Trình bày cơ sở khoa học của đánh giá thường xuyên bằng nhận xét

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: Nhiều tác động tích cực tới thầy trò

Thứ tư, 10/12/2014 - 09:46

[Dân trí] - Trao đổi với báo chí ngày 10-12 tại Hội thảo công tác tuyên truyền về Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định:“Qua thực tế triển khai thực hiện đánh giá bằng nhận xét, không cho điểm trong đánh giá thường xuyên tại các trường tiểu học đã có những tác động tích cực”

Tại hội thảo, lãnhđạoBộ GD-ĐT thẳng thắn đưa ra hàng loạt hạn chế của quy định trước đây về đánh giá học sinh [HS] tiểu học. Bộ GD-ĐT cho rằng, việc ban hành Thông tư 30 xuất phát từ những tác động tích cực khi triển khai thực hiện đánh giá bằng nhận xét, không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên ở tất cả các môn học trong các trường tiểu học tham gia mô hình trường học mới [VNEN] từ năm học 2012-2013 và đối với HS lớp 1 trên cả nước từ năm học 2013-2014.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti

Bộ GD-ĐT cho biết, mặc dù Thông tư hướng dẫn đánh giá HS tiểu học trước đây [Thông tư 32] có những mặt tích cực nhưng hiện cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, đánh giá thường xuyên và định kỳ HS tiểu học còn nặng nề, thông qua việc dùng điểm số đã gây áp lực cho HS, phụ huynh HS và giáo viên [GV]. Việc đánh giá này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học trước chương trình, dạy thêm học thêm tràn lan, tạo ra những bức xúc cho phụ huynh HS và xã hội.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti.

Việc đánh giá học sinh chưa theo kịp xu hướng chung của thế giới. Ở các nước tiên tiến, việc đánh giá HS được thực hiện ngay trong quá trình học để giúp HS rèn luyện và từng bước có được kết quả học tập tốt hơn đối với từng HS trên cơ sở đặc điểm riêng của từng em, để em nào cũng cố gắng và tiến bộ so với chính mình, Trong khi đó, ở Thông tư 32, ngoài những môn đánh giá bằng nhận xét, các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét. Tuy nhiên, trong quá trình chấm điểm, GV chủ yếu dùng điểm số, ít nhận xét nên chưa giúp HS biết mình cần phát huy những ưu điểm nào hoặc cần khắc phúc những hạn chế nào để tiếp tục vươn lên; chưa giúp phụ huynh HS trong việc hỗ trợ, giúp đỡ con em mình học tập và rèn luyện.

Bên cạnh đó, các quy định về cách đánh giá chưa thật phù hợp với tâm sinh lý HS tiểu học. Các em HS tiểu học vốn rất hồn nhiên, vô tư và luôn mong nhận được những lời động viên, khen ngợi, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của thầy, cô giáo để các em vui, thích học và học được hơn là điểm số, nhất là đối với những em có kết quả học tập chưa tốt sẽ dễ mặc cảm, tự ti.

“Việc chỉ căn cứ vào điểm số của bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học để xếp loại HS, không coi trọng đánh giá quá trình học của HS cũng tạo áp lực cho các em và nảy sinh bệnh thành tích”- Bộ GD-ĐT khẳng định.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: Học sinh hứng thú

Cũng theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, từ thực tế khi triển khai đổi mới đánh giá HS tiểu học tại 1.447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố tham gia VNEN với 212.754 HS [106.773 HS lớp 2 và 105.981 HS lớp 3] ở năm học 2012-2013 và tiếp tục thực hiện ở năm học 2013-2014 đối với 1.704 trường tiểu học gồm các trường VNEN và những trường tự nguyện đăng ký mở rộng theo mô hình VNEN với 325.068 HS [106.773 HS lớp 2; 108.486 HS lớp 3 và 106.111 HS lớp 4]; 100% HS lớp 1 trên cả nước tại 15.846 trường tiểu học và trường phổ thông có lớp tiểu học với 1,6 triệu HS cho thấy có những tác động tích cực.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện, GV không còn thấy khó khăn khi đánh giá HS bằng nhận xét; quan điểm đánh giá HS của GV đã thay đổi, chuyển từ việc đánh giá nặng nề kiến thức sang đánh giá toàn diện HS về cả năng lực và phẩm chất, chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của HS, nhằm giúp HS học ngày càng tiến bộ và học tốt hơn… Cách đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản dạy và học trong trường tiểu học, góp phần tích cực giúp GV đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học.

Những tác động tích cực từ việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét ở mô hìnhVNEN là tiền đề để Bộ GD-ĐT quyết định ban hành Thông tư 30.


Đối với HS thì do được GV quan tâm, nhận xét, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, các em đã biết cách học, học được và có hứng thú học tập hơn. Đặc biệt, do không bị áp lực về điểm số và thây cô không còn so sánh giữa HS này với HS khác, các em đã có tâm lý thoải mái, tự tin trong học tập, rèn luyện, có cơ hội phát huy cao nhất năng lực của mình. Bên cạnh đó, HS đã bước đầu biết cách tự đánh giá và biết nhận xét, góp ý cho bạn. Các em được thầy cô quan tâm, hướng dẫn cụ thể hơn nên bước đầu đã hình thành được một số năng lực, phẩm chất như: Tự giác, tự phục vụ, tự quản, tự tin, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và có phương pháp tự học. Trong đổi mới đánh giá HS có việc khuyến khích phụ huynh HS tham gia quá trình học tập của con em mình, được vào lớp học để hỗ trợ các em và cùng thầy cô, nhà trường đánh giá HS đã giúp phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học của các em và đồng tình với các đánh giá mới. Từ đó, phụ huynh đã tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.

“Một trong những tín hiệu đáng mừng đó là cách đánh giá mới đã tác động tích cực tới đội ngũ cán bộ quản lý, bước đầu đã làm thay đổi tư duy và cách thức quản lý chỉ đạo công tác dạy học, quan tâm và tạo điều kiện cho GV giúp đỡ, hỗ trợ HS phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, từng bước hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết theo mục tiêu giáo dục tiểu học” - lãnh đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ.

Trước câu hỏi: Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng nhưng lý do tại sao khi Thông tư 30 ra đời lại có nhiều ý kiến phản hồi về việc tạo áp lực, thêm nhiều sổ sách cho GV…? “Khi ban hành thông tư 30, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn về đánh giá HS tiểu học ở cấp Trung ương cho hơn 1.600 cán bộ quản lý và GV cốt cán cấp tỉnh, thành phố. Đội ngũ cán bộ và GV cốt cán có trách nhiệm triển khai tập huấn trực tiếp cho các GV đứng lớp tại địa phương. Sở dĩ có tình trạng trên là do một số đơn vị tập huấn chưa kỹ, GV chưa hiểu đúng tinh thần nên vận dụng quá máy móc, chưa truyền đật đầy đủ nội dung quy định đánh giá mới tới phụ huynh HS” - Bộ GD-ĐT khẳng định.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết thêm, hiện tại Bộ đang tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật để GV hiểu đúng và thực hiện tốt việc đánh giá HS theo quy định mới.

Nguyễn Hùng

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

"Mách nước" phụ huynh cách điều chỉnh việc học cho trẻ Tiểu học

Bồi dưỡng giáo viên Chương trình phổ thông mới: Học cả trên Zalo, Facebook

Bổ sung môn ngoại ngữ khi xét học sinh giỏi: Đánh giá năng lực toàn diện

Vụ học sinh lớp 6 không đọc được chữ: Do giáo viên bị áp chỉ tiêu thi đua?

Sĩ số lớp đông khiến học sinh Hà Nội bị hạn chế trong phát triển toàn diện

Triển khai Chương trình GDPT mới với lớp 1: Kinh nghiệm người trong cuộc

Kiểm tra trực tuyến: Đánh giá đúng năng lực học sinh là "điều không tưởng"?

Bất cập khi học trực tuyến, phụ huynh nên làm gì để giúp con?

Vấn đề đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ trong đánh giá học sinh tiểu học

Cỡ chữ Màu chữ:

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới việc đánh giá học sinh tiểu học. Điểm mới nổi bật là việc chỉ dùng nhận xét, không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên. Bài viết này nhằm cung cấp một số các vấn đề liên quan đến thuật ngữ ``đánh giá thường xuyên’’ và ``đánh giá định kỳ’’ trong đánh giá học sinh. Bài viết cũng sơ lược giới thiệu một số các thành tố của đánh giá thường xuyên cũng như một số dạng phản hồi của giáo viên trong đánh giá thường xuyên.

Một số các kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhận xét trong phản hồi của giáo viên có tác dụng nâng cao được kết quả học tập cũng như hứng thú của học sinh đối với môn học cũng được bài viết đề cập đến.

Khi chúng ta nghe thấy thuật ngữ ``Đánh giá’’ hoặc ``Kiểm tra đánh giá’’ [KTĐG] chúng ta thường nghĩ về các bài thi, bài kiểm tra, điểm số, sự căng thẳng, rồi đỗ hay là trượt. Từ đó dễ bị ngộ nhận rằng KTĐG là một sản phẩm cuối cùng tách rời quá trình dạy và học. Tuy nhiên, nếu hiểu KTĐG như vậy thì chúng ta mới chỉ nhìn thấy một ``dạng’’ của KTĐG: đó là đánh giá quá trình học tập hay đánh giá tổng kết [hoặc còn được hiểu là đánh giá định kỳ, summative assessment]. Dạng KTĐG này xảy ra sau quá trình học tập và để cho chúng ta [có thể] biết những gì mà người học đã đạt được.

KTĐG vì quá trình học tập [assessment for learning], theo một cách khác lại tập trung vào quá trình học tập [hơn là sản phẩm cuối cùng] và là sự cố gắng để không phải là chứng minh quá trình học tập, mà là cải tiến quá trình đó. Dạng KTĐG này còn được gọi là đánh giá thường xuyên [formative assessment]. Đó là cách giúp chúng ta [giáo viên] cân nhắc việc cần làm tiếp theo trong quá trình học tập của học sinhvà cũng giúp thông tin để giáo viên biết quá trình học tập của học sinh đang diễn ra như thế nào.

Trong tài liệu Assesment for Learning: 10 Principles của The Assessment Reform Group, 2002 [trích dẫn lại từ tài liệu tham khảo trong [1]] các tác giả đã định nghĩa

``KTĐG vì quá trình học tập là quá trình tìm kiếm và diễn giải các chứng cứ được thể hiện ra bởi người học, và giáo viên của họ sẽ quyết định người học đang ở đâu trong quá trình học tập, người học tiếp theo sẽ tiến đến đâu và làm cách nào tốt nhất để đưa người học đến mục tiêu đó’’.

Đánh giá định kỳ và đánh giá thường xuyên không mâu thuẫn hay đối nghịch nhau trong thực tiễn giảng dạy. Do đó, việc đánh giá thường xuyên không có nghĩa là chúng ta đột nhiên không chấm và nhận xét các sản phẩm học tập của học sinh, và đánh giá định kỳ luôn có một vị trí trong thực tiễn giảng dạy. Thay vào đó, đánh giá thường xuyên và đánh giá dịnh kỳ là các cách tiếp cận có thể bổ sung cho nhau, và đánh giá thường xuyên sẽ giúp học sinh thể hiện tốt hơn trong các khi thực hiện các đánh giá định kỳ, trong khi đó đánh giá định kỳ có thể phản ánh mức độ ảnh hưởng của đánh giá thường xuyên.

Trong mọi trường hợp người giáo viên đều được khuyên nên sử dụng đánh giá thường xuyên trong thực tiễn giảng dạy của mình. Việc giới thiệu và sử dụng đánh giá thường xuyên trong lớp học có thể giúp giáo viên hoàn thành được các yêu cầu của chương trình. Thêm vào đó đánh giá thường xuyên cũng có thể mang lại các lợi ích rõ rệt cho học sinh.

Đối với đánh giá vì quá trình học tập, cụ thể là đánh giá thường xuyên thì:

  • Có sự nhấn mạnh nhiều vào quá trình học tập có thể chuyển giao
  • KTĐG trở thành một quá trình rõ ràng hơn rất nhiều bởi vì quá trình này dựa vào các thông tin quan trọng nhất nhất được chia sẻ với người học, và
  • Người học có thể chịu trách nhiệm cho việc học tập của mình và cuối cùng là tự đánh giá sự tiến bộ của chính mình.

KTĐG thường xuyên không phải là cái gì mới, thêm vào công việc của người giáo viên. Trên thực tế nó tích hợp rất rõ ràng vào công việc vốn hàng ngày có trên lớp của giáo viên.

KTĐG thường xuyên bao gồm các hoạt động chính sau:

  • Chia sẻ ý tưởng học tập;
  • Chia sẻ và thỏa thuận về các tiêu chí thành công
  • Nhận phản hồi từ học sinh;
  • Lựa chọn câu hỏi cho học sinh, và
  • Khuyến khích học sinh đánh giá việc học tập của chính mình và góp ý cho bạn học.

Một trong các tiêu chí của KTĐG vì quá trình học tập là các phản hồi thường xuyên [formative feedback] của giáo viên đối với học sinh. Phản hồi tốt sẽ có tác dụng động viên học sinh, giúp cho học sinh tạo nên sự tự trọng và có suy nghĩ tích cực. Phản hồi phải làm sao không ít, không muộn, không ``lờ mờ’’ và không mang theo cảm tính cá nhân. Giáo viên có thể dùng các phản hồi cho các sản phẩm của học sinh như ``Được rồi’’ hay `` Cần cố gắng hơn’’. Tuy nhiên những phản hồi như vậy không phải là các phản hồi thường xuyên tốt cho học sinh. Các phản hồi của giáo viên về các sản phẩm học tập của học sinh sẽ có ý nghĩa cho học sinh nếu nó đưa ra lời khuyên cho các em cần phải cải tiến điều gì. Những phản hồi được coi là tốt như vậy thường có ba thành phần sau đây:

-thứ nhất là cho học sinh biết được học sinh đang ở đâu [điều này có nghĩa là so với yêu cầu của chương trình thì học sinh đạt được đến đâu];

-xác định mục tiêu đòi hỏi cần đạt được; và

-các giải pháp để đạt được mực tiêu đó.

Để thực sự có ý nghĩa, phản hồi của giáo viên cần phải giúp cho việc sắp đặt kế hoạch cho bước tiếp theo trong quá trình học tập của học sinh.

Các phản hồi thường xuyên cần đúng lúc; liên quan đến các dự kiến học tập; xác định được khi nào thì được coi là thành công; xác định được khi nào và làm thế nào có thể cải tiến được; và cuối cùng là phản hồi qua ý hoặc lời lẽ đó học sinh có thể thực hiện được.

Một trong những phản hồi thường xuyên mà giáo viên thường sử dụng là phản hồi bằng việc viết ra. Dạng phản hồi viết ra thường được thấy ở một trong ba cách: cho điểm/xếp hạng, cho điểm/xếp hạng+nhận xét, và chỉ có nhận xét.

Các nghiên cứu cho thấy rằng học sinh sẽ tiến bộ nhiều nhất trong quá trình học tập khi mà các phản hồi của giáo viên cho các em chỉ bằng nhận xét mà không có điểm số hay xếp hạng kèm theo.

Kể cả khi có nhận xét kèm theo thì học sinh cũng thường bỏ qua các nhận xét đó bởi tâm trạng nhận được sự thành công hay thất bại đã chế ngự từ các con số hoặc chữ từ điểm số và sự xếp hạng rồi. Trên thực tế khi nhận được điểm số cùng với nhận xét điều đầu tiên mà học sinh nhìn vào là điểm số của mình và sau đó là quan tâm xem điểm của bạn bên cạnh là bao nhiêu. Trong trường hợp đó thông thường học sinh sẽ không đọc nhận xét.

Các kết luận trên đây là kết quả của hai nghiên cứu từ Israel được trích dẫn trong công trình của Black và Wiliam năm 1998 [tài liệu tham khảo trong [1]]. Đây cũng là một kết luận quan trọng trong nghiên cứu của ĐH King's College [Vương quóc Anh], và cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau được thống kê trong bảng dưới đây

Nhóm học sinh được đánh giá bởi

Sự tiến bộ trong học tập

Sự quan tâm đến môn học

Điểm số/Xếp hạng

Không

Có cho nhóm học tốt, Không cho nhóm TB và yếu

Điểm/Xếp hạng+Nhận xét

Không

Có cho nhóm học tốt, Không cho nhóm TB và yếu

Chỉ nhận xét

30%

Có cho tất cả các nhóm học sinh.

Từ bảng trên chúng ta thấy rằng nếu chỉ nhận xét thì có thể làm tất cả học sinh quan tâm đến môn học hơn và nâng được thêm 30% kết quả học tập của học sinh. Trong khi đó đối với các cách còn lại thì tất cả các nhóm học sinh đều không thấy có sự tiến bộ trong học tập và chỉ có tác dụng làm cho học sinh quan tâm đến môn học hơn bởi một số học sinh nhất định [nhóm học sinh học tốt môn học đó].

Kết luận từ kết quả nghiên cứu trên đây cùng thực tiễn trong một số năm học vừa qua khi thí điểm đánh giá không dùng điểm số củng cố cho chúng ta một niềm tin là việc đánh giá thường xuyên chỉ bằng nhận xét sẽ thực sự giúp cho quá trình học tập của học sinh, giúp cho học sinh tiến bộ.

Tóm lại, trong vấn đề kiểm tra đánh giá học sinh, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì không mâu thuẫn nhau mà bổ sung, và tác động với nhau. Đánh giá thường xuyên của giáo viên qua các phản hồi chỉ bằng các nhận xét cho cho học sinh dường như mang lại sự tiến bộ nhiều hơn và sự quan tâm lớn hơn đến việc học tập của các em. Để nâng cao chất lượng học tập, giáo viên cần sử dụng một cách hợp lý, đúng mực và khéo léo các nhận xét của mình cho các sản phẩm học tập của học sinh, giúp cho học sinh biết được các em đang ở đâu so với yêu cầu, đích và cách các em cần đến trong thời gian tiếp theo. Đó chính là một trong những biện pháp quan trọng mà giáo viên có thể làm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Gửi email
In trang

1. Nội dung, phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?

Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. Đánh giá một đối tượng nào đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáo dục hay môi trường.

Như vậy, việc đánh giá học sinh cần phải dựa trên nội dung đánh giá về học sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-BGDDT về đánh giá học sinh tiểu học.

Theo đó, đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Tùy thuộc vào từng môn học giảng dạy cho học sinh mà đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức của những môn học đó và các hoạt động giáo dục khác.

1.1. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:

Thứ nhất, tự phục vụ, tự quản. Tạo sự phát triển cho các học sinh nên cần phải nâng cao ý thức tự giác và tự bảo quản đồ đạc cá nhân và của các bạn trong lớp.

Thứ hai, giao tiếp, hợp tác. Tạo sự tự tin trong giao tiếp cho các học sinh bằng cách tạo môi trường hoạt động ngoài giờ để học sinh có thể nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình đồng thời biết cách hợp tác với thầy, cô và bạn bè trong việc giải quyết các vấn đề.

Thứ ba, tự học và giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ xin nhập học cho trẻ lớp 1 mới nhất năm 2022

Sự hình thành và phát triển năng lực học sinh là nhận thức chủ quan của học sinh. Giáo viên đánh giá vấn đề này nhằm nắm bắt và giúp đỡ học sinh có thể hoàn thiện hơn năng lực vốn có của học sinh, định hướng cho học sinh về các tiềm năng mà học sinh sẵn có.

1.2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:

Thứ nhất, chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục. Trong quá trình học tập, học sinh có làm bài tập đầy đủ khi được giao, có tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ để nâng cao phẩm chất, đạo đức của cá nhân.

Thứ hai, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. Nếu do cá nhân học sinh học làm sai hay có lỗi thì phải biết chịu trách nhiệm với những hành vi mà mình gây ra.

Thứ ba, trung thực, kỉ luật, đoàn kết.

Thứ tư, yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

Bên cạnh đào tạo kiến thức thì môi trường giáo dục còn giúp học sinh rèn luyện phẩm chất đạo đức, đánh giá được coi là toàn diện khi sự đánh giá được thực hiện cả về kiến thức lẫn phẩm chất đạo đức. Giáo viên cần đánh giá và nắm bắt các phẩm chất của học sinh để giúp học sinh phát huy cũng như kịp thời giáo dục nếu học sinh có dấu hiệu tiêu cực.

1.3. Đánh giá thường xuyên

– Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghinhữngnhận xétđáng chú ý nhấtvàostheo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinhđãđạtđược hoặc chưađạtđược; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ýđểgiúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập,rèn luyện.

Xem thêm: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Đánh giá thường xuyên giúp giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường theo sát kịp thời quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Giáo viên có thể nắm bắt được cả quá trình từ học tập đến vận dụng kỹ năng cũng như nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của học sinh để kịp thời giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

1.4. Đánh giá định kỳ

Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ngoài các nội dung đánh giá trên, giáo viên còn thực hiện việc đánh giá định kỳ cho học sinh.
Đánh giá định kì được hiểu là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, thông thường sẽ là sau một kỳ học, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Việc đánh giá kịp thời theo định kỳ nhằm giúp giáo viên nắm bắt được tình hình học tập cũng như sự phát triển về phẩm chất của học sinh, kịp thời cải thiện, sửa đổi, giúp đỡ học sinh tiến bộ kịp thời,, tránh trường hợp học sinh giảm sút về chất lượng học tập và đạo đức nhưng không được sửa đổi.

– Đánh giá định kỳ bao gồm đánh giá định kì về học tập và đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất.

+ Đánh giá định kì về học tập được thực hiện vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học. Để đánh giá, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức quy định. Nếu học sinh thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục sẽ đạt mức hoàn thành tốt. Nếu học sinh thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục sẽ đạt mức hoàn thành. Nếu học sinh chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục sẽ được xem là chưa hoàn thành.

Đánh giá định kì về học tập được thực hiện vào vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì. Riêng đánh giá đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II để đánh giá toàn diện và chính xác hơn.

Đối với đề kiểm tra định kỳ: Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, được sử dụng trong các kỳ đánh giá. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học [mức 1]; hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân [mức 2]; biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống [mức 3]; vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt [mức 4].

Về chấm điểm bài kiểm tra định kỳ: Bài kiểm tra sẽ được giáo viên chấm điểm dựa trên sự công bằng và bình đẳng.Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.

Điểm của bài kiểm tra định kì dùng để đánh giá năng lực của học sinh, để nắm bắt được tình hình học sinh mà không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu giáo viên nhận thấy kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học của học sinh bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

Xem thêm: Chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên

+ Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất:

Ngoài việc đánh giá về năng lực học tập, để học sinh có thể phát triển toàn diện, giáo viên thực hiện đánh giá cả về phẩm chất đạo đức cho học sinh.

Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất được thực hiện vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học.

Căn cứ đánh giá: căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ tiến hành tổng hợp đánh giá theo các mức độ.

Học sinh đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên sẽ được xếp loại tốt.

Học sinh đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên sẽ được xếp loại đạt.

Học sinh chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ được xếp ở mức độ cần cố gắng.

Những vấn đề chung về đánh giá thường xuyên HS tiểu học

Ngày đăng:27/02/2018 - 23:37

Mục tiêu:

- Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên các môn học và hoạt động giáo dục.

- Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên HS trong quá trình dạy học.

- Sử dụng được bộ công cụ hỗ trợ đánh giá thường xuyên HS tiểu học.

Tài liệu đính kèm: Tải về

I. Quan điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học hiện nay:

- Hoạt động đánh giá HSTH:

+ Ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện;

+ Đánh giá quá trình làm ra kết quả và khả năng vận dụng kết quả đó của HS.

- Đánh giá phải vì sự tiến bộ của HS.

- Đánh giá phải toàn diện và theo sát sự tiến bộ của HS.

* Không phân loại, so sánh HS với nhau.

- Coi trọng phát triển năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.

- Hình thành động cơ học tập đúng đắn, bồi dưỡng hứng thú, động lực học tập, sự tự tin và kỹ năng hợp tác, hạn chế những thái độ chưa đúng của HS trong học tập.

II. Đánh giá thường xuyên

Là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập.

III. Mục đích của đánh giá thường xuyên HSTH hiện nay:

- Giúp GV:

+ Điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học

+ Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ; những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.

- Giúp HS:

+ Biết tự nhận xét, tham gia nhận xét;

+ Tự học, tự điều chỉnh cách học;

+ Giao tiếp, hợp tác;

+ Có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp PHHS tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển NLPC của con em mình.

- Giúp CBQL kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

IV. Thông tin thu nhận trongĐGTX:

- Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao.

- Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân.

- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm; tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

V. Các công cụ dùng trong ĐGTX

- Phiếu quan sát.

- Thang đo.

- Bảng kiểm.

- Thẻ/phiếu kiểm tra.

- Phiếu đánh giá tiêu chí.

- Phiếu hỏi.

- Hồ sơ học tập.

- Câu hỏi vấn đáp.

- …

VI. Các yêu cầu, nguyên tắc của ĐGTX

* Yêu cầu

- Xác định rõ mục tiêu.

- Mục đích của ĐGTX nhằm hỗ trợ, nâng cao hoạt động học tập.

- Tập trung cung cấp thông tin phản hồi.

* Nguyên tắc

- Không so sánh HS-HS, hạn chế lời NX tiêu cực.

- Đánh giá toàn diện: KT,KN, NL,PC.

- Thúc đẩy hoạt động học tập.

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề