Khi nói về chức năng của protein có bao nhiêu nội dung đúng

Trắc nghiệm sinh học 10 bài 5: Protein

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 bài 5: Protein. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein?

  • A. Khối lượng của protein bị thay đổi
  • B. Liên kết peptit giữa các axit amin của protein bị thay đổi
  • C. Trình tự sắp xếp của các axit amin bị thay đổi
  • D. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi

Câu 2: Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Điều hòa thân nhiệt
  • B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào
  • C. Tạo nên kênh vận động chuyển các chất qua màng
  • D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon

Câu 3:Cho các nhận định sau:

  1. Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit
  2. Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp
  3. Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
  4. Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
  5. Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học

Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

  • A. 2.
  • B. 3
  • C. 4.
  • D. 5

Câu 4:Điểm giống nhau giữa protein và lipit là

  • A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân
  • B. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • C. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử
  • D. Gồm các nguyên tố C, H, O

Câu 5: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin
  • B. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc
  • C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu
  • D. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit

Câu 6:Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit?

  • A. là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn
  • B. tham gia vào cấu trúc tế bào
  • C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Câu 7: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung
  • B. Protein được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit
  • C. Protein mang thông tin quy định tính trạng trên cơ thể sinh vật
  • D. Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của rARN

Câu 8:Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?

  • A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O
  • B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ
  • C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn
  • D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

Câu 9:Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?

  • A. Insulin có trong tuyến tụy
  • B. Kêratin có trong tóc
  • C. Côlagen có trong da
  • D. Hêmoglobin có trong hồng cầu

Câu 10: Khi nói về axit amin, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mỗi axit amin có ít nhất một nhóm amin [NH$_{2}$]
  • B. Mỗi axit amin chỉ có đúng một nhóm COOH
  • C. Những axit amin cơ thể không tổng hợp được gọi là axit amin không thay thế
  • D. Axit amin là một chất lưỡng tính [vừa có tính axit, vừa có tính bazo]

Câu 11:Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi

  • A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein
  • B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
  • C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
  • D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein

Câu 12:Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ?

  • A. Cấu trúc bậc 1 của protein
  • B. Cấu trúc bậc 2 của protein
  • C. Cấu trúc bậc 4 của protein
  • D. Cấu trúc không gian ba chiều của protein

Câu 13: Protein kháng thể có chức năng nào sau đây ?

  • A. Điều hòa các quá trình sinh lí
  • B. Xúc tác cho các phản ứng
  • C. Bảo vệ cơ thể
  • D. Xây dựng cấu trúc tế bào

Câu 14:Cho các ví dụ sau:

  1. Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da
  2. Enzim lipaza thủy phân lipit
  3. Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu
  4. Glicogen dự trữ ở trong gan
  5. Hêmoglobin vận chuyển O2và CO2
  6. Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 15:Cho các hiện tượng sau:

  1. Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc
  2. Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua
  3. Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
  4. Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có mấy hiện tưởng thể hiện sự biến tính của protein?

  • A. 1.
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Loại protein nào sau đây làm nhiệm vụ điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể?

  • A. Protein vận động
  • B. Protein enzym
  • C. Protein kháng thể
  • D. Protein hoocmon

Câu 17:Cho các ý sau:

  1. Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên
  2. Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới
  3. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong chuỗi β của phân tử hêmoglobin
  4. Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế
  5. Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không thay thế
  6. Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào

Trong các ý trên, có mấy ý đúng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 18:Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
  • B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
  • C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

Câu 19:Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?

  • A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học
  • B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
  • C. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra
  • D. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra

Câu 20: Loại protein nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ cơ thể?

  • A. Preotein vận chuyển
  • B. Protein kháng thể
  • C. Protein enzym
  • D. Protein hoocmon

Xem đáp án


=> Kiến thức Giải bài 5 sinh 10: Protein


Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm sinh học, trắc nghiệm sinh học theo bài, trắc nghiệm sinh học 10 bài 5: Protein

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 có đáp án

Khi nói về cấu trúc các chức năng của protein trong tế bào sống, trong số các phát biểu sau đây phát biểu nào chính xác?

A.Tất cả phân tử protein đều chỉ được cấu tạo ra từ các axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptide để hình thành chuỗi polypeptide

B.Mỗi phân tử protein đều được cấu tạo từ 1 chuỗi polypeptide, có thể duy trì ở cấu trúc bậc I, bậc II, bậc III hay bậc IV

C.Protein được cấu tạo bởi các đơn phân khác nhau, phân tử này có tính đa dạng và đặc thù nên có chứa thông tin di truyền và có thể truyền từ đời này sang đời khác nhờ tự sao.

D.Các protein được tạo ra trong tế bào đều là các sản phẩm được mã hóa trong gen, được tạo ra nhờ quá trình biểu hiện gen

Đáp án chính xác

Xem lời giải

Mục lục

  • 1 Hóa sinh
    • 1.1 Sự xuất hiện trong tế bào
  • 2 Tổng hợp
    • 2.1 Sinh tổng hợp
    • 2.2 Hóa tổng hợp
  • 3 Protein
    • 3.1 Xác định cấu trúc
  • 4 Chức năng tế bào
    • 4.1 Enzyme
    • 4.2 Tín hiệu tế bào và liên kết phối tử
    • 4.3 Protein cấu trúc
  • 5 Phương pháp nghiên cứu
    • 5.1 Tinh sạch protein
    • 5.2 Khu trú tế bào
    • 5.3 Proteomic
    • 5.4 Tin sinh học
      • 5.4.1 Dự đoán cấu trúc và mô phỏng
      • 5.4.2 Dự đoán protein mất trật tự và cấu trúc không cố định
  • 6 Dinh dưỡng
  • 7 Lịch sử và từ nguyên
  • 8 Tham khảo
  • 9 Sách
  • 10 Liên kết ngoài
    • 10.1 Cơ sở dữ liệu và các dự án
    • 10.2 Các website giáo dục

Hóa sinhSửa đổi

Cấu trúc hóa học của liên kết peptide [bên dưới] và cấu trúc ba chiều của một liên kết peptide giữa alanine với một amino acid bên cạnh [bên trên]

Cấu trúc mesome của liên kết peptide kết nối từng amino acid để tạo thành polyme protein.

Bài chi tiết: Hóa sinh, Amino acid, và Liên kết peptit

Hầu hết các protein đều chứa một hoặc nhiều chuỗi polyme mạch thẳng cấu thành từ tập hợp 20 L-α-amino acid khác nhau. Các amino acid cấu tạo nên protein [amino acid sinh protein] có những đặc điểm cấu trúc giống nhau: đều có một α-carbon mà tại đó một nhóm amin, một nhóm carboxyl, và nhiều loại nhóm bên [side chain] khác nhau có thể liên kết vào. Chỉ có proline là khác với cấu trúc cơ bản này khi nó chứa một vòng tại điểm N-kết thúc của nhóm amin, khiến cho nửa nhóm CO–NH có hình dáng cố định là một mặt phẳng.[1] Nhóm bên của các amino acid cơ sở có tính chất và cấu trúc hóa học rất đa dạng; chính sự kết hợp và tương tác giữa các nhóm bên amino acid trong protein đã xác định cấu trúc 3 chiều và đặc tính phản ứng hóa học của protein.[2]

Amino acid trong một chuỗi polypeptide được liên kết với nhau bằng liên kết peptide. Khi được liên kết trong chuỗi protein, từng amino acid được gọi là phần thừa [hay phần dư, residue], và cấu trúc liên kết một loạt các nguyên tử carbon, nitro, và oxy được gọi là mạch chính hay bộ khung protein.[3]

Liên kết peptide có hai dạng cộng hưởng [resonance, hay cấu trúc mesome] góp phần tạo nên một số đặc trưng liên kết đôi và làm cản trở sự quay xung quanh trục của nó, vì vậy mà các nguyên tử carbon alpha hầu như là đồng phẳng với nhau. Hai góc nhị diện khác trong liên kết peptide xác định hình dạng cục bộ đảm nhiệm bởi khung xương protein.[4] Điểm kết thúc của protein với một nhóm carboxyl tự do được gọi là điểm kết thúc-C hoặc đầu mút cacboxy, trong khi điểm kết thúc với một nhóm amin tự do được gọi là điểm kết thúc-N hoặc đầu mút amin. Các thuật ngữ protein, polypeptide, và peptide có một chút khó hiểu và có thể mang ý nghĩa chồng lặp. Protein nói chung được sử dụng để nhắc đến những phân tử sinh học hoàn thiện trong cấu hình ổn định, trong khi peptide thường chỉ một oligome amino acid ngắn mà không có cấu trúc ba chiều ổn định. Tuy vậy, ranh giới giữa hai định nghĩa này thường không xác định rõ ràng và thường là peptide dài khoảng 20–30 amino acid.[5] Polypeptide thường muốn đề cập tới bất kỳ một mạch thẳng nào tạo nên từ amino acid, bất kể chiều dài, và thường hàm ý sự vắng mặt của một cấu hình xác định.

Sự xuất hiện trong tế bàoSửa đổi

Các nhà sinh học ước tính một vi khuẩn kích thước trung bình chứa khoảng 2 triệu protein trong tế bào của nó [ví dụ như E. coli và Staphylococcus aureus]. Các vi khuẩn nhỏ hơn, như Mycoplasma hay spirochetes sẽ chứa ít phân tử hơn, vào cỡ 50.000 đến 1 triệu phân tử protein. Ngược lại, các tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn và do vậy chứa nhiều protein hơn. Ví dụ, tế bào nấm men ước tính có khoảng 50 triệu protein và tế bào người có từ 1 đến 3 tỷ protein. Bộ gene của vi khuẩn mã hóa cho protein thấp hơn 10 lần so với của người [ví dụ vi khuẩn nhỏ ~1.000, E. coli: ~4.000, nấm men: ~6.000, loài người: ~20.000].[6]

Nồng độ của các protein trong một tế bào có một phổ giá trị rất rộng, từ chỉ một vài phân tử cho đến hàng trăm nghìn phân tử trong một tế bào. Khoảng một phần ba tổng số protein không được sản sinh ra trong tế bào hay chỉ sinh ra trong những điều kiện nhất định. Ví dụ, trong số 20.000 protein được mã hóa bởi bộ gene ở loài người chỉ có 6.000 được phát hiện trong nguyên bào lympho.[7] Hơn nữa, số lượng protein mà bộ gene mã hóa có mối tương quan với cấu trúc phức tạp của cơ thể vật chủ. Sinh vật nhân thật, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và vi rút tương ứng có trung bình 15145, 3200, 2358 và 42 protein được mã hóa trong bộ gene của chúng.[8]

Khái niệm protein là gì?

Protein, hay còn gọi là chất đạm,là những đại phân tử sinh học, có cấu trúc phức tạp và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tất cả các cơ quan của cơ thể.

Các protein thực hiện hầu hết các công việc trong tế bào và cần thiết cho cấu trúc, chức năng và sự điều chỉnh của các mô và cơ quan của cơ thể.

Protein được tìm thấy khắp cơ thể — trong cơ, xương, da, tóc và hầu như mọi bộ phận hoặc mô khác của cơ thể. Protein đóng vai trò nhưcác enzym tạo ra nhiều phản ứng hóa học và hemoglobin vận chuyển oxy trong máu của chúng ta.

Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng có khoảng 20,000 loại protein khác nhau trong cơ thể chúng ta. Một số nghiên cứu cho rằng có thể còn nhiều hơn thế.

Tập hợp toàn bộ các protein của một cơ thể sinh vật gọi là hệ protein. Lĩnh vực nghiên cứu hệ protein gọi là Proteomics.

Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein.

Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.

Video liên quan

Chủ Đề