Trồng khoai tây vì sao phải dùng xi măng

Bổ và cách đặt củ giống khoai tây khi trồng đúng kỹ thuật là biện pháp tăng đáng kế năng suất chất lượng khoai cuối vụ. Xin giới thiệu thao tác hai biện pháp kỹ thuật này.

  • Cách bổ và đặt củ khoai tây giống
    • Cách bổ củ khoai tây giống
    • Cách đặt củ giống khi trồng
  • Bón phân cân đối hợp lý cho khoai tây
  • Cây ghép cà chua – khoai tây
  • Kỹ thuật trồng khoai tây mùa mưa trên luống phủ màng nhựa plastic

Cách bổ củ khoai tây giống

Nên chọn những củ có trọng lượng 10 – 100g, củ hình tròn, hình cầu hay elíp, có ít mắt, mắt nông, không bị ướt vỏ, thối hỏng. Khoai tây giổng bảo quản trong tủ lạnh để trong điều kiện tự nhiên 5 – 7 ngày sẽ nhú mầm ở mắt củ, nếu khoai Trung Quốc mua về chưa nhú mầm, cần ủ trong cát hay rơm ẩm 7 – 10 ngày sẽ có mầm. Chỉ tiến hành bổ những củ khoai đã có mầm nảy ở các mắt củ.

Những củ có trọng lượng 40 – 60g [đường kính củ 3 – 4cm] nên bổ làm 2, những củ có trọng lượng 70 – 100g bổ làm 3. Dùng dao sắc bằng inox hay thép không gỉ bổ củ theo chiều dọc củ nếu bổ làm 2, bổ xiên chéo khi bổ củ làm 3 mảnh, sao cho mỗi mảnh củ có trọng lượng >20g, có 1 – 2 mầm đang nhú, nếu mầm củ quá dài [>3cm] nên cắt bớt mầm, để phần gốc của mầm dài 0,5cm. Sau khi cắt xong từng củ nên nhúng lưỡi dao vào đĩa xà phòng bột hoà đặc hay cồn 90° để khử mầm bệnh héo xanh, virus lây từ củ bị bệnh sang củ lành, đồng thời chấm phần vết thương của củ vào bột xi măng khô loại nhanh chết. Dùng chiếc que gạt nhẹ trên bề mặt sao cho xi măng bám thành một lớp mỏng là được.

Để củ giong năm ngửa phan có xi măng lên trên vào nơi râm mát, sau 24 giờ xi măng chết sẽ tạo thành lớp vỏ tránh cho nước, nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập. Khi đó ta đem trồng ngay cả khi gặp mưa to củ giống vẫn không bị thổi hỏng.

Cách đặt củ giống khi trồng

Đặt củ giống sao cho phần vết thương nằm ngang hay xiên chéo quay lên phía trên, mầm khoai tạo thành góc 45 – 60° so với mặt luống là tốt nhất. Phần vết thương đặt úp xuống mặt đất, khi trồng mà gặp mưa thường bị thối hỏng. Trồng khoai bổ không nên bón lót đạm urê và kali, chỉ bón phân chuông hoai mục + lân hoặc + phân tổng hợp NPK, tránh củ giống bị sót phân thối hỏng khi trồng nếu gặp mưa.

Bón phân cân đối hợp lý cho khoai tây

Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11kg P2O5; 8,92 kg K20. Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg P2O5; 134 kg K2O. Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO, 16 kg MgO. Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ/ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50% thì cần bón cho 1 ha là 382kg urê, 204kg supe lân, 448kg KCl.

Cũng như các loại cây có củ khác, khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và tỉ lệ cân đối đạm – kali cần được đảm bảo. Bón cân đối đạm – kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47 – 102%, với hiệu suất là 1kg KCl cho 64 – 88 củ khoai tây. Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy, cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng, rơm rạ, tro bếp đế bổ sung kali cho cây.

Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, lại trồng vào vụ đông có nhiệt độ tương đối thấp nên phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm và có những hạn chế, vì vậy bón phân vô cơ cho khoai tây là rất cần thiết.

Phân chuồng bón cho khoai tây cần được ủ hoai mục để có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho khoai tây nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông, đồng thời có tác dụng cải thiện các đặc tính vật lý của đất, làm tốt hơn chế độ không khí trong đất.

Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rất lớn. Nếu bón không đúng lúc, bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít, củ lại nhỏ.

Thông thường, phân chuồng, phân lân được bón lót toàn bộ. Phân đạm cần được bón sớm, bón tập trung. Có thể bón lót 20% lượng phân đạm. số còn lại chia ra bón 2 lần: Sau khi mọc 15 ngày và 30 ngày, kết hợp với vun gốc.

Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên cần đảm bảo cân đối giữa N, p, K. Tỉ lệ thích hợp cho khoai tây là: 1 : 0,5 : 1.

Lượng phân bón bình quân cho 1 ha khoai tây là: N: 120 kg; P2O5: 60kg; KzO: 120 – 15Okg

Tính ra là : 260kg Ưrê + 300kg Supe lân+ 200 – 250kg KCl.

Cây ghép cà chua – khoai tây

Sau hai năm thực hiện nghiên cứu, cô kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã [sinh năm 1987, vừa tốt nghiệp thủ khoa Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh] đã thành công đề tài khoa học “Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây”. Đây là loại cây trồng mới vừa cho thu hoạch củ khoai tây lại vừa cho quả cà chua với năng suất cao, đồng thời hàm lượng các chất trong củ khoai tây cũng như quả cà chua đều cao hơn loại cây đơn [cây chưa ghép].

Cho đến khi được trồng thử nghiệm trên vườn tại Đà Lạt, loại cây “tuy 1 mà 2” này đã cho năng suất khá cao, bình quân đạt hơn 19 tấn củ khoai tây/ha và hơn 38 tấn cà chua/ha/vụ trên cùng diện tích. Trong khi hàm lượng các chất trong củ và quả như vitamin c trong cà chua ghép đạt 8,77, còn khoai tây ghép là 0,27 [khoai tây không ghép là 0,03], tinh bột trong cà chua ghép là 0,02 [không ghép là 0,02], khoai tây ghép là 2,04 [không ghép là 1,66],…

Việc ghép và trồng thành công cây cà chua – khoai tây không chỉ giúp tiết kiệm diện tích đất, công chăm sóc, phân bón mà còn mở ra nhiêu triển vọng mới vẽ cây giống kháng bệnh.

Vấn đề kháng bệnh, được rất nhiều thầy cô, nông dân quan tâm. Trước đây, để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, kéo dài thời gian thu hoạch cây cà chua, thì người ta đã từng được trồng ghép lên gốc cà dại. Từ kết quả đó, để hoàn thiện được quy trình ghép, trồng, chăm sóc, thu hoạch,…

Theo Nguyễn Thị Trang Nhã, khoai tây sau khi giâm từ 23 – 25 ngày và cà chua sau khi gieo từ 17 – 22 ngày được tiến hành ghép. Loại cây này sau khi ghép 15 ngày có thể đem tròng và chăm sóc bình thường như khi trông cây không ghép.. Mật độ cây ghép sống và sinh trưởng tốt đến trên 90%.

Trên thực tế, khi tròng trên diện tích đất một ha, cây trồng không ghép, hai vụ một năm, sẽ cho năng suất 95 tấn cà hoặc 60 tấn khoai. Trong khi đỏ, cây ghép sẽ cho năng suất trên 76 tấn cà chua và 38,2 tấn khoai tây. Sau khi trừ đi chi phí giống, phân bón, cọc giàn,… tính giá khoai trung bình 7.000 đồng một kg và cà chua 2.000 đồng 1kg, người trồng thu được trên 420 triệu đồng/vụ.

Kỹ thuật trồng khoai tây mùa mưa trên luống phủ màng nhựa plastic

Tròng khoai tây trên luống phủ màng nhựa plastic có thuận lợi sau:

Hạn chế bệnh hại.

Hạn chế côn trùng gây hại.

Hạn chế cỏ dại.

Giữ độ ẩm cho đất và cấu trúc đất.

Giữ phân bón.

Tăng nhiệt độ đất và tăng khả năng quang hợp.

Tăng giá trị thương phẩm của củ.

Bên cạnh những thuận lợi, trồng khoai tây trên luống phủ màng nhựa plastic gặp một số khó khăn nhất định như:

Đầu tư kinh phí cao.

Màng phủ sau khi sử dụng, nếu không có biện pháp xử lý tốt như đốt, chôn vùi mà đem vứt bừa bãi lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất.

Vì vậy, để việc áp dụng trồng khoai tây mùa mưa trên luống phủ màng nhựa plastic được tiễn hành tốt, cần tiến hành các bước sau:

Đất của vụ trước trồng rau sau khi thu hoạch, dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, cày sâu và lên luống vì canh tác trong mùa mưa luống phải cao 25 – 30cm, rò rãnh rộng 1,3m. Đất sau khi lên luống trộn đều với phân, cào bằng mặt, dùng vá đập hai bên thành luống nén chặt vào. Lượng phân sử dụng bón lót cho 1.000m2 gồm toàn bộ lân [50 – 70kg], phân hữu cơ vi sinh [120 – 150kg] hoặc phân chuồng [1,5 – 2m3], K2SO4 [30kg], DAP [20kg], NPK [20 – 20 – 15] 15kg. Trước khi dùng màng phủ, phun thuốc gốc đồng trừ lấm bệnh lên mặt luống, liều lượng sử dụng.

Màng phủ dùng phủ luống khoai tây có chiều rộng 1,2m, phủ kín hai bên thành luống, mặt xám lên trên, màu đen xuống dưới. Trước khi tiến hành phủ, đất phải được tưới đẫm nước để phân hòa tan vào trong đất sau đó dùng màng phủ, phủ lên luống. Thao tác đẩy màng phủ là dùng cây tròn đường kính 4 – 5cm xỏ xuyên qua lõi cuộn màng phủ, dùng ghim cõ định một đầu và hai người kéo màng phủ theo chiều dài luống. Để tránh màng phủ bị gió tốc, sử dụng ghim găm, ghim dùng sợi thép 2, cắt từng đoạn dài 20 – 25cm, sau đó bẻ cong hình chữ u. Trên mép luống khoảng 2m găm một chữ u cố định màng phủ lại. Sau khi phủ khoảng 3 – 5 ngày, tiến hành đục lỗ trồng khoai tây. Đục lỗ màng phủ bằng 2 cách:

+ Cách 1: Sử dụng lon có đường kính 15cm, cắt hình răng cưa, đặt lon lên vị trí trồng đánh dấu sẵn, ấn lon xuống và xoay tròn.

+ Cách 2: Dùng lon có đường kính 15cm, đục các lỗ thông gió xung quanh lon, đốt than nóng đổ vào lon, sau đó tiến hành đục lỗ.

Sau khi lỗ đã đục xong, lấy tay moi lỗ đặt củ khoai tây xuống, lấp đất và tiến hành chăm sóc, tưới nước cho khoai tây. Trời nắng dùng vòi hoa sen tưới 1 ngày/lần, nếu gặp trời mưa, không tưới. Khi cây khoai tây lên khỏi mặt đất 7 – 8cm, tiến hành bón thúc lần 1, dùng 5kg urê/1.000m2, rải quanh gốc. Khi bón thúc lần 2 được tiến hành khi cây ở giai đoạn [30 – 40 ngày sau tròng], dùng lon có đường kính 6 – 7cm, cắt răng cưa miệng lon, giữa hai cây/hàng và giữa hai hàng/luống đục 1 lỗ, bón phân vào hố trên. Liều lượng: 10 – 15kg NPK [7-7-14]/1000 m2.

Ở giai đoạn 85 – 90 ngày sau khi trồng, khoai tây đã thuần thục, tiến hành thu hoạch, lấy dao hoặc liềm cắt ngang thân khoai tây, phần gốc chừa lại 7 – 10cm. Tiến hành xếp màng phủ trên luống lại để tiếp tục sử dụng phủ ở vụ tới. Dùng cuốc xới đào củ lên thu hoạch.

Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên nhiều nước coi đây là cây lương thực chủ yếu. Kỹ thuật trồng khoai tây cũng không quá phức tạp. Trong bài viết này #wikiohana  sẽ hướng dẫn bà con trồng cây khoai tây khoa học để gia tăng giá trị sản xuất.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Mời bà con cùng tham khảo!

1. Trồng khoai tây cần chuẩn bị những gì?

1.1 Thời vụ trồng khoai tây

  • Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Đối với các tỉnh miền núi thì họ thường trồng đến khoảng cuối tháng 10 và đến tháng 1 năm sau thì được thu hoạch. Còn các tỉnh vùng trung du thì trông từ đầu tháng 10 và cuối tháng 12 sẽ thu hoạch.

  • Khu vực Đồng bằng sông Hồng

Thường trồng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và đến cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau thì thu hoạch.

Thường trồng vào đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau.

1.2 Chuẩn bị giống

Nên trồng bằng củ giống to sẽ cho năng suất cao hơn khi trồng củ nhỏ. Nếu trường hợp củ to với đường kính trên 45m nghĩa là trọng lượng chừng 50g thì bạn có thể bổ làm 2 hoặc làm 3 để tiết kiệm giống.

Khoai tây giống nếu bổ ra thì phải được để ở nơi thoáng mát. Phủa bai tải ẩm lên để giữ ẩm và cũng không xếp đống quá cao dễ bị thối.

Bạn nên dùng sao sắc hoặc lưỡi mỏng để cắt. Mỗi lần cắt xong thì đều nhúng vào cồn 96% hoặc xà phòng đậm đặc để ngăn chặn sự phát triển của nấm khiến củ bị thối.

Nên bổ dọc củ và mỗi miếng nên có từ 2 đến 3 mầm. Khi bổ xong lập tức chấm vào xi măng khô và gạt nhẹ phần xi măng thừa đi. Không nên để xi măng thừa bám nhiều trên của sẽ hút mất nước của khoai và làm khoai bị héo.

Nếu đất trồng đủ ẩm và có thêm phân chuồng hoai mục rồi thì 12h sau khi bổ bạn có thể mang đi trồng. Nếu đất ướt quá thì phải đợi 5, 7 ngày sau mới đem đi trồng.

Xử lý kỹ đất trước khi tiến hành trồng

1.3 Xử lý đất trước khi trồng

Đất trồng khoai nên là đầy cấy 2 vụ lúa. Nơi trồng nên bằng phẳng. Đất cần tơi xốp, đất  thịt nhẹ  hay đất pha cát đều được. Đất phù sa thì càng tốt để tiện tưới tiêu cũng như thoáng nước.

Sau khi gặt lúa xong [cắt rạ sát gốc] thì tiến hành cày bừa kỹ và chia luống.

  • Nếu làm luống đơn trồng bằng 1 hàng, thì uống rộng 60-70cm.
  • Nếu luống đôi trồng 2 hàng thì luống rộng 120-140cm và rãnh rộng: 20-40 cm, sâu 15-20cm.

Rãnh để giúp thoát nước dễ dàng, không để hiện tượng ngập úng làm hỏng củ và ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây.

Xem thêm :

  • kỹ thuật trồng chuối
  • hướng dẫn trồng mướp
  • phương pháp trồng bí đỏ

2. Kỹ thuật trồng khoai tây cho năng suất cao

Cây khoai tây

2.1 Thực hiện trồng

Muốn khoai tây trồng xong có năng suất cao, củ khoai không bị xanh thì bạn nên phủ rơm rạ lên trên.

Việc che phủ rơm rạ cần được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên bạn rạch hàng và rải xuống 1 lớp rơm rạ đã cắt ngắn hoặc có thể bón lót phân chuồng, đạm, lân xuống dưới rồi lấy 1 ít đất phủ lên.
  • Sau đó đặt củ khoai lang giống xuống theo khoảng cách ở bên trên. Chú ý đặt mầm nằm ngang. Lấy đất phủ lên khoai giống với độ dày là 3 đến 5cm rồi vét rãnh lên luống.
  • Nếu đất khô thì cần tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh hơn.

Khoai giống khi mang về mà có mầm hơi nhú là có thể mang đi trồng được rồi. Lưu ý khi trồng không nên để rơm rạ quá ẩm hay đất khô quá. Khi đặt củ cũng không nên đặt trực tiếp vào phân. Nhất là phân hóa học vì có thể làm củ xót và chết.

Mật độ trung bình là từ 6 đến 7 củ/m2. Mỗi củ cách nhau chừng 25 đến 30cm là được.

Lưu ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to và đẹp mắt. Bạn tuyệt đối không bón phân chuồng tươi vì chứa nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng của khoai. Bạn chỉ dùng phân chuồng đã phơi ải mà thôi.

Tiến hành chăm sóc cho khoai tây sau khi trồng

2.2 Chăm sóc khoai tây sau khi trồng

Sau 7 đến 10 ngày cây mọc lên mặt đất và cao chừng 15 đến 20 cm thì lúc này bạn đi xới nhẹ. Sau đó làm sạch cỏ rồi tiến hành bón thúc đợt 1 và vun luống.

Chú ý khi bón thúc thì tiến hành bón vào méo luống hoặc ở giữa hai khóm khoai nhé! Nếu bón trực tiếp vào gốc thì cây sẽ chết. Sau đó bạn tỉa bớt cây và chỉ để lại 2 đến 3 mầm chính thôi.

Sau đợt 1 từ 15 đến 20 ngày thì bạn qua tưới nước cho chúng lần 2. Tiếp tục tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối. Chú ý lấy đất ở rãnh để vun cho luống to và cao, dày và cố định.

Nếu vun luống mà không đủ đất thì củ sẽ bị xanh hoặc sẽ mọc thành cây.

Tỉa nhánh: Mỗi khóm chỉ nên để từ 4 đến 5 thân cây nếu có sản xuất củ giống thì có thể để nhiều hơn. Thời gian tỉa tốt nhất là sau khi trồng 15 đến 20 ngày.

Không sử dụng nước bẩn tưới cho khoai

2.3 Chế độ nước cho khoai tây

Bạn nhất định không được dùng nguồn nước thải, nước áo tù hay nước nhiễm độc chưa được xử lý để tưới cho cây. Bạn có thể dùng nước giếng khoan hoặc nước áo hồ không bị ô nhiễm để tưới cho cây.

Trong thời gian sinh trưởng thì trung bình bạn cứ 10 ngày thì tưới nước một lần. Tùy theo điều kiện thời tiết mà bạn có thể căn chỉnh được.

Vào những thời điểm quan trọng cần cung cấp nhiều người như sau trồng 25-30; 40; 50 và 60 ngày thì bạn tưới nhiều nước. Còn sau trồng 70 ngày thì ngừng tưới nước.

Vườn khoai tây phát triển xanh tốt

2.4 Phòng trừ sâu bệnh hại

  • Các loại sâu thường gặp trên khoai tây

+Sâu xám: Đối với loại này bạn nên xử lý trước khi trồng. Bạn có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc  Malathion 50% pha với nồng độ 0,1% phun vào lúc chiều mát [tầm 4 đến 6 giờ chiều]

+ Rệp sáp: Bạn cần xử lý củ giống trước khi đem bảo quản. Tiêu độc giàn bằng cách phơi nắng, ngâm nước hay phun thuốc đều được.

+ Sâu xanh: Đến khi cây lớn thì  mật độ sâu đã vượt quá ngưỡng cho phép. Lúc này bạn sử dụng các loại thuốc như  Sherpa 20 EC, trebonl 10 EC.  Và kết thúc trước khi thu hoạch 15 đến 20 ngày là được.

  • Các loại bệnh hại thường gặp trên khoai tây

Nên trồng luân canh đối với các loại cây khác họ và các loại giống có khản năng kháng bệnh cao. Bạn tránh để ruộng âm, hay ngập úng kéo dài. Thường xuyên làm cỏ và thu gom các lá già bị sâu bệnh,… Nếu bệnh phát triển thành dịch thì có thể dùng thuốc.

+ Bệnh mốc sương  thì dùng Zineb 80 WP,  Booc đô 1%

+ Bệnh héo xanh vi khuẩn: Chỉ cần thực hiện tốt luân canh cây trồng

Lưu ý về cách dùng thuốc: Nồng độ thuốc cũng như  lượng dùng phải theo đúng những hướng dẫn ghi trên bao bì mỗi loại thuốc.

Xem thêm :

  • kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng
  • sâu bệnh hại cây bơ

3. Thu hoạch và bảo quản khoai tây

Tiến hành thu hoạch khoai tây

3.1 Thu hoạch

– Khi thấy lá vàng và cây rạc dần thì bạn bắt đầu thu hoạch.

– Khi khoai đã được 60 đến 70 ngày tuổi thì bạn nhất định không được cho nước vào ruộng khoai. Nếu gặp mưa thì ngay lập tức tháo kiệt nước và chỉ thu hoạch vào ngày khô ráo.

–  Trước khi thu hoạch 10 ngày thì nên cắt gốc từ 15 đến 20cm. Như vậy củ sẽ không bị xây xát và có mẫu mã đẹp.

3.2 Bảo quản sau thu hoạch

– Sau khi mang khoai về nhà bạn tuyển chọn lại lần nữa. Những củ lành không bị dập hay tróc vỏ thì cho vào bao tải có đục lỗ để lưu thông khí. Tiếp tục xếp 1, 3 lớp bao chồng lên nhau và để ở nơi thoáng mái, cao ráo.

– Nếu bảo quả khoai lâu [chừng 3 đên 4 tháng] thì nên vùi khoai trong đống cát khô. Như vậy chất lượng củ khoai vẫn được đảm bảo.

– Nếu bảo quản lâu hơn 4 tháng thì nên đóng vào bao tải có đục lỗ rồi để vào kho lạnh ổn định nhiệt độ từ 8 đến 10 độ C.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Lưu ý: Khi đưa khoai vào trong kho lạnh bạn nên để nhiệt độ giảm từ từ trong 5 đến 7 ngày. Mỗi ngày giảm từ 2 đến 3 độ. Khi lấy khoai ra khỏi kho lạnh và đem tiêu thụ thì cũng cần tăng nhiệt độ từ từ.

Mỗi ngày tăng 2 đến 3 độ và tăng trong vòng 3 đến 5 ngày. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng khoai bị mất nước nhanh, vỏ củ nhăn nheo, héo, hỏng.

Kết luận

Trên đây là những kỹ thuật trồng khoai tây đã được nhiều người áp dụng và cho được năng suất cao. Quý bà con có thể áp dụng những cách này để có được vụ mùa bội thu.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 25/06/2020

Video liên quan

Chủ Đề