Triệu thị chính hà giang là ai

Sau 1 tuần nghị án, sáng nay HĐXX vụ “Lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong thi hành công vụ” xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hội đồng thi tỉnh Hà Giang đã tuyên án.

Nguyễn Thanh Hoài nhận mức án 8 năm tù giam

HĐXX căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, lời khai của các bị cáo và người liên quan, nhận định đủ căn xử tuyên phạt 5 bị cáo phạm 3 tội danh như truy tố.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài - nguyên Trưởng Phòng Khảo thí [Sở GD&ĐT] 8 năm tù, tính từ ngày 23/7/2018.

Vũ Trọng Lương nhận mức án 7 năm tù giam

Bị cáo Vũ Trọng Lượng - nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí nhận mức án 7 năm tù, từ ngày 20/7/2018.

Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Triệu Thị Chính và cựu cán bộ công an tỉnh Lê Thị Dung nhận mức án 2 năm tù.

Một cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT khác là Phạm Văn Khuông nhận mức án 1 năm tù treo, thời gian thử thách 2 năm. Giao bị cáo cho UBND phường Quang Trung [TP Hà Giang] giám sát.

Nguyễn Thị Dung nhận 2 năm tù giam
Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang Triệu Thị Chính nhận mức án 2 năm tù giam

TAND tỉnh Hà Giang kiến nghị, Sở GD&ĐT Hà Giang giữ lại toàn bộ bài thi, tài liệu thi năm 2017 để cơ quan điều tra làm rõ.

Cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang Phạm Văn Khuông bị 1 năm tù treo, 2 năm thử thách

Do vụ việc xảy ra tại Hà Giang nên để đảm bảo khách quan, HĐXX kiến nghị Cơ quan ANĐT - Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ những hành vi đưa nhận tiền giữa các phụ huynh và các bị cáo trong vụ án để làm rõ có vụ lợi hay không. ​

Trước đó, đại diện VKS đề xuất mức án cho các bị cáo trong vụ tiêu cực điểm thi tại tỉnh này cao hơn so với án tuyên của HĐXX.

 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đang hoàn thành bản kết luận trong đó vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang có tên trong danh sách xử lý, kỷ luật đảng viên vi phạm.

Kiên Trung

Cựu phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang Triệu Thị Chính được giảm án

[NLĐO]- HĐXX phúc thẩm cho rằng bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, đã có hành vi nhờ nâng điểm cho các thí sinh nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên giảm từ 24 tháng xuống còn 15 tháng tù.

  • Gian lận thi cử ở Hà Giang: Bà Triệu Thị Chính kháng cáo với lý do "không có tội, bị oan"

  • Gian lận điểm thi ở Hà Giang: 5 bản án còn nhiều khúc mắc

  • Gian lận thi cử ở Hà Giang: Tòa kiến nghị Bộ Công an điều tra có hay không việc đưa và nhận hối lộ

  • Vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang: Cần khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ!

Ngày 26-2, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lưu động tại Hà Giang vụ án gian lận thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại địa phương này. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của bà Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] tỉnh Hà Giang.

Bị cáo Triệu Thị Chính

Trước đó, ngày 25-10-2019, TAND tỉnh Hà Giang tuyên phạt Nguyễn Thanh Hoài, nguyên trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang [Phòng khảo thí], án 8 năm tù; Vũ Trọng Lương, nguyên phó phòng khảo thí 7 năm tù; Triệu Thị Chính 24 tháng tù. Ngoài ra, bị cáo Lê Thị Dung, nguyên sĩ quan Công an tỉnh Hà Giang, bị tuyên 2 năm tù; bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, nhận 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Theo bản án sơ thẩm, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc thống nhất với Vũ Trọng Lương thực hiện việc nâng điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn trắc nghiệm. Mặc dù Hoài không trực tiếp thực hiện hành vi can thiệp sửa kết quả bài làm của các thí sinh để nâng điểm cho thí sinh, nhưng Hoài đưa danh sách 93 thí sinh cần được nâng điểm cho Lương và Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh. Sau đó, bị cáo Lương thực hiện thao tác trên máy tính, sửa kết quả 309 bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh.

Toà cấp sơ thẩm xác định bị cáo Triệu Thị Chính trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 là người có chức vụ quyền hạn, trong khi kỳ thi diễn ra đã đưa danh sách 13 thí sinh cho bị cáo Hoài để nhờ can thiệp. Tuy nhiên, sau phiên sơ thẩm, bà Triệu Thị Chính kháng cáo kêu oan, đồng thời đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét hành vi của mình không cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

HĐXX phúc thẩm lại cho rằng bà Chính đã có hành vi nhờ nâng điểm cho các thí sinh nên cấp sơ thẩm tuyên phạm tội là đúng. Tuy vậy, bị cáo này có tình tiết giảm nhẹ nên Hội đồng xét xử quyết định giảm án cho Triệu Thị Chính từ 24 tháng xuống còn 15 tháng tù.

Nguyễn Hưởng

Chiều 15.10, Hội đồng xét xử [HĐXX] TAND tỉnh Hà Giang chuyển sang xét hỏi bị cáo Triệu Thị Chính.

Theo cáo trạng, bà Chính có hành vi can thiệp nhờ nâng điểm môn ngữ văn. Từ 28.6 - 1.7.2018, Triệu Thị Chính, khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng thi kiêm Trưởng ban chấm thi, đến gặp Nguyễn Thanh Hoài [Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng của Sở GD-ĐT] và đưa cho Hoài một tờ giấy khổ A4 có danh sách chữ đánh máy tính gồm thông tin của 13 thí sinh, nhờ Hoài nâng điểm môn ngữ văn.

Hoài đã đồng ý giúp Triệu Thị Chính nâng điểm cho các thí sinh này, sau đó Chính cùng Hoài thống nhất số điểm cần nâng của 12 thí sinh. Hoài đã ghi số điểm vào cạnh thông tin của 12 thí sinh [1 trong 13 thí sinh còn lại trong danh sách, Chính nhờ Hoài xem điểm].

Tại toà, bị cáo Chính không đồng ý với bản cáo trạng và khẳng định mình chỉ nhờ bị cáo Hoài xem điểm chứ không nâng điểm. Khi toà hỏi trong số các tin nhắn có ai nhờ nâng điểm, bị cáo Chính liệt kê danh sách các thí sinh và nhấn mạnh: “Thầy Vũ Văn Sử [nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT, Hà Giang] nói năm nay có con Bí thư thi [ông Triệu Tài Vinh - PV], thầy ấy là người sống tình cảm, hay chia sẻ nên rất băn khoăn”.

Do bị cáo Chính không nhận mình nhờ nâng điểm mà chỉ nhờ xem điểm, HĐXX trích lại biên bản làm việc của Đoàn công tác Bộ GD-ĐT khi xảy ra vụ việc. Tại buổi làm việc này, bị cáo Chính cũng đã giải trình và ký vào biên bản. Trong biên bản này có nêu tên, tuổi cụ thể của 13 thí sinh, cũng như phụ huynh.

Trong đó, có 2 trường hợp đáng chú ý. Một là thí sinh Lưu Thuỷ Tiên, con của bà Chúng Thị Chiên, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh. Biên bản do bà Chính giải trình nêu rõ: “Bà Chiên nhắn tin có thể qua zalo hoặc tin nhắn qua số điện thoại thường dùng của bà Chiên”.

Trường hợp thứ hai là thí sinh Triệu Ngọc Mai, con của ông Triệu Tài Vinh. Biên bản cũng ghi rõ lời bà Chính: “Trong cơ quan, nhiều người biết có con đồng chí Triệu Tài Vinh thi năm 2018. Mọi người có lúc trao đổi ngoài lề với nhau, đồng chí Vũ Văn Sử [Giám đốc Sở GĐ-ĐT] có nhắc con Bí thư đấy, bà Chính nói em biết rồi”.

Trước đó, Uỷ ban Kiểm tra tỉnh Hà Giang cũng đã kết luận một loạt đảng viên có vi phạm trong việc xin nâng điểm cho con. Trong danh sách 29 phụ huynh bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, còn có bà Chúng Thị Chiên và bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, vợ ông Triệu Tài Vinh.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề