Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không

Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ thắc mắc: Có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước lọc không? Thực tế, con người ai cũng cần nước vì nước chiếm 70% cơ thể, tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì KHÔNG, nếu các mẹ cho bé dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ uống thêm nước lọc, bé rất có thể bị nhiễm độc do dư thừa nước.

Các bác sỹ tại tại trung tâm nhi khoa Johns Hopkins Children ở Baltimore – Mỹ đã khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Uống quá nhiều nước làm cho trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nhiễm độc nước có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

“Thậm chí ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, trẻ cũng có phản xạ khát nước. Khi chúng khát nước chúng cần được cho uống, nhưng không phải là nước mà chất lỏng chúng cần được cho uống nhiều hơn là sữa mẹ hoặc sữa công thức”, Tiến sĩ nhi khoa Jennifer Anders chia sẻ với tờ Reuters Health.

Do còn nhỏ nên chức năng thận của bé chưa thực sự trưởng thành, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bé phải tự giải phóng natri cùng với lượng nước dư thừa trong cơ thể. Mất natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não do đó những triệu chứng ban đầu của việc bị nhiễm độc nước có thể bao cáu kỉnh, quấy khóc, rơi vào trạng thái ngủ lơ mơ kèm theo những thay đổi tâm thần. Ngoài ra bé có thể mắc các triệu chứng khác như thân nhiệt thấp, phù hoặc sưng ở mặt, và co giật.

“Các triệu chứng này thường không biểu hiện rõ. Các triệu chứng thường khó nhận biết, tuy nhiên những cơn co giật thể là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Nếu trẻ được chăm sóc y tế kịp thời, những cơn co giật có thể sẽ không để lại hậu quả lâu dài”, bà chia sẻ thêm

“Tuyệt đối không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Các bậc cha mẹ cũng nên tránh việc pha loãng sữa công thức, hoặc không tuân theo công thức đã ghi sẵn trên hộp, hoặc cho trẻ uống đồ uống có chứa chất điện phân”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể bổ sung một lượng nước hợp lý như khi trẻ bị táo bón, thời tiết quá nóng, nhưng các bậc cha mẹ không được tự ý làm việc này mà phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ nhi.

Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị táo bón thì nên “trị bệnh từ mẹ” nghĩa là mẹ nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả. Nếu dùng sữa công thức thì bạn có thể đổi loại sữa phù hợp hơn cho bé và không được pha đặc. Muốn “tráng miệng” cho trẻ, bạn không nên dùng quá một thìa cà phê nước. Để tránh tình trạng táo bón và trẻ không phải uống nước, bạn có thể dùng thực hiện biện pháp xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ và tắm nước ấm để kích thích nhuận tràng chứ việc cho bé uống nước không giải quyết được vấn đề táo bón của trẻ. Và nếu trẻ có các triệu chứng bị “nhiễm độc nước”, hoặc co giật thì cần đưa ngay trẻ tới trung tâm y tế để kịp thời xử lý.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.

Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không

Dấu hiệu bé đang bị nhiễm độc nước phổ biến:

– Mặt sưng lên.

– Nhiệt độ cơ thể dưới 36 độ C.

– Khó chịu bất thường.

– Không hoạt náo, chú ý.

– Tầm nhìn có thể bị mờ.

– Chuột rút cơ bắp, co giật, thở không đều.

– Buồn ngủ bất thường.

– Thay đổi hoạt động của não và thậm chí có thể dẫn cơn động kinh hoặc co giật. Trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến hôn mê.

Lượng nước khuyến cáo:

– Trẻ sơ sinh 0-6 tháng: Chỉ nên bú mẹ hoặc sữa công thức. Tuyệt đối không cho uống nước

– Trẻ từ 6-12 tháng: Nên bú mẹ và uống sữa công thức kèm với 120ml- 180ml nước ép trái cây và nước không quá 240ml/ngày.

– Trẻ đang tập đi: Có thể cho uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và rau quả có nhiều nước.

Chia sẻ kinh nghiệm: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nên uống thêm nước lọc?

(Mẹ bé Nhím): bé Nhím nhà em được gần 2 tháng rưỡi rồi, em sinh mổ lại phải tiêm nhiều kháng sinh nên sữa không đủ cho bé uống. Bé phải uống thêm sữa ngoài, sau mỗi lần ăn xong thì em cho bé uống vài thìa nước, híc híc 10 lần thì bé uống được 2 lần, Bé cứ phun phì phì hết cả ra. Uống nước có tầm quan trọng với bé như thế nào các chị ơi. Một ngày bé uống bao nhiêu nước thì đủ ạ? Làm thế nào để biết là bé khát và muốn uống nước ạ?

(Mẹ bé Minh Vũ): Theo mình được biết thì không cần phải cho trẻ sơ sinh uống nước, sau khi bé ăn xong sữa ngoài thì bạn chỉ cần cho bé nhấp 1 chút nước để sạch mồm đỡ bị tưa thôi chứ cũng không cần thiết phải cho bé uống đâu. Đây là kinh nghiệm mình đã thu thập qua tài liệu, cả hỏi trực tiếp BS nữa. Mình có 2 con rồi và ngày bé cũng không cho các cháu uống nước chỉ uống sữa thôi, đến khoảng 5-6 tháng khi cháu bắt đầu ăn bột thì mình mới cho uống thêm nước. Theo mình thì nếu bé không thích mình cũng chẳng cần ép, còn đến khi cháu lớn rồi thì không cho uống nước cũng không được với chúng nó đâu. Chúc bạn nuôi con khoẻ nhé!

(Mẹ bé Na): Đúng là trẻ sơ sinh không cần phải uống nước, nhưng chỉ là đối với bé bú mẹ hoàn toàn thôi, vì trong sữa mẹ đã có đủ nước cho bé rồi. Còn đối với bé dùng sữa ngoài thì nhất thiết phải bổ sung thêm nước, như thế bé mới có thể tiêu hoá đựoc tốt vì sữa ngoài nhiều chất và khô hơn sữa mẹ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của bé sau này. Thông thưòng đối với bé dưới 3 tháng thì ngày cần bổ sung thêm 30 ml nước (nước lọc hoặc nước qủa). Còn hơn 3 tháng thì từ 30-50 ml. Nếu bé lười uống thì bạn cho uống một vài thìa tráng miệng sau khi ti, hoặc cho uống nước quả ( loại ngọt) để bé dễ uống, nếu bé nhất quyết không chịu nữa thì bạn pha sữa loãng hơn một chút để bổ sung đủ nước cho bé.

Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không

Bao giờ trẻ sơ sinh được uống nước? Trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện. Do đó, việc ăn uống của bé cần hết sức chú ý.

Trong việc uống nước của trẻ sơ sinh, nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ bé giống người lớn. Đơn giản là cần uống nước để sạch miệng và bổ sung khoáng. Tuy nhiên điều này có đúng? Hãy đọc những thông tin dưới dưới đây của chúng tôi và nếu cần hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé

Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
Bao giờ cho trẻ sơ sinh uống nước?

Bạn đang băn khoăn không biết khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước? Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, nước uống có thực sự cần thiết với bé hay không? Dưới đây là những thông tin cần thiết mà cha mẹ nên biết về thời điểm mà trẻ sơ sinh có thể uống nước.

1. Trẻ sơ sinh có cần phải uống nước?

Trẻ sơ sinh có cần phải uống nước hay không? Điều này sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Tuy nhiên ở ngay những ngày đầu, sữa mẹ luôn cần thiết hơn nước lọc hay nước đun sôi. 

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này đúng không chỉ bởi hàm lượng dinh dưỡng mà còn bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp nước cho bé. Ngoài ra, lượng nước cần thiết cũng có thể tới từ sữa công thức bên ngoài. 

Theo khuyến cáo từ WHO, cha mẹ nên cho trẻ uống nước khi bé bắt đầu chuyển sang ăn đồ ăn đặc (ăn dặm). Nếu lấy mốc để nhớ, thì 6 tháng tuổi là mốc quan trọng quyết định trẻ sơ sinh được uống nước hay không? 

2. Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước

Bao giờ cho trẻ sơ sinh uống nước? Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có được không? Câu trả lời là không, bé chỉ cần uống sữa mẹ là đủ. Nếu bạn lần đầu làm mẹ thì chắc hẳn sẽ không tin. Tuy nhiên, hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây khi cho trẻ sơ sinh uống nước trước 6 tháng tuổi nhé:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Nước khiến bé có cảm giác no và giảm bú. Trong khi đó sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Nếu cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là rất rõ ràng. 
  • Không đủ cân nặng: Nước không thể thay thế sữa mẹ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước thì sẽ không đủ lượng calo cần thiết. Điều này dẫn tới bé không đủ cân nặng. 
  • Mất cân bằng, nhiễm độc nước: Cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi uống nước tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm. Không nhiều người biết điều này. Đó chính là tình trạng mất cân bằng điện giải. Máu trẻ trở nên loãng dẫn tới động kinh, co giật…
  • Giảm tiết sữa mẹ: Sữa mẹ sẽ tiết ra ít hơn nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Nguyên nhân là do bé sẽ lười bú mẹ hơn và cơ chế tiết sữa theo đó giảm theo. Về lâu dài, tình trạng này là không tốt 

3. Trẻ trên 6 tháng tuổi uống nước

Bao giờ trẻ sơ sinh có thể uống nước được? Nhiều chuyên gia y tế cho rằng thời gian hợp lý nhất sẽ là sau 6 sáng tuổi. Lúc này, bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, thích hợp để uống nước.

Hệ tiêu hóa phát triển hơn. Việc đưa nước vào cơ thể sẽ mang đến những lợi ích như: 

  • Hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy nhanh hơn.
  • Giữ cho hệ khớp và mô được bôi trơn. 
  • Duy trì, ổn định lượng máu của trẻ. 

Chi tiết cách cho trẻ sơ sinh uống nước sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở phần sau của bài viết này. 

4. Trẻ trên 12 tháng tuổi uống nước

Trẻ 12 tháng tuổi đã hoàn toàn có thể uống nước bình thường. Lượng sữa bú mẹ lúc này đã giảm xuống đáng kể. Bé cũng đã hoạt động nhiều hơn, dẫn tới nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể. 

Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
Trẻ nên được uống nước ở thời điểm phù hợp

Đặc biệt nước cũng sẽ giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột. Nhờ vậy mà việc đi đại tiện của trẻ dễ dàng hơn. Lượng nước trẻ 1 tuổi cần mỗi ngày là khoảng 8 ounce nước, tương đương 227ml. 

Xem thêm: Bà bầu uống bao nhiêu nước?

II. Những triệu chứng bất thường khi trẻ sơ sinh uống nước

Câu hỏi bao giờ trẻ sơ sinh được uống nước đã có câu trả lời. Nhưng trẻ sơ sinh uống nước, đặc biệt ở những lần đầu thường xuất hiện khá nhiều những vấn đề. Dưới đây là 3 triệu chứng bất thường phổ biến hơn cả. 

1. Bé không chịu uống nước

Có nhiều lý do khác nhau khiến bé không chịu uống nước. Đó có thể là do bé đang quen bú sữa mẹ, chưa làm quen với việc uống nước… Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đừng lo lắng, hãy thử một số cách sau để bé uống nước dễ dàng hơn nhé:

  • Thay đổi hương vị của nước: Cha mẹ có thể thay nước đun sôi thông thường bằng các loại nước khác. Đơn giản nhất là các loại nước ép hoa quả. 
  • Biến việc uống nước trở nên thú vị hơn: Ống hút riêng, cốc nước riêng có trang trí ngộ nghĩnh, bắt mắt thu hút…sẽ khiến bé hứng thú hơn. 
  • Bổ sung nước từ thực phẩm: Nếu bé lười uống nước thì hãy bổ sung thêm từ thực phẩm. Đây là cách đơn giản để giúp cho bé yêu của bạn luôn được cung cấp đủ nước. 
  • Giúp bé uống nước đúng cách: Có thể trẻ sơ sinh không chịu uống nước là do bạn đã cho bé uống nước sai cách. Trẻ nhỏ không thể uống nước như chúng ta. Và việc của các bậc cha mẹ là giúp bé uống nước đúng cách.

2. Bé uống nước cũng nôn

Trẻ sơ sinh vẫn thường bị nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy tại sao bé uống nước cũng nôn?

Nôn trớ khi uống nước có thể là do bạn để trẻ bị sai tư thế hoặc bé mặc quần áo quá chật. Từ góc độ dinh dưỡng, uống nước bị nôn ở trẻ sơ sinh là do cha mẹ cho bé uống nước ngay sau khi vừa bị trớ. Còn trường hợp bé nôn, cơ thể tím tái hoặc ho khò khè thì cần tìm gặp bác sĩ ngày.

3. Bé uống nước bị sặc

Giống như người lớn, bé uống nước bị sặc thường do lượng nước đưa vào quá nhiều. Sặc là nước từ thực quản tràn sang khi quản. Điều này khiến bé khó thở, cơ thể tím tái. 

Cha mẹ có thể nhận biết bé uống nước bị sặc rất dễ dàng. Các triệu chứng điển hình như ho, sặc sụa, khò khè, thở chậm. Trường hợp sặc nhẹ, phản xạ ho có thể tống xuất nước ra ngoài. Tuy nhiên, không loại trừ nguy hiểm khi xu hướng hít gia tăng khiến nước có nguy cơ tràn vào phổi, gây tổn thương.

Để tránh tình trạng uống nước bị sặc ở trẻ nhỏ, cha mẹ hãy tập cho bé uống nước đúng cách, lượng nước đưa vào vừa đủ, ngụm nhỏ. 

III. Tập cho trẻ sơ sinh uống nước như thế nào?

Không bậc phụ huynh nào muốn gặp phải những bất thường khi trẻ sơ sinh uống nước ở trên. Do đó, hãy tập cho trẻ sơ sinh uống nước đúng cách nhé!

Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
Tập cho trẻ so sinh uống nước như thế nào?

Cho bé uống nước đúng cách như thế nào? Dưới đây là tổng hợp một số hướng dẫn đơn giản, dễ thực hiện.

  • Đối với trẻ dưới từ 6 – 12 tháng: Cho bé uống sau hoặc giữa các bữa ăn bằng thìa hoặc bình. 
  • Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: Bé nên được uống nước với cốc riêng. Thời gian uống là sau khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Để tránh bé bị sặc, hãy lấy nước và giám sát việc uống của bé. 
  • Bé lớn hơn 2 tuổi: Nên tập trung cho bé chỉ uống nước đun sôi thay vì nước có gas, nước ngọt. Hãy thường xuyên nhắc nhở bé uống nước như một thói quen tốt và duy trì nó. 

Đặc biệt khi chuyển từ bình sang uống nước bằng cốc, cha mẹ hãy nên lưu ý. Hãy nói với bé để bé hiểu mình không cần bình và đủ lớn để uống nước từ cốc. Dụng cụ trung gian cũng cần được nghĩ tới như ống hút hoặc cốc chuyên dụng. 

2. Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước  

Khi cho trẻ sơ sinh uống nước, cha mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Lưu tâm tới nhu cầu của bé: Không cho bé uống quá nhu cầu và hay uống ít hơn. Đối với trẻ từ 6-12 tháng, lượng nước cần ước tính là 60ml/ kg. 
  • Thời điểm uống nước: Cho bé uống giữa và sau bữa ăn, không nên cho bé uống trước bữa ăn. Điều này sẽ gây no, ảnh hưởng tới việc ăn của bé. Hiệu quả tiêu hóa cũng giảm khi nước làm loãng dịch vị của bé. Đặc biệt trước khi đi ngủ không nên cho bé uống nhiều nước nhé!

IV.  Một số thắc mắc về việc trẻ sơ sinh uống nước 

Ngoài thắc mắc trẻ sơ sinh bao giờ được uống nước còn rất nhiều câu hỏi khác. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được:

1. Trẻ sơ sinh uống nước lọc được không?

Theo Wikipedia, nước lọc là nước đã qua xử lý dùng để uống hoặc sử dụng cho mục đích khác như sinh hoạt, sản xuất. Còn nếu xét ở góc độ nước uống, nước lọc thường là nước từ thiết bị lọc nước. Vậy trẻ sơ sinh uống nước lọc được không?

Đa số các thiết bị lọc nước hiện nay đều đã được kiểm nghiệm về chất lượng nước. Nếu nước an toàn, đạt chỉ số cho việc uống trực tiếp thì trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống được. 

Lưu ý: Các bậc cha mẹ hãy nên lựa chọn thiết bị lọc nước uy tín, xuất xứ rõ ràng để sử dụng nhé!

2. Trẻ sơ sinh uống nước khi bị sốt?

Đối với người lớn, khi cơ thể bị sốt thì uống thêm nước là điều bình thường. Nhưng với trẻ sơ sinh thì lại khác và có liên quan trực tiếp tới độ tuổi của trẻ.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt, bạn hãy cho bé bú nhiều hơn. Còn nếu bé uống sữa ngoài, cũng cần sự bổ sung tương tự. Nếu muốn cho bé uống nước, hãy liên hệ và xin ý kiến của bác sĩ. 

Trường hợp trẻ hơn 6 tuổi và bị sốt, đừng loại bỏ hoàn toàn sữa mẹ và thay bằng nước. Hãy giữ cho bé bú ổn định như bạn đang làm và bổ sung thêm nước vào giữa các lần ăn. 

Lưu ý: Việc bé bị sốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó tốt hơn hết vẫn là theo dõi và liên hệ bác sĩ các bậc phụ huynh nhé!

3. Trẻ sơ sinh nên uống nước gì?

Có rất nhiều loại nước khác nhau có thể hấp dẫn trẻ như nước có vị ngọt, mùi thơm. Vậy trẻ sơ sinh nên uống nước gì?

Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không
Trẻ sơ sinh nên uống nước gì?

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, nước tốt nhất cho trẻ sơ là nước lọc, nước đun sôi. Nước đun sôi chỉ nên đun và uống trong ngày. Các mẹ không nên đun lại nhiều lần. Tuy nhiên, hãy lưu ý nước đầu vào đun. Nếu nước có chứa nhiều kim loại nặng cũng rất nguy hiểm.

V. Lời kết

Bao giờ trẻ sơ sinh được uống nước? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ uống nước là gì? Những thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết trên của Mitsubishi Cleansui. 

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin bổ ích về nước và sức khỏe nhé!

Đăng ký dùng thử thiết bị lọc nước ion kiềm Mitsubishi Cleansui EU301. Ngoài 4 chế độ nước kiềm, thiết bị có chế độ nước lọc, pH~7, phù hợp pha sữa cho bé.