Trạng lợn là ai

Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam [Bắc Việt] là một gia tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Ðến đời ông Dương Đình Lương thì xa xút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.

Hai vợ chồng ông này, tuy sống trong nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thực thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ trời sợ phật, chớ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.

Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một ông cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.

Lương ông đáp:

– Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì lỡ dỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày. Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.

Ông khách mừng rỡ.

– Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.

Lương ông hẹn đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành, quí hóa. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp.

– Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.

Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.

Thì hóa ra ông nọ đi xem địa lý, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền lành Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý.

Tả Ao hỏi Lương ông:

– Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quí cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?

Lương ông đáp:

– Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.

Tả Ao gật đầu:

– Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt đất cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.

Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Lương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lương ông lại càng cố tu nhân tích đức. Ðược gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ:

Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò kêu là gò Thần Ðồng. Lần nào đi chọ về Lương ông cũng thấy trong lúm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:

– Thầy ơi lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.

Lương Ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:

– Để lần sau thầy mua quà cho con.

Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:

– Ðứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.

Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:

– Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.

Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chọ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Mua được bảy mươi hai lần thì Lương bà sanh được một con trai. Về sau này, người ta tính ra thì con trai của Lương ông sống được bảy mươi hai tuổi.

Ðứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.

Lương ông đặt tên cho y là Chung Nhi. Tục truyền vua Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy.

Tagged

Giếng ngọc Mỵ Châu – Trọng Thủy ở đâu?

Giếng ngọc Mỵ Châu – Trọng Thủy là di tích lịch sử văn hóa gắn liền câu chuyện truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương.

“Trạng Me đè trạng Ngọt” và chuyện quyết đỗ đầu để lấy vợ xinh

“Trạng Me đè Trạng Ngọt” là câu chuyện được lưu truyền trong sử Việt nhiều thế kỷ qua, liên quan Nguyễn Giản Thanh [làng Me] và Hứa Tam Tỉnh [làng Ngọt].

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

3 1 2 2

Với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, Việt Nam có nhiều tỉnh, thành phố giáp biển.

Quốc gia nào đông dân thứ hai Đông Nam Á?

1 1 2

Đây là một trong những quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở Đông Nam Á. Nước này có nền văn hóa đa dạng, hòa trộn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.

Núi Bà Đen ở tỉnh nào của nước ta?

2 1 1 34

Với đặc điểm địa hình đồi núi chiếm đa số diện tích tự nhiên, nước ta có rất nhiều ngọn núi nổi tiếng, đi vào sử sách, thi ca. Một trong số đó là núi Bà Đen.

Xem thêm: Tản Mạn Về Anh Chàng “Mắt Cá Ươn” Hikigaya Hachiman Là Ai Lầm

Phép toán gây tranh cãi trên mạng xã hội

0 3 3

Dù sử dụng máy tính, nhiều người vẫn không thể đưa ra câu trả lời thống nhất cho phép tính tưởng chừng đơn giản.

Ngọn núi nào cao nhất miền Tây Nam Bộ?

0

Đây là ngọn núi được xem là “nóc nhà của vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Nghiên cứu về sông Tô Lịch giúp nữ sinh Việt đến Mỹ học tiến sĩ

0 5

Chưa tốt nghiệp đại học hay có các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, Nguyễn Bảo Ngọc [22 tuổi] đã được ĐH California, Berkeley, Mỹ, cấp học bổng toàn phần cho 5 năm học tiến sĩ.

Xã đảo duy nhất ở TP.HCM

0

Nơi đây hút khách với nét thanh bình của một làng chài ven thành phố. Điểm đến cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi có hải sản tươi ngon, khu du lịch sinh thái thú vị.

Loài cá ở Quảng Nam biết bay trên mặt nước

0 10

Quảng Nam được biết đến là địa phương có nhiều điểm du lịch lý tưởng, hấp dẫn, ẩm thực phong phú, trong đó có món đặc sản chế biến từ loài cá biết bay.

Bánh răng bừa là đặc sản tỉnh nào?

0 1

Nguyên liệu chính của món bánh này bao gồm gạo tẻ, lá dong hoặc lá chuối, thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu, hành khô.

7 đỉnh núi hút giới trẻ chinh phục ở Việt Nam

0

Ngoài hoạt động du lịch biển, leo núi và ngắm quang cảnh từ trên cao cũng là những trải nghiệm đáng thử vào dịp hè.

Nước nào có hơn 10.000 bãi biển?

0 1

Đây là quốc gia xinh đẹp, rộng lớn, có nền kinh tế phát triển. Lãnh thổ nước này có tới hơn 10.000 bãi biển.

Bức tranh giá 8.800 euro của ông vua nước Việt

0 12

Không chỉ là vị vua nổi tiếng với tinh thần yêu nước, ông còn có biệt tài vẽ tranh và điêu khắc. Một bức tranh của ông từng được bán đấu giá 8.800 euro.

Nước nào có nhiều hoa hậu nhất thế giới?

0

Đây là quốc gia từng sản sinh ra hơn 20 hoa hậu khác nhau, trong đó có nhiều hoa hậu nổi tiếng toàn thế giới.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Suy Tư Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Suy Tư

Thành phố du lịch nào là Kinh đô thời trang của thế giới?

0 1

Thành phố này là một trong 5 kinh đô thời trang của thế giới. Ngoài những hãng thời trang danh tiếng, nơi đây còn có nhiều địa điểm du lịch lý tưởng và hấp dẫn.

READ  Nghinh Xuân Cùng Chú Tễu Là Ai, Một Số Trò Rối Nước Tiêu Biểu

Trạng lợn là ai

Có một trạng nguyên tên Trư

Sách Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ vua Lê Nhân Tông chép rằng: “Tháng 8 năm Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hòa thứ 6 [1448], Tổ chức khoa thi để chọn hiền tài. Đến khi thi Đình, vua thân ra đề văn sách, hỏi về lễ, nhạc, hình, chính. Cho Nguyễn Nghiêu Tư đỗ Trạng Nguyên, Trịnh Thiết Trường đỗ Bảng Nhãn, Chu Thiêm Uy đỗ Thám hoa lang”.

Bạn đang xem: trạng lợn là ai

Về xuất thân, bài “Trạng “lợn” – Nguyễn Nghiêu Trư” trên báo Bắc Ninh tháng 3.2007 cho biết: Ông hiệu là Tùng Khê người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn [chữ Hán “Trư” nghĩa là lợn].

Truyện Trạng Lợn được in thành sách rất nhiều, là một trong những truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cười Việt Nam.

Đọc thêm: Hoàng Tôn | Hỏi gì?

Nguyễn Văn Trư sớm nổi danh thông minh. Lúc nhỏ học cụ đồ ở gần nhà. Đến khi “biết chữ”, thầy đồ gửi ra học cụ Vũ Mộng Nguyên người xã Đông Sơn, huyện Tiên Du, từng đỗ Thái học sinh triều Hồ nhưng không ra làm quan mà về dạy học. Năm 1448, Nguyễn Văn Trư đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn [1448] đời vua Lê Nhân Tông. Tương truyền đêm trước ngày thi đình vua Nhân Tông nằm mơ thấy lợn đỗ trạng, vua sai xa giá xem bảng thấy trạng tân khoa là Nguyễn Văn Trư dân gian coi yết bảng cứ kháo thành vè “Long đầu lợn-Nguyễn Văn Trư”. Vua liền đổi tên cho Trạng là Nguyễn Nghiêu Tư.

Bài báo cũng cho biết Nguyễn Nghiêu Tư làm quan đến chức An phủ sứ Hàn lâm Trực học sỹ, sau khi đi sứ nhà Minh về được phong Chưởng lục bộ thượng thư. Khi vinh quy bái tổ, dân làm nghè ở Phù Lương thị [chợ làng Phù Lương], tức làng Giùng, chợ Giùng để đón, nghè còn đến thời kháng chiến chống Pháp dân vẫn gọi là Nghè quan Trạng.

Tuy là một trạng nguyên song tên tuổi Nguyễn Nghiêu Tư rất ít được nói đến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư – bộ chính sử của nước ta chỉ nhắc đến ông 2 lần. Lần đầu là năm 1448 khi ông đỗ Trạng nguyên. Lần thứ 2 chép vào tháng 12.1448, Nguyễn Nghiêu Tư cùng với tiến sĩ Trịnh Kiêm được phong chức Hàn Lâm trực học sĩ. Lần sau cũng nhắc đến tên ông là trong phần phụ lục thời Lê Nghi Dân, năm 1459. Trong phần phụ lục này, sử ký chép về Nghiêu Tư như sau: “ Tháng ấy [tức tháng 10.1459] Nghi Dân sai bọn Lê Cảnh Huy, Nguyễn Như Đỗ, Hoàng Thanh, Nguyễn Nghiêu Tư sang nhà Minh nộp cống hàng năm và xin bỏ việc mò ngọc trai”.

Theo diễn biến lịch sử, cuối năm 1459, Nghi Dân giết Lê Nhân Tông rồi tự lên ngôi Vua nhưng chỉ được 8 tháng thì bị 2 đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt phế truất rồi tôn hoàng tử Tư Thành lên ngôi vua – tức vua Lê Thánh Tông. Kể từ đó, không thấy sử sách nhắc đến Nguyễn Nghiêu Tư nữa. Bởi thế nên đến nay, năm sinh năm mất và những công việc, chức vụ của Nguyễn Nghiêu Tư sau năm 1460 không biết ra sao.

Mối liên quan giữa Trạng thật với trạng giả

Như vậy là tồn tại 2 nhân vật Trạng Lợn. Một Trạng do dân gian nhào nặn nên còn một là có thật. Vậy hai trạng này có liên quan gì đến nhau hay không. Nếu lấy bài viết trên báo Bắc Ninh làm chuẩn cho tiểu sử của Trạng Nguyễn Văn Trư để so sánh với truyện dân gian thì ta thấy có khá nhiều chỗ giống nhau trong các giai thoại. Đó là truyện Trạng đối lại câu hỏi “Lợn cấn ăn cám tốn” bằng câu “Chó khôn chớ cắn càn”. Hay việc Trạng đi sứ sang Tàu, khi đến quan ải, quan coi ải viết một chữ thập dán ở cổng thành và đóng cửa không cho đoàn sứ qua. Trạng sai người vẽ một vòng tròn ra ngoài chữ thập khiến quan coi ải hiểu thành câu đối “Tung hoành vũ trụ” với “Bao quát càn khôn”… Điều đó cho thấy hai nhân vật này hẳn là phải có mối liên hệ như cách ông bà ta vẫn nói: “Không có lửa làm sao có khói”.

Tham khảo: Truyền thuyết: Địa tiên thánh mẫu

Phần kết bài báo nói trên, tác giả có phân tích về mối liên quan giữa trạng thật và trạng của dân gian. Đại ý là “vì ông sinh ra trong nhà bán thịt lợn, tên là Trư và gọi là Lợn, đã là lợn thì phải học dốt cho nên dân mới bịa ra mọi chuyện may mắn đến lạ lùng để khẳng định Trạng Lợn chỉ ăn may mà thành Trạng nguyên”.

Truyện Trạng Quỳnh Trạng Lợn.

Tuy nhiên trong Đại Việt sử ký toàn thư, ở sau phần chép việc Nguyễn Văn Trư đỗ trạng nguyên, các sử quan đã mở ngoặc nói thêm một đoạn rằng: “Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ, bấy giờ, có người ghi vào chuồng lợn là “phường trạng nguyên”, có người hát ở đường cái rằng: “Trạng nguyên Trư Nguyễn Nghiêu Trư” là chế diễu hành vi xấu xa đó”.

Từ mấy dòng ngắn ngủi này của sử ký, ta có thể đặt một giả thiết về mối quan hệ giữa truyện dân gian với nhân vật thật. Đó là vì Nguyễn Văn Trư từng có hành vi xấu xa mà nay lại đỗ Trạng nguyên – địa vị đứng đầu sĩ tử thì người dân bất bình. Bởi thế người ta chế diễu và phủ nhận ông. Hành động viết vào chuồng lợn 3 chữ “phường trạng nguyên” nhằm mỉa mai ông Trạng cũng như con lợn, không có cương thường lễ nghĩa [vì đã thông dâm với mẹ vợ].

Dân ta vốn có truyền thống bài xích rất mạnh, cái gì đã không ưa thì phải đả kích sâu cay cho chết thì thôi. Từ ghét bỏ về đạo đức, dân gian đi đến chỗ phủ nhận năng lực và không tin một người như thế mà đỗ Trạng nguyên. Bởi thế, họ đã sáng tác nên những giai thoại về những may mắn kiểu “mèo mù vớ cá rán” đã đưa Trạng Lợn thành Trạng nguyên. Tất cả chỉ nhằm một thông điệp rằng Trạng lợn dốt đặc nhưng ăn may nên đỗ đạt.

Tham khảo: Những cuốn sách hay nhất của Vãn Tình mọi cô gái đều nên đọc

Video liên quan

Chủ Đề