Thế nào là đơn vị hành chính

1. Khái quát về đơn vị hành chính:

1.1. Đơn vị hành chính là gì?

Đơn vị hành chính được hiểu là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính theo từ điển Tiếng Việt, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định đưa ra một định nghĩa cụ thể về đơn vị hành chính, do đó, định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo khi tìm hiểu về đơn vị hành chính.

Đơn vị hành chính là bộ phận cấu thành quốc gia có chủ quyền, trong khi lãnh thổ phụ thuộc chỉ ràng buộc vào quốc gia ở mức độ lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ đơn vị hành chính trên thực tế cũng có thể bao hàm lãnh thổ phụ thuộc hoặc các khu vực lãnh thổ được thừa nhận là đơn vị hành chính [chẳng hạn như cách phân chia trong cơ sở dữ liệu địa lý].

1.2. Đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay:

Theo Điều 110 Hiến Pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay gồm có:

– Thứ nhất: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [gọi chung là cấp tỉnh].

– Thứ hai: Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện].

– Thứ ba: Xã, phường, thị trấn [gọi chung là cấp xã].

Xem thêm: Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp là gì? Chức năng và phân loại

– Thứ tư: Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: sẽ do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế – xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Theo đó, ta nhận thấy, về cơ bản thì Việt Nam có 3 cấp hành chính cụ thể như sau:

– Cấp tỉnh: Sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh.

– Cấp huyện: Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn [về thẩm quyền], và thông thường thì cấp huyện cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Cấp huyện là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này trên thực tế hiện nay cũng có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố thuộc tỉnh không có trong thành phố trực thuộc trung ương. Hiên nay các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam có tổng cộng 705 đơn vị, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 79 thành phố thuộc tỉnh, 51 thị xã, 46 quận và 528 huyện.

– Cấp xã: Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi là xã, phường, thị trấn tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện. Hiện nay có 4 đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị cấp xã [đều là các huyện đảo], bao gồm: Hoàng Sa, Lý Sơn, Côn Đảo, Cồn Cỏ.

Dưới xã thì vẫn còn có làng/ thôn/ bản/ buôn/sóc/ ấp,… dưới phường/ thị trấn sẽ có khu dân cư/ khu phố/ khu vực/ khóm/ ấp. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Đơn vị hành chính là gì?

Đơn vị hành chính là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính theo từ điển Tiếng Việt, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật định nghĩa cụ thể về đơn vị hành chính, do đó, định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo khi tìm hiểu về đơn vị hành chính.

Đơn vị hành chính là gì?

Nhà nước phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp. Sự ổn định của đơn vị hành chính có tác động duy trì và phát triển mối quan hệ cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết hợp tác, tác động trực tiếp đến sự ổn định của bộ máy hành chính nhà nước và hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy đơn vị hành chính là gì? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định như sau:

Điều 2. Đơn vị hành chính

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chunglàcấp tỉnh];

2. Huyện, quận, thị xã,thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung làcấphuyện];

3. Xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chunglàcấp xã];

4. Đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt.”

Đơn vị hành chính [tiếng Anh: administrative division], còn gọi là thực thể địa phương, đơn vị cấu thành hoặc phân khu quốc gia, là một phần của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, được phân định nhằm phục vụ mục đích quản lý. Các đơn vị hành chính có mức độ tự chủ nhất định, hoạt động trong khuôn khổ chính quyền địa phương của chúng. Các quốc gia phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn để dễ bề quản lý đất đai và các vấn đề dân sinh. Một quốc gia có thể được phân làm các tỉnh, đến lượt các tỉnh lại được chia làm các khu tự quản.

Đơn vị hành chính khác với lãnh thổ phụ thuộc. Đơn vị hành chính là bộ phận cấu thành quốc gia có chủ quyền, trong khi lãnh thổ phụ thuộc chỉ ràng buộc vào quốc gia ở mức độ lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ "đơn vị hành chính" có thể bao hàm lãnh thổ phụ thuộc hoặc các khu vực lãnh thổ được thừa nhận là đơn vị hành chính [chẳng hạn như cách phân chia trong cơ sở dữ liệu địa lý].

Các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân chia thành từng tầng, cấp theo chiều dọc. Theo đó đơn vị hành chính ở trên [cấp trên] sẽ có quyền quyết định cao hơn, bắt buộc đối với đơn vị hành chính ở dưới [hay cấp dưới].

Việc phân chia đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay được quy định tại Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 110.

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.”

Theo đó, Việt Nam có 3 cấp hành chính:

  • Cấp tỉnh: Sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh.
  • Cấp huyện: Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn [về thẩm quyền], và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Đây là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố thuộc tỉnh không có trong thành phố trực thuộc trung ương. Hiên nay các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam có tổng cộng 705 đơn vị, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 79 thành phố thuộc tỉnh, 51 thị xã, 46 quận và 528 huyện.
  • Cấp xã: Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi là xã, phường, thị trấn tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện. Hiện nay có 4 đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị cấp xã [đều là các huyện đảo], bao gồm: Hoàng Sa, Lý Sơn, Côn Đảo, Cồn Cỏ.

Dưới xã còn có làng/ thôn/ bản/ buôn/sóc/ ấp,… dưới phường/ thị trấn có khu dân cư/ khu phố/ khu vực/ khóm/ ấp. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về đơn vị hành chính.

Xem thêm:Tổng hợp các bài viết của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Hoàng Anh

Tổng đài tư vấn pháp luật

0908 308 123

Gửi câu hỏi Đặt lịch hẹn

CÔNG TY LUẬT HOÀNG ANH

Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Email:

Tin liên quan

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 10/09/2021

Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 10/09/2021

Trách nhiệm của Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 12/09/2021

Bộ, cơ quan ngang bộ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 12/09/2021

Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 12/09/2021

Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ như thế nào?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 14/09/2021

Phiên họp của Chính phủ là gì?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 14/09/2021

Ai được mời tham dự phiên họp của Chính phủ?

Tổ chức bộ máy Nhà nước 14/09/2021

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Thời quân chủ
    • 1.2 Thời Pháp thuộc
    • 1.3 Thời kỳ 1945 - 1954
    • 1.4 Thời kỳ 1954 - 1975
      • 1.4.1 Miền Bắc Việt Nam
      • 1.4.2 Miền Nam Việt Nam
    • 1.5 Sau khi thống nhất đất nước
  • 2 Phân cấp hiện tại
    • 2.1 Cấp tỉnh
    • 2.2 Cấp huyện
    • 2.3 Cấp xã
  • 3 Phân cấp địa lý
  • 4 Phân cấp bầu cử
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Thời quân chủSửa đổi

Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Việt Nam thời quân chủ

Thời Pháp thuộcSửa đổi

Sau khi bình định toàn bộ Việt Nam, Pháp tiến hành chia nước ta làm 3 xứ: Bắc Kỳ và Trung Kỳ đặt dưới chế độ bảo hộ và Nam Kỳ đặt dưới chế độ thuộc địa, tất cả đều trực thuộc liên bang Đông Dương. Về cơ bản, hệ thống hành chính không có nhiều sự thay đổi rõ rệt so với thời nhà Nguyễn. Pháp giữ nguyên các cấp hành chính như cũ, chỉ thực hiện một số thay đổi nhằm áp đặt sự cai trị. Cụ thể, các cấp hành chính như sau:

  • Cấp tỉnh: Có các tỉnh, thành phố và đạo quan binh do người Pháp đứng đầu.
  • Cấp phủ: Có các phủ ở đồng bằng và châu ở miền núi. Các cấp này do người bản xứ đứng đầu. Ngoài ra trong cấp này còn có các tiểu quân khu ở các đạo quan binh, do các sĩ quan Pháp đứng đầu.
  • Cấp huyện: Người bản xứ quản lý.
  • Cấp xã: Người bản xứ quản lý. Tại các thành phố, cấp tương đương là quận [arrondissement], chỉ nằm dưới cấp tỉnh.

Tại Nam Kỳ, các cấp hành chính đều do người Pháp quản lý.

Thời kỳ 1945 - 1954Sửa đổi

Vào thời đế quốc Việt Nam, Việt Nam không còn là ba xứ riêng biệt. Các cấp hành chính gần như không thay đổi, tất cả đều do người Việt quản lý.

Sau cách mạng tháng Tám, theo điều 57, chương V, Hiến pháp năm 1946:

Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.

Như vậy vào thời kỳ này các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân thành 4 cấp, ngoài các cấp xã, huyện, tỉnh như sau này thì vẫn còn có cấp Bộ [cả nước có 3 Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ]. Cấp phủ, châu bị bãi bỏ.

Các tỉnh thời kỳ 1945 - 1946 [69 tỉnh, thành phố]:

  • Bắc Bộ có 27 tỉnh và 2 thành phố:

1. TP. Hà Nội
2. TP. Hải Phòng
3. Bắc Giang
4. Bắc Kạn
5. Bắc Ninh
6. Cao Bằng
7. Hà Đông
8. Hà Giang
9. Hà Nam
10. Hải Dương
11. Hải Ninh
12. Hòa Bình
13. Hưng Yên
14. Kiến An
15. Lai Châu
16. Lạng Sơn
17. Lào Cai
18. Nam Định
19. Ninh Bình
20. Phú Thọ
21. Phúc Yên
22. Quảng Yên
23. Sơn La
24. Sơn Tây
25. Thái Bình
26. Thái Nguyên
27. Tuyên Quang
28. Vĩnh Yên
29. Yên Bái

  • Trung Bộ có 18 tỉnh và 1 thành phố:

1. TP. Đà Nẵng
2. Thanh Hóa
3. Nghệ An
4. Hà Tĩnh
5. Quảng Bình
6. Quảng Trị
7. Thừa Thiên
8. Quảng Nam
9. Quảng Ngãi
10. Bình Định
11. Phú Yên
12. Khánh Hòa
13. Phan Rang
14. Bình Thuận
15. Kon Tum
16. Plây Cu
17. Darlac
18. Lâm Viên [Lang Biang]
19. Đồng Nai Thượng

  • Nam Bộ có 20 tỉnh và 1 thành phố:

1. Tp. Sài Gòn
2. Chợ Lớn
3. Gia Định
4. Bà Rịa
5. Biên Hòa
6. Thủ Dầu Một
7. Tây Ninh
8. Tân An
9. Mỹ Tho
10. Bến Tre
11. Vĩnh Long
12. Trà Vinh
13. Sa Đéc
14. Châu Đốc
15. Hà Tiên
16. Long Xuyên
17. Cần Thơ
18. Sóc Trăng
19. Gò Công
20. Rạch Giá
21. Bạc Liêu

Tuy nhiên, đơn vị hành chính cấp Bộ [của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà] chỉ tồn tại trong khoảng vài năm rồi bỏ. Nhưng chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp thì lập chức Thủ hiến cho mỗi Phần [chính là Bộ theo cách gọi của họ].

Ngày 19/7/1946, thành lập Đặc khu Hồng Gai trên cơ sở tách khỏi tỉnh Quảng Yên.

Ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ [chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa], thay đổi sắp xếp lại hành chính 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên để thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu.

Ngày 12/2/1950, thành lập tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Tháng 8/1950, thành lập đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trên cơ sở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 10/1950, thành lập tỉnh Long Châu Hà trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên.

Tháng 6/1951, 2 tỉnh Long Châu Tiền và Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Long Châu Sa.

Tháng 5/1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã thay đổi sắp xếp hành chính nhiều tỉnh ở Nam Bộ như sau:

  • Tỉnh Rạch Giá bị giải thể và bị xé lẻ, nhập vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng.
  • Hợp nhất 3 tỉnh Mỹ Tho, Tân An, Gò Công thành 1 tỉnh có tên là tỉnh Mỹ Tho [còn gọi là tỉnh Tân Mỹ Gò].
  • Hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lại thành 1 tỉnh có tên là tỉnh Vĩnh Trà.
  • Hợp nhất 2 tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn lại thành 1 tỉnh có tên là tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn [còn gọi là tỉnh Bà Chợ].
  • Hợp nhất 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa lại thành 1 tỉnh có tên là tỉnh Thủ Biên.
  • Hợp nhất 2 tỉnh Gia Định và Tây Ninh lại thành 1 tỉnh có tên là tỉnh Gia Định Ninh.

Các tỉnh mới này ở Nam Bộ tồn tại đến tháng 8/1954 thì giải thể, phân chia đơn vị hành chính trở lại giống như thời gian trước năm 1947.

Thời kỳ 1954 - 1975Sửa đổi

Miền Bắc Việt NamSửa đổi

Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954-1958 có các cấp hành chính quận [ở cả nội thành và ngoại thành], dưới quận có khu phố [ở nội thành] và xã [ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội]. Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu, dưới khu là khối dân phố, ngoại thành có quận [từ năm 1961 đổi là huyện] và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1954 có 34 đơn vị hành chính:

  • Bắc Bộ có 26 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc trung ương và 1 đặc khu:

1. TP. Hà Nội
2. TP. Hải Phòng
3. Bắc Giang
4. Bắc Cạn
5. Bắc Ninh
6. Cao Bằng
7. Hà Đông
8. Hà Giang
9. Hà Nam
10. Hải Dương
11. Hải Ninh
12. Hòa Bình
13. Hưng Yên
14. Kiến An
15. Lai Châu
16. Lạng Sơn
17. Lào Cai
18. Nam Định
19. Ninh Bình
20. Phú Thọ
21. Quảng Yên
22. Sơn La
23. Sơn Tây
24. Thái Bình
25. Thái Nguyên
26 Tuyên Quang
27. Vĩnh Phúc
28. Yên Bái
29. Đặc khu Hồng Gai

  • Trung Bộ có 4 tỉnh và 1 đặc khu:

30. Thanh Hóa
31. Nghệ An
32. Hà Tĩnh
33. Quảng Bình
34. Đặc khu Vĩnh Linh [vốn thuộc tỉnh Quảng Trị]

Năm 1955: Tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng; bỏ 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La để lập Khu tự trị Thái Mèo. Cả nước có 29 tỉnh thành.

Theo Hiến pháp năm 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau:

Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân định như sau:
  • Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã.
  • Huyện chia thành xã, thị trấn.
  • Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định [chương VII, Điều 78].

Như vậy ở thời kỳ này cấp Bộ đã không còn, nhưng lại xuất hiện các khu tự trị. Miền Bắc Việt Nam có 2 khu tự trị, được thành lập từ năm 1955-1956: Khu tự trị Tây Bắc [ban đầu gọi là Khu tự trị Thái Mèo] và Khu tự trị Việt Bắc. Khu tự trị Tây Bắc lúc đầu chỉ có các cấp châu [tương đương huyện] và xã, bỏ cấp tỉnh, nhưng đến năm 1963 đã lập lại các tỉnh. 2 khu tự trị này tồn tại đến tháng 12/1975.

Năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.

Năm 1962, 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng; tái lập 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La từ Khu tự trị Thái Mèo và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ thuộc khu tự trị Tây Bắc. Cả nước có 30 tỉnh thành.

Năm 1963, tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh. Cả nước có 30 tỉnh thành.

Năm 1965, 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái; 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây. Cả nước có 27 tỉnh thành.

Năm 1968, 2 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Cả nước có 25 tỉnh thành.

Đến năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 23 tỉnh:

1. Tp Hà Nội
2. Tp Hải Phòng
3. Bắc Thái
4. Cao Bằng
5. Hà Giang
6. Hà Tây
7. Hải Hưng
8. Hà Bắc
9. Hòa Bình
10. Lào Cai
11. Lạng Sơn
12. Nam Hà
13. Nghệ An
14. Hà Tĩnh
15. Ninh Bình
16. Quảng Bình
17. Quảng Ninh
18. Lai Châu
19. Sơn La
20. Nghĩa Lộ
21. Yên Bái
22. Thái Bình
23. Thanh Hóa
24. Tuyên Quang
25. Vĩnh Phú

Miền Nam Việt NamSửa đổi

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phân ra các cấp hành chính: tỉnh, quận [tương đương với quận và huyện ngày nay], xã; ngoài ra còn có 10 thị xã tự trị. Toàn miền Nam Việt Nam từ khoảng năm 1965 chia thành 44 tỉnh.

Về mặt quân sự, trên cấp tỉnh còn có Vùng chiến thuật [lập ra năm 1961] và đến năm 1970 đổi tên thành Quân khu. Tất cả miền Nam Việt Nam có 4 Vùng chiến thuật [Quân khu]. Cấp tỉnh đóng trụ sở tại thị xã, về mặt quân sự gọi là tiểu khu, cấp quận đóng trụ sở tại thị trấn quận lị, về mặt quân sự gọi là chi khu.

Tỉnh Gia Định về sau cùng với thủ đô Sài Gòn trở thành Biệt khu Thủ đô, đứng đầu là Đô trưởng.

Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa gồm 43 tỉnh và Đô thành Sài Gòn, trong đó có 10 thị xã và 257 quận:

Stt Tên tỉnh Năm thành lập Đơn vị hành chính

[Thị xã và Quận]

Tên Tỉnh lỵ Chú thích
Đô thành Sài GònDs: 1.825.297 1865 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thủ đô

Sài Gòn

1 Quảng Trị 1900 Cam Lộ, Đông Hà, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Mai Lĩnh và Triệu Phong Quảng Trị Khu vực Trung nguyên

Trung phần[3]

2 Thừa Thiên 1822 [phủ Thừa Thiên] Tx Huế, quận Hương Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Nam Hòa, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Thứ, Phú Vang, Quảng Điền Huế nt
3 Quảng Nam 1831 Tx Đà Nẵng, quận Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Hòa Vang và Thường Đức Hội An nt
4 Quảng Tín 1956 Hậu Đức, Lý Tín, Tam Kỳ, Thăng Bình và Tiên Phước Tam Kỳ nt
5 Quảng Ngãi 1832 Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng và Tư Nghĩa Quảng Ngãi nt
6 Bình Định 1921 Tx Quy Nhơn, quận An Nhơn, An Túc, Bình Khê, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tam Quan và Tuy Phước Quy Nhơn nt
7 Phú Yên 1921 Đồng Xuân, Hiếu Xương, Sông Cầu, Sơn Hòa, Tuy An và Tuy Hòa Tuy Hòa nt
8 Khánh Hòa 1931 Tx Cam Ranh, Tx Nha Trang, quận Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Dương, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Vĩnh Xương Nha Trang nt
9 Ninh Thuận 1901 An phước, Bửu Sơn, Du Long, Sông Pha và Thanh Hải Phan Rang nt
10 Bình Thuận 1827 Hải Long, Hải Ninh, Hàm Thuận, Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Thiện Giáo và Tuy Phong Phan Thiết nt
11 Kontum 1913 Chương Nghĩa, Dak Sut, Dak To và Kontum Kontum Khu vực Cao nguyên

Trung phần[4]

12 Pleiku 1932 Lệ Trung, Phú Nhơn, Thanh An và Thuận Đức Pleiku nt
13 Phú Bổn 1962 Phú Thiện, Phú Túc và Thuần Mẫn Hậu Bổn

[Cheo Reo]

nt
14 Darlac[5] 1923 Ban Mê Thuột[6], Buôn Hồ, Lạc Thiện và Phước An Ban Mê Thuột[7] nt
15 Quảng Đức 1959 Đức Lập, Khiêm Đức và Kiến Đức Gia Nghĩa nt
16 Tuyên Đức 1958 Tx Đà Lạt, quận Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương Đà Lạt

Tùng Nghĩa[8]

nt
17 Lâm Đồng 1958 Bảo Lộc, Di Linh Bảo Lộc nt
18 Bình Tuy 1956 Hàm Tân, Hoài Đức và Tánh Linh Hàm Tân[9] Khu vực Nam phần

Hiện nay:Đông Nam Bộ

19 Phước Tuy 1957[10] Tx Vũng Tàu, quận Đất Đỏ, Đức Thạnh, Long Điền, Long Lễ và Xuyên Mộc Phước Lễ nt
20 Long Khánh 1956 Định Quán, Kiệm Tân và Xuân Lộc Xuân Lộc nt
21 Biên Hòa 1900 Công Thanh, Dĩ An, Đức Tu, Long Thành, Nhơn Trạch và Tân Uyên Biên Hòa nt
22 Gia Định 1899 Bình Chánh, Cần Giờ, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình và Thủ Đức Gia Định[11] nt
23 Bình Dương 1956 Bến cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Hòa, Phú Giáo và Trị Tâm Phú Cường nt
24 Tây Ninh 1900 Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh, Phú Khương và Phú Ninh Tây Ninh nt
25 Bình Long 1956 An Lộc, Chơn Thành và Lộc Ninh An Lộc nt
26 Phước Long 1956 Bố Đức, Phước Bình, Đôn Luân và Đức Phong Phước Bình nt
27 Hậu Nghĩa 1963 Củ chi, Đức Hòa, Đức Huệ và Trảng Bàng Khiêm Cương nt
28 Long An 1956 Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Kiến Bình, Thủ Thừa, Rạch Kiến, Tân Trụ, Thủ Thừa và Tuyên Nhơn Tân An nt

Hiện nay: Tây Nam Bộ

29 Kiến Tường 1956 Ấp Bắc, Châu Thành và Tuyên Bình Mộc Hóa nt
30 Gò Công 1900[12] Hòa Bình, Hòa Đồng, Hòa Lạc và Hòa Tân Gò Công nt
31 Định Tường 1956 Tx Mỹ Tho, quận Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu thành, Chợ Gạo, Giáo Đức, Hậu Mỹ và Sầm Giang Mỹ Tho nt
32 Kiến Phong 1956 Cao Lãnh, Đồng Tiến, Hồng Ngự, Kiến Văn, Mỹ An và Thanh Bình Cao Lãnh nt
33 Châu Đốc 1900[13] An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên và Tri Tôn Châu Phú nt
34 Kiến Hòa 1956 Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Mỏ cày, Thạnh Phú và Trúc Giang Trúc Giang nt
35 Vĩnh Long 1900 Bình Minh, Châu Thành, Chợ Lách, Minh Đức, Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm Vĩnh Long nt
36 Sa Đéc 1900[14] Đức Thạnh, Đức Thịnh, Đức Tôn và Lấp Vò Sa Đéc nt
37 An Giang 1900[15] Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức và Thốt Nốt Long Xuyên nt
38 Kiên Giang 1920[16] Tx Rạch Giá, quận Hà Tiên, Hiếu Lễ, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Lương, Kiên Tân và Kiên Thành Rạch Giá nt
39 Vĩnh Bình 1956 Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Long Toàn, Tiểu Cần và Trà Cú Phú Vinh nt
40 Phong Dinh 1900[17] Tx Cần Thơ, quận Châu Thành, Phong Điền, Phong Phú, Phong Thuận, Phụng Hiệp, Thuận Nhơn và Thuận Trung Cần Thơ nt
41 Ba Xuyên 1956 Hòa Trị, Kế Sách, Lịch Hội, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị và Thuận Hòa Khánh Hưng nt
42 Chương Thiện 1961 Đức Long, Hưng Long, Kiên Hưng, Kiên Long, Kiên Thiện và Long Mỹ Vị Thanh nt
43 Bạc Liêu 1900[18] Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Châu và Vĩnh Lợi Bạc Liêu nt
44 An Xuyên 1956[19] Đầm Dơi, Hải Yến, Năm Căn, Quản Long, Sông Ông Đốc và Thới Bình Quản Long nt
Tổng cộng: 10 thị xã và 257 quận

[kể cả 11 quận đô thành SG]

Từ năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ dùng tên gọi quận cho khu vực nội thành thành phố, các quận còn lại đổi thành huyện.

Sau khi thống nhất đất nướcSửa đổi

Phân cấp hành chính Việt Nam năm 1976

Tháng 12/1975, Quốc hội Việt Nam khóa V đã ra nghị quyết theo đó cấp khu trong hệ thống hành chính bị bãi bỏ. Các khu tự trị bị giải thể. Việc phân chia các tỉnh, huyện, xã đổi mới liên tục đến mức bản đồ hành chính vừa lập xong đã bị lạc hậu vì thay đổi địa giới và tên gọi các đơn vị.

Cuối năm 1975:

  • 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng;
  • 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh;
  • 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình;
  • 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên;
  • 3 tỉnh Lào Cai, Nghĩa Lộ [trừ 2 huyện Bắc Yên, Phù Yên nhập vào tỉnh Sơn La] và Yên Bái hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn
  • 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Cả nước có 18 tỉnh thành.

Đầu năm 1976:

  • 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên;
  • 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng;
  • 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình;
  • 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh;
  • 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải;
  • 3 tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum;
  • 2 tỉnh Darlac và Quảng Đức hợp nhất thành tỉnh Đắk Lắk;
  • 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới;
  • 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai;
  • Đô thành Sài Gòn [cộng 2 quận Củ Chi và Phú Hòa tách từ 2 tỉnh Hậu Nghĩa cũ và Bình Dương] và tỉnh Gia Định hợp nhất thành Thành phố Hồ Chí Minh [từ 2/7/1976];
  • 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé;
  • 3 tỉnh Hậu Nghĩa [trừ 2 huyện Củ Chi và Trảng Bàng], Kiến Tường, Long An hợp nhất thành tỉnh Long An mới;
  • 2 tỉnh Định Tường và Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang;
  • 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp;
  • 2 tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình hợp nhất thành tỉnh Cửu Long
  • Tỉnh Kiến Hòa đổi lại tên cũ là tỉnh Bến Tre,
  • 3 tỉnh Ba Xuyên, Chương Thiện và Phong Dinh hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang,
  • 2 tỉnh Long Châu Hà [trừ 3 huyện Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc nhập vào tỉnh Kiên Giang [đổi tên từ tỉnh Rạch Giá]] và Long Châu Tiền hợp nhất thành tỉnh An Giang mới;
  • Tỉnh Rạch Giá đổi lại tên cũ là tỉnh Kiên Giang;
  • 2 tỉnh An Xuyên và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.

Cả nước có 38 tỉnh thành.

Năm 1980, Việt Nam có Hiến pháp mới. Tại đây quy định rằng:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau
  • Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
  • Tỉnh chia thành huyện, thành phố và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã.
  • Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
  • Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân [chương IX, Điều 113].

Ngày 3/1/1981, Hội đồng Chính phủ quyết định thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị thuộc các thành phố, thị xã là phường [trước đây là tiểu khu], dưới cấp quận [trước đây là khu phố].

Năm 1976, cả nước có 38 tỉnh thành:

  • Bắc Bộ có 13 tỉnh và 2 thành phố: Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
  • Trung Bộ có 10 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
  • Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố: Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải và Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình, một phần huyện Mê Linh và Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú. Cùng năm, tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Cả nước có 39 tỉnh thành.

Năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Cả nước có 40 tỉnh thành.

Năm 1982, sáp nhập huyện đảo Trường Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh.

Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách ra thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Cả nước có 44 tỉnh thành.

Những năm 1991 - 1992, Địa giới thủ đô Hà Nội lại được thay đổi. Tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh là Hà Tây và Hòa Bình. Tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình. Tỉnh Hà Tuyên tách ra thành 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tỉnh Hoàng Liên Sơn tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách ra thành 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Tỉnh Thuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng. Thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở 3 huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc tách từ tỉnh Đồng Nai và đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, giải thể đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Cả nước có 53 tỉnh thành.

Năm 1997, tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tỉnh Hà Bắc tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Tỉnh Nam Hà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định. Tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên. Tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau. Cả nước có 61 tỉnh thành.

Năm 2004, tỉnh Lai Châu cũ tách ra thành 2 tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên. Tỉnh Đắk Lắk tách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk mới và Đắk Nông. Tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cả nước có 64 tỉnh thành.

Ngày 29/5/2008, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó hợp nhất toàn tỉnh Hà Tây, 4 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân và Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Hiện nay, cả nước có 63 tỉnh thành.

Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trà My TT23

Đơn vị hành chính của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;Tỉnh chia thành huyện, .....

Bài viết cùng chủ đề

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Câu hỏi của bạn:

Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?

Câu trả lời của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn:Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời, bổ sung quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Điều 110 của hiến pháp năm 2013, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

“- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

– Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

– Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.”

đơn vị hành chính

Từ các quy định trên, có thể nhận thấy một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, Hiến pháp đã sử dụng thuật ngữ “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là ý tưởng mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đông đảo đại biểu Quốc hội và nhân dân, mở ra khả năng cho việc thành lập các đơn vị hành chính mới nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đơn vị hành chính tương đương được hiểu là các đơn vị hành chính tương đương cấp quận, huyện, thị xã. Đây là tên gọi mới cho đơn vị hành chính trong thành phố trực thuộc trung ương, chẳng hạn, “thành phố” trong “thành phố trực thuộc trung ương”.

Thứ hai, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là một mô hình chính quyền mới được quy định trong Hiến pháp 2013 nhằm để chỉ những đơn vị hành chính – kinh tế có nhiều đặc thù như huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh, huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang… Theo đó, các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này sẽ được xây dựng theo mô hình khác với các đơn vị hành chính thông thường với những đặc thù về thể chế, chính sách và mô hình tổ chức chính quyền…

Thứ ba, khoản 2, Điều 110 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”.

Quy định này được ghi nhận nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của Nhân dân, bảo đảm việc nhập, tách, điều chỉnh địa giới hành chính được tiến hành thận trọng, có căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai. Với quy định trên, Nhân dân có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận hoặc quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự, thủ tục của luật.

Bài viết tham khảo:

Để được tư vấn chi tiết về Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ tớiTổng đài tư vấnLuật hành chính:19006500để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốcxin chân thành ơn

vote

Tư vấn Email Soạn đơn, hợp đồng Tư vấn tại văn phòng

Bài viết cùng chuyên mục

Các bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề