Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường là biểu hiện của

1. Những biểu hiện tâm lý khi trẻ bắt đầu đi học

Trong tuần đầu tiên đi học, đa số các trẻ lần đầu sẽ có biểu hiện khóc do lần đầu ở trong môi trường mới và xa rời vòng tay chăm sóc của những người thân quen trong gia đình. Trẻ không hợp tác với các cô và quấy khóc là biểu hiện thường gặp nhất trong thời gian này. Thậm chí có trẻ không ăn không uống gì suốt trong một ngày vì “lạ” các cô.

Giai đoạn sau có thể cách giai đoạn thứ hai một tuần, 2 tuần, thậm chí cả tháng tùy vào khả năng thích nghi của từng trẻ. Giai đoạn này trẻ bắt đầu quen với việc đi học, bớt khóc và bớt quấy hơn. Trẻ dần dần coi việc đi học là điều hiển nhiên, đã biết cách chấp nhận và thích nghi với môi trường mới.

Cũng có một số bé những buổi đầu rất vui vẻ hào hứng mải mê khám phá xung quanh và không hề khóc nhưng đến ngày thứ hai, thứ ba, bé bắt đầu nhận ra sự việc phải đi học thì bắt đầu khóc phản ứng.

Đó là những diễn biến tâm lý chung khi trẻ đến lớp trong những ngày đầu đi học. Tuy nhiên trên thực tế, có một số bé rất dễ thích nghi bé sẵn sàng vui vẻ đi học và hợp tác với cô giáo trong mọi mặt cũng như yêu thích việc đi học ngay từ những buổi đầu tiên.

2. Những diễn biến về sức khỏe khi bé bắt đầu đến trường

Có không ít bé khi tiếp xúc với môi trường mới đều quấy khóc hơn bình thường, bé có thể bị cảm sốt, hay khóc và giật mình khi ngủ, có nhiều bé bám mẹ hơn. 1, 2 tuần đầu như thế cha mẹ cần kiên trì tập cho quen thích nghi. Đừng quá sốt ruột vì bé có thể sẽ sụt ký một chút, hoặc cứ thấy bé quấy khóc, mè nheo là cha mẹ cho nghỉ ở nhà. Khi đi học đều, bé sẽ tự nhận thức được dần việc đi học là hằng ngày và không thay đổi được. Dần dần bé sẽ hiểu ra “vai trò” của mình, cha mẹ đi làm thì con đi học ngoan và buổi chiều chúng ta cùng trở về nhà, cùng vui chơi, kể cho nhau nghe nhiều chuyện thú vị mà mình đã làm trong ngày.

Và, buổi chiều khi đón bé về, cha mẹ cũng nên hỏi han, khuyến khích bé bằng cách chuẩn bị cho bé những món ăn khoái khẩu, một vài trò chơi bé yêu thích mà có khi không ở trường. Và có một lưu ý nhỏ, cha mẹ cần nhớ là: hàng tuần, khẩu phần ăn của bé đều được nhà trường thông báo công khai trên bảng tin, ngoài hành lang lớp học. Cha mẹ chuẩn bị bữa ăn ở nhà cho bé nên tránh bị lặp lại thực đơn ở trường đế tránh sự nhàm chám của bé.

3. Độ tuổi nào phù hợp nhất để cho trẻ đi học

Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 12 tháng – 2 tuổi. Trẻ càng đi học sớm, càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Nhiều mẹ lo lắng con chưa nói được nhiều, chưa biết gọi đi vệ sinh, chưa biết tự xúc ăn thì làm sao có thể đi học. Nhưng đây là giai đoạn vàng của trẻ mẹ không nên bỏ lỡ. Giai đoạn này trẻ học, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới nhanh và dễ dàng hơn giai đoạn 3 tuổi. Đối với những trẻ chưa biết nói, chậm nói hoặc ít nói, thì đi học là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ.

4. Bố mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho con đi học.

Mẹ dành ít nhất 1 tuần trước ngày đi học chính thức, dẫn trẻ đến trường làm quen với cô giáo và các bạn. Mẹ dùng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản, mô tả cho trẻ về trường lớp, cô giáo. Vài ngày đầu, có thể chỉ cho trẻ chơi trong khuôn viên trường, không gian lớp học, cô giáo sẽ dạy trẻ và các bạn trong lớp.

Cho trẻ làm quen trước với trường mẫu giáo sẽ tạo ấn tượng tốt cho trẻ về việc đi học, cách này khá hiệu quả.

5. Nói chuyện với bé trước ngày đi học chính thức

Trước khi nhập học chính thức, mẹ nên nói chuyện với con về việc đi học. Trẻ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý, không bị sốc nếu như được mẹ nói cho biết chuyện gì sắp xảy ra. Đừng nghĩ trẻ con còn bé, chưa biết nói thì không hiểu được. Thực tế não bộ bé vẫn xử lý, tiếp thu những thông tin đó. Hãy thủ thỉ vào tai con thật nhiều, dần dần trong ý thức sẽ hình thành việc phải đi học, và đi học không có gì đáng sợ cả.

6. Không lấy cô giáo ra để dọa bé

Đây là lỗi nhiều bà mẹ Việt gặp phải nhất. Chúng ta thường có thói quen lấy cô giáo, việc đi học ra để dọa bé mỗi khi bé mắc lỗi hoặc không nghe lời. Cách này vô tình khiến cho cô giáo, trường học trở nên khủng khiếp đối với trẻ.

7.Trường hợp trẻ vẫn khóc và sợ đi học

Trong trường hợp trẻ vẫn khóc và sợ đi học dù đã có thời gian làm quen trước đó. Mẹ tìm hiểu xem lý do bé khóc có phải từ phía nhà trường không. Hãy nói chuyện với trẻ, hỏi tại sao trẻ không thích đi học. Nếu trẻ chưa trả lời được, mẹ có thể tự trả lời hộ trẻ. Khi ấy bé sẽ rất hứng thú. Mẹ nên kiên trì tâm sự với trẻ, nói với trẻ về những điều tốt đẹp ở trường ở lớp, nói về cô giáo về các bạn trong lớp,mỗi ngày đều lặp lại như vậy, trẻ sẽ dần quen và bớt đi cảm giác sợ hãi phải đi học.

8. Lưu ý sau giờ học

Khi đi học, bé sẽ được làm quen với lịch học, giờ giấc ăn, ngủ và khẩu phần ăn không giống với ở nhà. Hơn nữa, với cảm giác bỡ ngỡ có thể khiến trẻ không theo kịp giờ ăn lúc ban đầu, dễ bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Nên trong khoảng thời gian đầu, bé sẽ cảm thấy đói và muốn ăn hơn. Việc cần làm của cha mẹ trong lúc này là chuẩn bị cho trẻ những khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng để bù đắp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần trò chuyện với trẻ để hỏi về những gì bé gặp ở trường. Thường xuyên trao đổi với cô giáo ở lớp về tình hình học tập, ăn ngủ thói quen vệ sinh của trẻ ở trường cũng như tâm trạng của trẻ. Điều này giúp mẹ và cô giáo hiểu hơn về trẻ giúp cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ được tốt nhất, giúp tâm lý của bé ổn định hơn và bản thân phụ huynh cũng có thể theo dõi được tình trạng tâm lý của trẻ thế nào..

Trên đây là những điều cần biết trước khi trẻ đi học, trường mầm non Embassy chia sẻ cho Phụ huynh mong rằng những lưu ý trên có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh khi quyết định cho trẻ tới lớp.

ANTD.VN - Sau khi Báo ANTĐ số ra ngày 21-12 đăng bài “Thật đáng thương, cháu bé 11 tuổi chưa được đến trường”, chúng tôi đã trao đổi với các luật sư, chuyên gia tâm lý để làm rõ một số vấn đề liên quan đến sự việc hy hữu này.

11 tuổi chưa được đến trường - tương lai của cháu H sẽ đi về đâu?

Ở góc độ pháp lý, Hiến pháp 2013 đã quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ công dân”. Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã cụ thể hóa quy định này. Theo đó, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng nêu rõ, trẻ em có quyền được học tập. Tiếp theo đó, Nghị định 71/2011/NĐ-CP nghiêm cấm việc lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học; Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện...

Đối chiếu với các quy định này, theo luật sư Nguyễn Thành Trung - Đoàn Luật sư Hà Nội, bất kỳ cá nhân nào có hành vi buộc trẻ em không được đến trường là vi phạm quyền được học tập của trẻ em. 

Tòa án có thể can thiệp

Nghị định 71/NĐ-CP còn quy định, nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, Tòa án sẽ quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và lợi ích hợp pháp của trẻ em khi chưa có quyết định của Tòa án, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm thời giao trẻ em cho thân nhân nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. 

Còn theo Luật Giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Trẻ em có quyền được học tập, nghĩa là bất kỳ trẻ em dưới 16 tuổi, đều có quyền được đi học đúng độ tuổi. Quyền này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện.  

“Về mặt pháp lý, những mâu thuẫn phát sinh trong hôn nhân của vợ chồng không thể làm cản trở quyền được đi học của các con. Việc không cho trẻ đến trường là đánh mất quyền cơ bản nhất của các em. Trong trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm [trẻ bị cha mẹ ngược đãi, đánh đập gây thương tích hoặc bị làm nhục…] thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng” - luật sư Nguyễn Thành Trung nhận định.

Cần người thân hỗ trợ

Ở góc độ tâm lý, bệnh lý, Tiến sỹ Tâm lý - bác sỹ Hoàng Cẩm Tú cho rằng, khi người mẹ không cho con đến trường, luôn muốn giữ con ở trong nhà, không cho tiếp xúc với ai vì sợ mình và con mình bị hại có thể họ đã có dấu hiệu bị hoang tưởng. Bởi hoang tưởng bị người khác hại khiến bệnh nhân luôn tin rằng có người đe dọa, đòi giết, hãm hại mình khiến họ rất sợ sệt nên đôi khi có những hành động phản kháng lại. 

Người bị hoang tưởng bị người khác hại thường có các biểu hiện như chống đối người khác, không thích tiếp xúc với người ngoài, ít khi ra khỏi nhà, sống khép kín, thu mình. Họ luôn lo lắng, thường xuyên trong tư thế đề phòng, nghi ngờ mọi người xung quanh, mắng chửi, to tiếng với người khác một cách vô cớ. Nguy hiểm ở chỗ họ có thể “ra tay trước” đối với những người mà họ nghĩ sẽ sát hại mình.

“Khi thấy người thân có những triệu chứng trên, gia đình nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp nếu người này đặt ra một mối nguy hiểm cho chính mình hoặc cho người khác, cần nhanh chóng báo cơ quan công an, chính quyền địa phương để được can thiệp, giúp đỡ” - Tiến sỹ Cẩm Tú khuyến cáo.

Với trường hợp của cháu H, điều đáng nói là hiện chưa có cơ sở nào xác định mẹ của cháu H có mắc bệnh về tâm thần hay không, cũng không có quy định, cá nhân, tổ chức nào có chức năng, nhiệm vụ cưỡng chế đưa chị đi khám hoặc điều trị. 

Do vậy, chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan chỉ có thể vận động, thuyết phục mẹ cháu thay đổi nhận thức, suy nghĩ về việc đưa cháu đến trường, đồng thời gặp gỡ đề nghị những người thân của cháu can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Tuy vậy, việc làm này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn và câu chuyện buồn về cháu bé 11 tuổi vẫn chưa được đến trường không biết đến bao giờ mới có hồi kết!

Trẻ em có quyền được học tập. Quyền này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện 

Video liên quan

Chủ Đề