Tại sao trong vẽ kỹ thuật không lấy hình chiếu trục đo là phương pháp biểu diễn chính

Bài giảng Công nghệ 11, bài 5: Hình chiếu trục đo.

Bùi Thị Trang

Bài Kiểm Tra

Thứ hai - 18/12/2017 08:49

  • In ra

Bài giảng Công nghệ 11, bài 5: Hình chiếu trục đo.

I, Mục tiêu bài học:
Qua bài học sinh cần nắm được:
- Hiệu được khái niệm về hình chiếu trục đo [HCTĐ].
- Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản.
- Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể đơn giản.
II. Chuẩn bị bài dạy:

  1. Nội dung:
-GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 5 trang 27 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 4,5,6 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
-HS: đọc trước nội dung bài 5 trang 27 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.
  1. Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ hình 5.1 và bảng 5.1 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.
  1. Phương Pháp.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
  1. Phân bổ bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung:
- Khái niệm về hình chiếu trục đo [HCTĐ].
- HCTĐ vuông góc đều.
-HCTĐ xiên góc cân. của vật thể đơn giản.
-Cách vẽ HCTĐ.
  1. Các hoạt động dạy học:
2.1.Ôån định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2.2.Kiểm tra bài cũ:
  • Nêu khái niệm về hình cắt mặt cắt ?
  • Có mấy loại hình cắt? Học sinh học bài cũ, trả lời câu hỏi.
  • Phân biệt các loại hình cắt?
2.3.Đặt vấn đề:
Ơ lớp 8 các em đã được làm quen với các khối đa diện, trong thực tế một số các vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó-đó chính là HCTĐ của vật thể. Đẻ hiểu rõ hơn về HCTĐ và biết cách vẽ HCTĐ của một số vật the đơn giản ta nghin cứu bài 5 SGK.
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm HCTĐ
GV: yêu câu HS quan sát lại hình 3.9 sgk và đặt câu hỏi.
-Trên hinh 3.9 có những đặc điểm gì?
-Từ đó GV kết luận, các hình 3.9 là HCTĐ.

GV: Dùng hình ve 5.1 sgk để trình bày nội dung phương pháp xây dựng HCTĐ từ các gợi ý, dẫn dắt HS xây dựng như sau.
-Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ, với cacs trục toạ độ đặt theo 3 chiều dài, rộng, cao của vật thể.
-Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mp chiếu P’ theo phương chiếu l [l không song song với P và trục toạ độ nào]. Kết quả ta thu được V’ trên Pđó chính là HCTĐ của V.
Vậy: + HCTĐ của vật thể vẽ trên một hay nhiều mp chiếu?
+ Vì sao phương l không được song song với P và vớ trục toạ độ nào?
GV: Dùng hình ve 5.1 sgk
Trong phép chiếu trên, hình của trục toạ độ là các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ gọi là trục đo ,góc hợp bởi các trục đo gọi là góc trục đo.
GV: Nhận xét độ dài O’A’ so với OA, O’B’ so với OB, O’C’ so với OC.
Vậy ta lập tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó ta được hệ số biến dạng của doạn thaẻng đó trên trục toạ độ tương ứng.


HS: Chiều dài, rộng, cao của vật thể được biểu diễn trên cùng một mp chiếu.
HS:Theo giõi vẽ lại H 5.1 theo sự hướng dẫn của GV.











HS: HCTĐ của vật thể vẽ trên một mp chiếu.
HS: Nếu phương l song song với P và vơiù các trục toạ độ thì ta không thu được V’ trên P.



HS: Độ dài O’A’ so với OA, O’B’ so với OB, O’C’ so với OC thay đổi.
I.Khái niệm
1.Cách xây dựng HCTĐ.










Khái niêm: HCTĐ là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.

2, Thông số cơ bản của HCTĐ
a, Góc trục đo

-X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’
b, Hệ số biến dạng
-là hệ số biế dạng theo trục O’X’.
-là hệ số biế dạng theo trục O’X’.

-
là hệ số biế dạng theo trục O’X’.
Hoạt động 2:Tìm hiểu HCTĐ vuông góc đều
GV:Có nhiều lại HCTĐ nhưng trong vẽ kĩ thuật thường dùng HCTĐ và HCTĐ xiên góc cân.
-Như thế nào là vuông góc?

-Như thế nào là đều?
GV:Để vẽ HCTĐ vuông góc đều ta cần quan tâm đến các thông số đó là: góc trục đo và hhệ số biến dạng.








GV:Trong thực tế thì góc trục đo là góc vuông, vậy khi ta chiếu hình vuông lên HCTĐ vuông góc đều thì nó biến dạng thành hình gì? hình tròn thì nó biến dạng thành hình gì?



HS: Là phướng chiếu l vuông góc vói mp chiếu.
HS: Hệ số biên dạng theo các trục đo bằng nhau p=q=r.









HS: Khi chiếu hình vuông lên HCTĐ vuông góc đều ta được hình thoi, hình tròn được hình elíp.
II, Hình chiếu trục đo vuông góc đều
ĐN: Là hình chiếu có phướng chiếu l vuông góc với mp chiếu, có 3 hệ số biến dạng bằng nhau p=q=r=1. Góc trục đo X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’.


*, Khi chiếu hình vuông lên HCTĐ vuông góc đều ta được hình thoi, hình tròn được hình elíp.
Hoạt động 3:Tìm hiểu HCTĐ xiên góc can
GV:-Như thế nào là vuông góc?


-Như thế nào là đều?

GV: Trong HCTĐ xiên góc cân các mặt của vật thể đặt song song với mp toạ độ XOZ thì không bị biến dạng
HS: Là phướng chiếu l không vuông góc vói mp chiếu.
HS: Có 2 trong 3 hệ số biên dạng theo các trục đo bằng nhau p=r=1; q=0,5
III, Hình chiếu truc đo xiên góc cân
ĐN: Là hình chiếu có phướng chiếu l không vuông góc vói mp chiếu, mp toạ độ XOZ đặt song song với mp hình chiếu
  • Hệ số biến dạng p=r=1; q=0,5.
  • Góc trục đo X’O’Y’=Y’O’Z’=1350 X’O’Z’=900.
Hoạt động 4:Tìm hiểu cách vẽ HCTĐ
GV: Hướng dẫn HS cách vẽ HCTĐ thông qua ví dụ bảng 5.1 sgk.
+Đặttrục toạ độ theo chiều dài, cao, rộng của vật thể.
+Lấy một mặt phẳng của vật thể làm mặt cơ sở.
+Vẽ hình hộp ngoại tiếp vật thể.
Vẽ HCTĐ của vật thể.
IV, Cách vẽ hình chiếu truc đo
[SGK]


IV. Tổng kết:
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
-HCTĐ là gì?
-Tại sao trong bản vẽ kĩ thuật không lấy HCTĐ làm phương pháp biểu diễn chính?
-Nêu hai thông số cơ bản của HCTĐ?
V. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghin cứu phần thông tin bổ sung trang 31 sgk và xem qua nội dung bài mới bài 6 “ Thực hành: biểu diễn vật thể”.
VI. Rút kinh nghiệm:

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

1/ Các loại hình chiếu trục đo

1.1/ Khái niệm về hình chiếu trục đo

Các hình chiếu vuông góc thể hiện một cách chính xác hình dạng và kích thước của vật thể được biểu diễn, do đó trong kỹ thuật phương pháp hình chiếu vuông góc được lấy làm phương pháp biểu diễn chính.

Xong mỗi hình chiếu vuông thường chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể, nên hình vẽ thiếu tính lập thể, làm cho người đọc khó hình dung hình dạng của vật thể.

>> Để khắc phục được nhược điểm đó của phương pháp hình chiếu vuông góc, người ta dùng phương pháp hình chiếu trục đo để biểu diễn bổ sung.

Hình chiếu trục đo thể hiện đồng thời trên một hình chiếu biểu diễn ba chiều của vật thể, nên hình vẽ có tính lập thể.

>> Vì vậy, trên các bản vẽ của các bản vẽ phức tạp, bên cạnh các hình chiếu vuông góc, người ta thường còn vẽ thêm hình chiếu trục đo của vật thể.

– Hình chiếu trục đo còn dùng để vẽ sơ đồ, phác thảo bộ phận trong giai đoạn thiết kế.

Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo được quy định trong TCVN 11-78

Căn cứ theo phương chiếu người ta chia ra:

  • Hình chiếu trục đo vuông góc: Phương pháp chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.
  • Hình chiếu trục đo xiên góc: Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

Căn cứ theo hệ số biến dạng chia ra:

  • Hình chiếu trục đo đều: Ba hệ số biến dạng theo ba trục bằng nhau.
  • Hình chiếu trục đo cân: Hai trong ba hệ số biến dạng theo ba trục bằng nhau.
  • Hình chiếu trục đo lệch: Ba hệ số biến dạng trên ba trục tưng đôi một không bằng nhau

1.2/ Các loại hình chiếu trục đo

a/ Hình chiếu trục đo xiên góc Z

Định nghĩa d

Hình chiếu trục đo xiên góc là hình chiếu trục đo sử dụng phương pháp chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Ta chia hình chiếu trục đo xiên góc này thành ba loại chính X sau: d

  • Hình chiếu trục đo đứng đều.
  • Hình chiếu trục đo đứng cân
  • Hình chiếu trục đo bằng đều.

Hình chiếu trục đo đứng đều

Hình chiếu trục đo đứng đều có vị trí các trục như hình 4.1

Các góc X’O’Y = Y’O’Z’ = 1350 và X’O’Z’ = 90o và các hệ số biến dạng quy ước p = q = r =1.

Trong hình chiếu trục đo đứng [ đều và cân] có mặt XOZ là mặt không bị biến dạng. Các đường tròn nằm trong mặt phẳng chiếu đứng có hình chiếu trục đo là các đường tròn. Các đường tròn nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh thì có hình chiếu trục đo là dạng elíp.

Đối với hình chiếu trục đo đều, trục lớn của elíp = 1,3.d và trục nhỏ = 0,5.d [ với d là đường kính đường tròn]. Trục lớn của elíp làm với trục O’X’ hay trục O’Z’ một góc 22o30’ tuỳ thuộc elíp thuộc mặt phẳng chiếu chứa trục O’X’ hay O’Z’.

Hình chiếu trục đo đứng đều thường dùng để thể hiện những chi tiết có chiều dài hay chiều dài nhỏ. Cho phép dùng hình chiếu trục đo đứng đều có trục O’Y’ làm với đường bằng một góc 30o hay 60o.

b/ Hình chiếu trục đo đứng cân.

Loại hình chiếu đứng cân có vị trí các trục đo giống như các hình chiếu trục đo đứng đều. Các góc X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 135o và X’O’Z’ = 90o. Các hệ số biến dạng quy ước p = r = 1 và q =0.5

Hình chiếu trục đo đứng cân của đường tròn nằm trong mặt đứng là mặt phẳng X’O’Z’ không bị biến dạng.

Các đường tròn nằm trong mặt phẳng song song với các mặt X’O’Y ‘ và Y’O’Z’ có hình chiếu trục đo đứng cân là elíp. Nếu lấy theo hệ số biến dạng qui ước ở trên thì ở trên thì trục lớn của elíp bằng 1,06.d và trục nhỏ bằng 0,35.d [ trong đó d là đường kính đường tròn]. Trục lớn của elíp làm với trục O’Z’ một góc 70 .

Hình chiếu trục đo đứng cân thường thể hiện các chi tiết có chiều dài lớn.

Khi vẽ cho phép thay thế elíp bằng cách vẽ như hình 4.2 Z

c/ Hình chiếu trục đo bằng đều.

Loại hình chiếu trục đo bằng đều có vị trí các trục đo như hình vẽ số .. , các góc X’O’Y’ = 90, Y’O’Z’ = 120o và X’O’Z’ = 150o các hệ số biến dạng quy ước p = q = r = 0,94 và q = 0,47. xem hình 4.3

Trong hình chiếu trục đo bằng đều có mặt X’O’Y’ là mặt phẳng không bị biến dạng.

Các mặt tròn nămg trên các mặt phẳng song song nằm trong mặt phẳng toạ độ X’O’Y’ có hình chiếu trục đo là đường tròn. Các đường tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ Y’O’Z’ và X’O’Z’ có hình chiếu trục đo là elíp.

Trục lớn của elíp trong mặt X’O’Z’ bằng 1,37.d và làm với trục O’Z’ một góc 150, trục nhỏ bằng 0,37.d. Trục lớn của elíp trong mặt Y’O’Z’ bằng 1,22.d và làm với trục O’Z’ một góc bằng 30o, trục nhỏ bằng 0,71.d [ d là đường kính đường tròn].

Các hình chiếu trục đo bằng đều còn gọi là hình chiếu trục đo quân sự, dùng để thể hiện các công trình quân sự, ít dùng trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí.

d/ Hình chiếu trục đo vuông góc

Định nghĩa

Là hình chiếu trục đo được sử dụng phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Theo tính chất này người ta chia hình chiếu trục đo thành hai dạng chính sa:

  • Hình chiếu trục đo vuông góc đều
  • Hình chiếu trục đo vuông góc cân

Cách bố trí trục đo và hệ số hình biến dạng

Hình chiếu trục đo vuông góc đều có vị trí các trục đo như hình 41, các góc X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 120 0 và các hệ số biến dạng theo các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ là p = q = r = 0,82. xem hình 4.4 và 4.5

Để tiện vẽ người ta sử dụng hệ số biến dạng theo qui ước p = q =r = 1. Với hệ sô biến dạng quy ước này hình chiếu trục đo được xem như phóng to lên 1:0.82 = 1.22 lần so với thực tế.

Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn nằm trong mặt phẳng song song với các mặt xác định bởi hai trục toạ độ có hình chiếu trụ đo là elip , trục lớn của elíp này vuông góc với hình chiếu trục đo của toạ độ thứ ba.

Nếu ta lấy các hệ số biến dạng p = q= r = 1 thì trục lớn của elíp bằng 1,22d và trục nhỏ của elíp bằng 0,7d [ d là đường kính đường tròn]

Trong các bản vẽ kỹ thuật, cho phép thay hình elíp bằng hình ô van cách vẽ như sau:

  • Bước 1: Dựng hai đường vuông góc zz’ và hh’
  • Bước 2: Dựng hai tia xx’ và yy’ tạo với hh’ một Z’ góc bằng 30o và -30o như hình vẽ.
  • Bước 3: Dựng đường tròn tâm O đường kính 1,22d cắt trục zz’ tại O1 và O2, cắt hh’ tại A và B và đường tròn tâm O đường kính 0,7d cắt trục zz’ tại C và D, cắt hh’ tại O3 và O4.
  • Bước 4: Lấy O1 làm tâm vẽ cung tròn bán kính O1C và lấy O2 làm tâm vẽ cung tròn bán kính O2D
  • Bước 5: Lấy O3 làm tâm vẽ cung tròn bán kính O3A, lấy O4 làm tâm vẽ cung tròn bán kính O4B.

>> Ta xác định được hình elíp cần vẽ.

d/ Hình chiếu trục đo vuông góc cân

Hình chiếu trục đo vuông góc cân có vị trí trục đo như hình .. . các góc X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 131025’ và X’O’Z’ = 97010’. Xem hình 4.6

Các hệ số biến dạng p = r = 0,94 và q = 0,47. Để tiện vẽ ta thường sử dụng hệ số biến dạng quy ước p = r = 1 và q = 0,5. Trục X’O’ được vẽ theo tg70 = 1:8 và trục O’Y’ vẽ theo tg41o = 7:8.

Với hệ số biến dạng qui ước thì hình chiếu trục đo coi như được phóng to lên 1: 0.94 = 1,06 lần, do đó trụ lớn của elíp bằng 1,06d và trục nhỏ bằng 0,94d hay 0,35d tuỳ theo elíp thuộc mặt phẳng nào.

e/ Các quy ước về hình chiếu trục đo

Theo TCVN 11-78 quy định về các quy ước vẽ hình chiếu trục đo như sau:

  • Trong hình chiếu trục đo các thành mỏng, các nan hoa .. vẫn vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt khi cắt dọc hay cắt ngang.
  • Trong hình chiếu trục đo cho phép cắt riêng phần, phần mặt cắt bị mặt phẳng trung gian cắt qua được quy ước bằng các chấm nhỏ.
  • Cho phép vẽ ren và răng của bánh răng.. theo quy ước như trong hình chiếu vuông vuông góc. Khi cần có thể vẽ hình chiếu trục đo của bước ren hay vài răng.
  • Đường gạch gạch trong hình chiếu trục đo được kẻ song song với hình chiếu trục đo của đường chéo của hình vuông có các cạnh song song với trục toạ độ tương ứng.
  • Khi ghi kích thước trên hình chiếu trục đo, các yếu tố kích thước như đường dóng, đường kích thước, mũi tên, chữ số kích thước được kẻ và viết theo nguyên tắc biến dạng của hình chiếu trục đo.

Video liên quan

Chủ Đề