Stewarding là gì

1. Những thông tin cơ bản về Steward

Thế nào là Steward? Và Steward có đặc điểm gì?

1.1. Định nghĩa Steward là gì?

Thuật ngữ chuyên ngành khách sạn - nhà hàngSteward được hiểu chính là công việc trở thành nhân viên rửa bát, phục vụ trong các phòng bếp trên du thuyền, nhà nghỉ, khách sạn, hay các khu resort nghỉ dưỡng.

Steward được hiểu như thế nào?

Những nhân viên Steward có nhiệm vụ chính là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại phòng bếp cùng với các nhân viên khu bếp khác như bếp trưởng, sous chef, chef de partie, demi chef, pastry chef,commis chef, saucier, nhân viên bếp lạnh,... cũng nhưkhông gian chuẩn bị đồ ăn cũng như các dụng cụ phục vụ trong việc ăn uống như bát, muỗng, nĩa, đĩa,...trong phạm vi những công việc được phân công, trước khi chúng được mang ra để phục vụ các vị khách.

Việc làm khách sạn - nhà hàngtại Hồ Chí Minh

1.2. Steward có yêu cầu gì?

Trong ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn, đây là vị trí công việc bạn không cần có kiến thức chuyên môn quá cao siêu hay kĩ năng quá phức tạp. Tuy nhiên, để có thể làm được công việc này bạn cũng cần có một cách tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học. Tức là bạn sẽ phải biết sắp xếp vị trí các dụng cụ nhà bếp sao cho ngăn nắp, phù hợp, thuận tiện và sạch sẽ nhất, để chúng luôn đảm bảo vệ sinh, không bị ảnh hưởng trong quá trình chế biến các món ăn.

Thêm vào đó, bạn cũng cần rèn luyện cho bản thân mình một sức khỏe tốt, sự dẻo dai cũng như tinh thần làm việc tích cực, hăng hái. Bởi lẽ, nhiều khi, vào các dịp cuối tuần hay các dịp lễ đặc biệt thì số lượng khách sẽ tăng lên đột biến. Do vậy, công việc của bạn có thể chất cao như núi và bạn có thể chạy không kịp thở. Việc chịu được áp lực và có sức khỏe tốt là điều cần thiết với những người làm Steward.

Tố chất cần thiết để làm Steward

Theo đánh giá chung, Steward được coi là công việc cũng như vị trí vất vả và nhiều áp lực. Vị trí Steward cần có những người mang trong mình sự chăm chỉ, tính trung thực, cẩn thận, chu đáo và đặc biệt là có một sức khỏe tốt. Nếu muốn gắn bó với công việc này lâu dài bạn cần có sự quyết tâm, yêu nghề cũng như ý chí cầu tiến trong công việc của mình.

2. Các công việc chính của Steward

Ban đầu, khi đã biết Steward là gì thì chắc có lẽ bạn sẽ nghĩ công việc của Steward chỉ là rửa bát thôi đúng không? Thực ra, số lượng công việc của Steward sẽ bao gồm nhiều hơn thế. Họ sẽ phải làm một chuỗi các công việc trong nhà bếp để đảm bảo được sự sạch sẽ, vệ sinh cũng như sẽ thực hiện một vài công việc phụ khác nếu cần thiết.

Vận hành máy rửa bát đĩa [nếu có]

Không phải nhà hàng hay quán ăn nào cũng có máy rửa bát đĩa. Tuy nhiên, với những hệ thống nhà hàng, khách sạn hay ác khu resort lớn thì việc có máy ruqar bát là điều cần thiết. Khi đó, nhiệm vụ của Steward chính là vận hành chiếc máy rửa bát này.

Lúc này, công việc cụ thể của các Steward với máy rửa bát sẽ là:

- Thực hiện theo đúng các bước đã được hướng dẫn vận hành trước đó.

- Điều chỉnh số lượng hóa chất, nước tẩy rửa, số lượng nước, nhiệt độ nước,...được đảm bảo sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của khách hàng và đảm bảo vệ sinh.

Điều khiển và sử dụng dụng cụ như máy rửa bát

- Theo dõi thường xuyên để kiểm tra năng suất, chất lượng công việc của máy để có những điều chỉnh kịp thời.

- Phát hiện hư hỏng một cách kịp thời và báo cáo sửa chữa để khắc phục ngay lập tức.

Phân loại và thực hiện việc rửa bát đĩa

Có thể nói đây là công việc cũng như nhiệm vụ chính của các Steward. Thông thường, máy rửa bát chỉ tùy vào địa điểm làm việc mới có, còn chủ yếu các Steward sẽ trực tiếp rửa bằng tay.

Công việc của họ là nhận những bát dĩa đã bẩn, phần loại chúng và thực hiện công việc rửa. Cụ thể như sau:

- Nhận các vật dụng đã bẩn từ các bộ phận liên quan khác, đảm bảo tách biệt những dụng cụ bẩn với dụng cụ sạch cũng như không gian sạch sẽ khác.

- Rửa các dụng cụ này theo đúng trình tự, quy trình đã được hướng dẫn trước đó.

- Với những dụng cụ không thể cho vào máy rửa bát thì hãy tiến hay lau rửa trực tiếp bằng tay.

- Tất cả các dụng cụ sau khi rửa xong đều phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tức là đã được làm sạch các vết bẩn và không còn dính hóa chất tẩy rửa nữa.

Thực hiện công việc rửa bát, đĩa là nhiệm vụ của Steward

- Lau khô tất cả các dụng cụ đa rửa và tiến hành phân loại, sắp xếp chúng vào đúng các vị trí đã quy định.

- Các đồ dùng, dụng cụ cần được bảo quản, tránh trầy xước, nứt, sứt mẻ,...cần kiểm tra và báo cáo tình trạng các vật dụng kịp thời để có thể xử lý đúng lúc.

- Tiến độ công việc cần có sự sắp xếp hợp lý, ổn thỏa, đảm bảo kịp thời cung cấp đủ bát, đia, các đồ dùng khác cho các bộ phận cần sử dụng.

Dọn dẹp và vệ sinh khu vực bếp

Đây cũng là một trong những công việc mà các Steward phải thực hiện. Bên cạnh việc rửa bát đĩa thì nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh các khu vực, không gian bếp là công việc bắt buộc của Steward.

Họ sẽ phải làm các công việc như:

- Làm sạch, lau chùi sạch sẽ các dụng cụ, máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình chế biến như lò nướng, lò vi sóng, màng lọc,...

- Lau dọn vệ sinh toàn bộ không gian khu bếp ít nhất là 2 lần/ngày, trước và sau khi quá trình chế biến diễn ra. Đặc biệt là khu vực bồn rửa luôn luôn phải sạch sẽ, vệ sinh.

- Có trách nhiệm quản lý, bảo quản các dụng cụ vệ sinh đã được bàn giao.

- Tiến hành theo dõi, kiểm tra chất lượng của việc dọn dẹp, giữ vệ sinh. Đồng thời, có thể đề xuất các dụng cụ, vật tư sử dụng trong việc dọn dẹp vệ sinh khu vực bếp nếu cần thiết.

Các nhiệm vụ khác

Dọn dẹp không gian và kiểm tra đồ dùng trong kho

Ngoài những công việc chính liên quan đến rửa bát và dọn dẹp vệ sinh khu vực bếp thì các Steward còn phải làm một số công việc khác như:

- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh đồ trong kho chứa, đảm bảo được sự sạch sẽ cũng như khả năng sử dụng được của các vật dụng đó.

- Các thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo luôn trong khả năng làm việc ở trạng thái tốt nhất.

- Dụng cụ trong bếp luôn được đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng phục vụ trong quá trình chế biến và dọn thức ăn, đồ uống lên cho khách hàng.

- Dọn dẹp rác và đổ rác cũng như di chuyển rác thải đến đúng nơi quy định.

- Sau khi kết thúc ca cần phải kiểm tra lại lần cuối để tránh những thiếu sót không đáng có.

- Hỗ trợ, giúp đỡ các phòng ban khác để có thể hoàn thành được các công việc cũng như đạt được mục tiêu đề ra trước đó.

- Thực hiện một vài công việc khác theo sự phân công, dặn dò của quản lý, Bếp trưởng.

Trên đây là những công việc mà Steward phải thực hiện khi lựa chọn ngành nghề này. Tuy số lượng công việc khá nhiều nhưng họ vẫn có khả năng đảm bảo rằng sẽ hoàn thành công việc đã được quy định. Mặc dù, tính chất của các công việc không khó nhưng phải luôn cần có sự tỉ mỉ và khéo léo trong từng công đoạn.

Việc làm tạp vụ khách sạn

3. Những cơ hội nào cho vị trí Steward hiện nay

Có thể nói, trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng thì vị trí Steward luôn có nhu cầu tuyển dụng nhiều với số lượng lớn. Đặc biệt, ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy rõ là các nhà hàng, khách sạn cũng như các dịch vụ phục vụ ăn uống khác mọc lên như nấm. Do vậy, việc tuyển dụng vị trí Steward lại càng nhiều hơn.

Tiềm năng công việc mở rộng

Bên cạnh đó, vị trí này cũng không yêu cầu kinh nghiệm hay khả năng quá cao. Ai cũng có thể làm được chỉ cần bạn có sự chu đáo, tỉ mỉ cũng như sức khỏe tốt. Vì vậy, rất nhiều người đã chọn Steward làm vị trí cho công việc của mình, và nhờ thế, vấn đề giải quyết việc làm cũng được tháo gỡ.

Ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế đang tập trung vào việc phát triển du lịch cũng như các dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống. Vì thế, hệ thống các khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng và đưa vào phục vụ du khách một cách nhanh chóng. Do vậy, nếu bạn muốn tìm vị trí Steward cho mình tại các địa điểm như vậy là hoàn toàn có khả năng.

Hệ thống khu resort nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như:

- Flamingo Đại Lải resort

- Six Senses Côn Đảo

- Four Seasons Resort The Nam Hai

- InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

- Vinpearl Resort & Spa

- Victoria Hoi An Beach Resort & Spa

- Banyan Tree Lang Co Hotel & Resort,...

Các địa điểm làm việc nhiều

Một vài hệ thống nhà hàng nổi tiếng như:

- Chuỗi nhà hàng Golden Gate: bao gồm các thương hiệu như Kichi kichi, Sumo BBQ, Vuvuzela, Ashima, Gogi house,...

- Chuỗi nhà hàng Redsun: có các thương hiệu như Buk buk, Thai Express, King BBQ, Hotpot story, Capricciosa, Xin Wang,...

- Chuỗi nhà hàng Sen: gồm 4 cơ sở chính, có không gian rộng và thoáng mát. Điển hình như Sen Tây Hồ, Maison Sen, Sen Nam Thanh, Sen Lý Thái Tổ.

Một số khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam như:

- Khách sạn Melia Hanoi

- Khách sạn JW Marriott Hanoi

- Khách sạn Q-Mamam Hồ Chí Minh

- Khách sạn Sofitel Metropole Hanoi

- Khách sạn Rex HCM,...

Trên đây là một vài gợi ý cho các bạn định lựa chọn vị trí Steward tại các địa điểm lớn và có sự chuyên nghiệp cao. Ngoài ra, với những hệ thống bình thường thì bạn vẫn có thể làm Steward với môi trường làm việc khá tốt.

Số tiền Steward có thể nhận được mỗi tháng

Với những người làm Steward thì mức lương nhận được cũng là điều mà mọi người quan tâm. Vì lượng công việc khá nhiều nên lương của Steward là bao nhiêu? Điều này thường khá gây tò mò với những người xung quanh. Hiện tại, mức lương của Steward trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 4 - 6 triệu đồng. Có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy thuộc vào địa điểm bạn làm việc cũng như mức độ ảnh hưởng của nơi làm việc đó và số lượng công việc mà bạn phải làm. Thông thường, với những hệ thống lớn, môi trường làm việc chuyên nghiệp bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn, chưa kể các phụ cấp cũng như thưởng vào các dịp đặc biệt hoặc năng suất làm việc. Với những quán ăn hay nhà hàng bình thường bạn cũng vẫn sẽ có được mức phụ cấp tương xứng với mình, và tất nhiên, mức lương cũng sẽ tương xứng như vậy.

Tìm việc làm

4. Làm Steward bạn sẽ học được những gì?

Là một công việc không phải được xếp vào hàng danh giá, tuy nhiên khi làm Steward cũng sẽ cho chúng ta những bài học nhất định trong cuộc sống.

- Sự kiên trì, nhẫn nại. Đúng vậy, đây có lẽ là bài học đầu tiên. Bạn phải làm các công việc tay chân, thậm chí phải chạm vào những rác thải dơ bẩn, nhưng bạn không được bỏ mà bắt buộc phải làm. Vì thế, bài học nhẫn nại với công việc là điều đầu tiên bạn nhận được.

- Sự cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu trong từng chi tiết. Việc thường xuyên phải kiểm tra và chuẩn bị các dụng cụ khiến bạn trở nên cẩn thận hơn, tỉ mỉ cũng như quan sát tốt hơn. Do đó, bạn sẽ có thể làm tốt được các công việc khác khi có đức tính này.

- Tính sạch sẽ và thích dọn dẹp để tạo không gian thoáng mát. Điều này là rất cần thiết bởi không gian xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của bạn. Vì thế, học được đức tính này sẽ khơi gợi tinh thần sáng tạo cho bạn đấy.

Những bài học đắt giá trong cuộc sống

- Khả năng sắp xếp và quản lý khoa học. Do tính chất công việc của Steward, nên bạn cần sắp xếp dụng cụ cũng như vật dụng một cách khoa học, hợp lý nhất. Vì vậy, điều này sẽ rèn cho bạn một tư duy tốt hơn, khoa học hơn và logic hơn.

- Sự yêu thích và trách nhiệm trong chính công việc của mình. Làm Steward khiến rất nhiều người muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên vẫn có những người kiên trì với nó. Nếu đã từng làm Steward, bạn sẽ học được bài học yêu thích công việc và có trách nhiệm với công việc của chính mình. Nếu đã lựa chọn thì phải chiến đấu tới cùng.

Đây là một vài điều cơ bản bạn có thể học được và rút ra nếu đã có trải nghiệm từng làm Steward.

5. Thực trạng Steward hiện nay

Công việc nào cũng vậy, nếu chỉ nhìn một khía cạnh thì bao giờ cũng tốt đẹp. Tuy nhiên, cuộc sống mà, không phải lúc nào cũng được như vậy. Hiện nay, vị trí Steward có thể được coi là công việc mà tình trạng bóc lột sức lao động diễn ra nhiều và phổ biến nhất.

Khi tình trạng thất nghiệp tăng cao, người lao động sẵn sàng làm các công việc này với mức lương bèo bọt và khối lượng công việc khổng lồ. Tuy vậy, họ lại không thể từ bỏ vì đây là công việc duy nhất mà họ có thể làm để mưu sinh trong thời điểm này.

Không chỉ là với những người lao động lớn, mà ngay cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phải mưu sinh tìm kiếm việc làm cũng chấp nhận bị bóc lột như thế. Đồng lương rẻ mạt, công việc khổng lồ, không có phụ cấp chứ đừng nói đến thưởng, thứ các em có thể được hỗ trợ có khi chỉ là những bữa cơm thừa canh cạn của khách hàng bỏ lại mà thôi.

Bức tranh về Steward hiện nay

Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn với các cơ quan chức năng cũng như sự thờ ơ của tình người trước những hoàn cảnh khó khăn như vậy. Liệu có phải chúng ta đã quá vô cảm hay không hay là do chúng ta không hề biết về những sự việc này? Và nếu đã biết, bạn sẽ hành động như thế nào? Đây có lẽ sẽ là câu hỏi mà mỗi chúng ta tự hỏi bản thân mình và sẽ có câu trả lời khác nhau.

Dù không phải là công việc hay vị trí quá hot, nhưng Steward là một vị trí quan trọng, không thể thiếu tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng hay các quán ăn hiện nay. Nếu không có họ, thì những thực khách chưa chắc sẽ được phục vụ một cách đảm bảo nhất và chuyên nghiệp nhất. Với một số nơi, nếu bạn muốn lên cao thì sẽ bắt buộc phải trải nghiệm cũng như làm việc với vị trí Steward đầu tiên. Vì vậy, dù là làm công việc hay vị trí nào di chăng nữa, thì bạn hãy cố gắng hết sức nhé.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ những thông tin về Steward cho các bạn độc giả. Qua đó, giúp các bạn hiểu được Steward là gì cũng như các công việc mà Steward phải làm. Nếu bạn đang có những thắc mắc cũng như phân vân về các công việc trong tương lai thì mong rằng bài viết này giúp ích cho bạn. Đặc biệt là với những bạn quan tâm đến lĩnh vực nhà hàng - khách sạn thì việc nắm bắt thông tin về Steward sẽ cực kỳ hữu ích. Một sự chuẩn bị với thái độ nghiêm túc chính là chìa khóa đem lại sự thành công.

Việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng

Video liên quan

Chủ Đề