bé được khô thoáng

Câu trả lời đúng là: Giữ cho mông bé được khô thoáng.

Khi mông bé được khô thoáng sẽ làm cho các vi khuẩn khó có thể phát triển [các vi khuẩn cần môi trường ẩm ướt để phát triển].  

Click để xem ngay: Cách điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng các nguyên liệu tự nhiên

Câu hỏi 2: Ở thời điểm nào, bạn nên cho bé ra ngoài chơi:

1. Bé 2 tuần tuổi  

2. Bé 6 tuần tuổi

3. Bé 3 tháng tuổi 

Câu trả lời đúng là: Bé 6 tuần tuổi.

Cách khôn ngoan nhất là không để bé đến những nơi đông người cho tới khi bé đủ 6 tuần, đặc biệt là trong những tháng mùa hè, khi có nhiều virus xung quanh dễ dàng có thể xâm nhập cơ thể bé.

Câu hỏi 3: Khi mẹ thấy bé thường xuyên bị ho, đó là chuyện bình thường. Đúng hay sai?

1. Đúng

2. Sai

Câu trả lời đúng là: Sai

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi thường không bị ho nhiều. Vì vậy, nếu điều đó xảy ra thì không phải là bình thường mà nó khá nghiêm trọng đối với bé. Hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu con bạn xảy ra những cơn ho như vậy.

Click để xem ngay: Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị ho đã biến chứng nguy hiểm

Câu hỏi 4: Nếu con bạn đã được cắt bao quy đầu và được quấn băng, sau khi trở về nhà, mẹ nên:

1. Áp dụng thay băng mới sau mỗi lần thay tã cho bé

2. Không cần thay cho đến khi bác sĩ tháo nó ra

3. Tránh để xà phòng gần bộ phận sinh dục của bé

Câu trả lời đúng là: Áp dụng thay băng mới sau mỗi lần thay tã cho bé.

Theo những khuyến cáo từ các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Mỹ, mẹ nên giúp bé giữ vệ sinh sạch sẽ cho bộ phận sinh dục của bé càng sạch càng tốt bằng cách rửa bộ phận sinh dục của bé bằng xà phòng và nước sạch mỗi ngày.

Câu hỏi 5: Trong chiếu, gường cũi của bé, mẹ nên sử dụng loại đệm nào:

1. Đệm cứng

2. Đệm mềm

3. Gối lông vũ

Câu trả lời đúng là: Nệm cứng

Các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng Mẹ không nên để trẻ sơ sinh ngủ trên tấm đệm nước, đệm lông hoặc bất kì bề mặt mềm không thích hợp nào khác. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sống lưng của bé.

Câu hỏi 6: Bạn thường tắm cho trẻ sơ sinh bao lâu một lần?

1. Mỗi tuần một lần

2. Hai hoặc ba lần một tuần

3. Hằng ngày

Câu trả lời đúng là: Hai hoặc ba lần một tuần

Trẻ sơ sinh của bạn không nhất thiết cần được tắm nhiều khi mà bạn đã thường xuyên thay bỉm và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé. Học viên Nhi khoa Mỹ đã đưa ra những lưu ý cho các mẹ rằng, chỉ tắm cho bé hai đến ba lần một tuần trong suốt năm đầu tiên khi bé mới sinh. Nếu tắm quá thường xuyên cho bé sẽ làm da bé trở nên khô.

Click để xem ngay: Cách tắm cho trẻ sơ sinh trong thời tiết mùa đông

Câu hỏi 7: Cách tốt nhất để đo nhiệt độ của bé là, đặt nhiệt kế đo nhiệt độ ở vị trí:

1. Miệng

2. Nách

3. Bẹn

Câu trả lời đúng là: Bẹn

Các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên các mẹ nên đo nhiệt độ của bé tại bẹn là chính xác nhất. Phương pháp này đáng tin cậy nhất để phát hiện bé có bị sốt hay không khi bé dưới 5 tuổi.

Câu hỏi 8: Mẹ biết được rằng các bé sơ sinh đã được ăn đủ khi mà những chiếc tã của bé được thay:

 1. 2-4 lần một ngày

 2. 6-8 lần một ngày

 3. 10 hoặc nhiều lần hơn thế trong một ngày

Câu trả lời đúng là: 6-8 lần một ngày

Trong suốt tháng đầu khi mới sinh, nếu chế độ ăn uống của bé đầu đủ, bé nên đi tiểu 6 đến 8 lần một ngày.

Câu hỏi 9: Đối với trẻ sơ sinh, bao nhiêu giờ một lần mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bé ăn sữa?

1. 3 đến 4 giờ

2. 4 đến 6 giờ

3. 6 đến 8 giờ

Câu trả lời đúng là: 3 đến 4 giờ

Trong giai đoạn đầu mới sinh, bé cần được cho ăn sữa đầy chất và đủ bữa hơn là việc ngủ. các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ nên đánh thức bé dậy cứ 3 đến 4 giờ một lần để cho bé bú, cũng có thể thường xuyên hơn cả như vậy, nhất là đối với những trẻ sinh non, sinh sớm. 

Theo Nguyễn Hiền [dịch từ Parents] [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề