Trọng lượng mặt trời là bao nhiêu

Bạn là một fan của khoa học viễn tưởng, một nhà thiên văn học hay một người đam mê không gian, chắc hẳn đã có lúc bạn tự hỏi không biết mình sẽ nặng bao nhiêu kg trên các hành tinh khác nhau. Bạn sẽ nhẹ hơn trên sao Hỏa? Hay sao Mộc? Trọng lượng là lực hấp dẫn tác dụng lên một vật thể, vì vậy, bạn sẽ có trọng lượng khác nhau trên các hành tinh có trọng lực khác nhau. Hãy xem chúng ta sẽ nặng như thế nào trên các hành tinh khác nhé!

Mỗi hành tinh, cân nặng của bạn khác nhau.

Trên Mặt trời

Nếu ở Trái đất, bạn nặng 61.2 kg thì ở trên Mặt trời, cân nặng của bạn sẽ là 1633 kg, tương đương một chiếc ô tô hoặc một con hà mã. Điều này liên quan đến trọng lực. Thiên thể càng lớn và đặc thì lực hấp dẫn càng mạnh, cơ thể bạn sẽ càng nặng hơn. Mặt trời chiếm 99% khối lượng của Hệ Mặt trời. Ngôi sao này nặng hơn Trái đất 330.000 lần. Trọng lực của Mặt trời nặng hơn Trái đất 27 lần. Do đó, khi đứng ở Mặt trời, bạn không thể đứng thẳng do bị trọng lực kéo xuống.

Nếu ở Trái đất, bạn có thể nâng được trọng lượng gấp 61 lần trọng lượng chính mình thì ở đây, bạn chỉ có thể nhấc được một quả bí ngô nhỏ.

Sao Thủy

Đây là hành tinh ở gần Mặt trời nhất, nhiệt độ nóng gần gấp đôi nhiệt độ tối đa của bếp ga nhà bạn. Đi trên bề mặt gồ ghề của Sao Thủy và bước lên cân, cân chỉ hiển thị 23.1 kg dù trọng lượng thực của bạn là 61 kg.

Khi màn đêm buông xuống, sao Thủy nguội đi nhanh chóng.

Sao Thủy nhỏ hơn Trái đất gần 17 lần nhưng lõi và lớp vỏ của nó rất đặc. Trọng lực yếu hơn hành tinh xanh của chúng ta 2.5 lần. Điều này có nghĩa là ở đây, chúng ta có thể nhảy cao hơn 2.5 lần ở Trái đất và bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều. Bạn có thể dễ dàng nâng một con khỉ đột to đùng.

Khi màn đêm buông xuống, sao Thủy nguội đi nhanh chóng. Nhiệt độ tại đây có thể rơi xuống mức thấp hơn Bắc cực 3 lần.

Sao Kim

Cân nặng của bạn khi ở trên sao Kim sẽ gần bằng ở trên Trái đất. Đó là lý do tại sao người ta gọi Trái đất và sao Kim là anh em sinh đôi. Sao Kim có kích thước gần bằng Trái đất và chỉ nhẹ hơn hành tinh của chúng ta 20% nên trọng lực của nó cũng tương đương.

Trái đất và sao Kim là anh em sinh đôi.

Tuy nhiên bạn không thể sống ở đây vì sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt trời. Khi khám phá hành tinh này, các phi hành gia phải mặc bộ áo giáp titan, tổng trọng lượng khi ở đây là 376 kg tương đương một chiếc mô tô.

Mặt trăng

Trọng lượng 61 kg khi lên Mặt trăng chỉ còn 10 kg mà thôi. Lúc này bạn có thể nâng vật gấp 6 lần trọng lượng cơ thể.

Sao Hỏa

Ở đây, con người chỉ nặng 22.7 kg, nhẹ hơn gần 3 lần ở Trái đất. Vì trọng lực ở đây yếu hơn nên bạn sẽ khỏe mạnh hơn trước 3 lần.

Con người đã quen với trọng lực khi ở trên Trái đất nên sẽ không thể hoạt động hết công suất. Do đó, các phi hành gia sẽ luôn phải buộc tạ vào người và phải tập thể dục để khỏe hơn.

Sao Mộc

Đây là hành tinh khí khổng lồ, không có bề mặt rắn, tất cả những gì bạn thấy là những đám mây dày đặc. Sao Mộc nặng hơn Trái đất 317 lần, nên trọng lực ở đây mạnh hơn rất nhiều. Cân của bạn hiển thị 154 kg, so với 61 kg ở Trái đất. Ở đây, bạn sẽ thấy yếu ớt, chỉ nâng được 27 kg.

Sao Thổ

Gió ở đây đạt tốc độ 1170 km/h. Một cơn gió như vậy có thể đưa bạn băng qua nước Mỹ từ bờ biển này sang bờ kia trong 2 giờ.

63.5 kg ở Sao Thổ nhỉnh hơn một chút so với cân nặng của bạn trên Trái đất. Bởi vậy, bạn cảm thấy yếu hơn một chút như khi tập gym xong.

Hiểu biết cơ bản nhất về Trái đất, Mặt trời và Mặt trăngThứ Ba 07/02/2017 , 07:05 [GMT+7]

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất...

* Nhân dịp đầu xuân, cháu muốn GS giới thiệu tóm tắt cho chúng cháu những hiểu biết cơ bản nhất về Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng?

Bạn Vi Thị Minh [Chi Lăng, Lạng Sơn]

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Trái đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. Sự sống xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm và có thể tồn tại khoảng 1,5 tỷ năm nữa [sau đó kích thước Mặt trời tăng lên và làm tiêu diệt mọi sự sống].

Trái đất có hình cầu hơi bẹt về hai cực [đường kính xích đạo lớn hơn 43 km so với đường kính đo theo hai cực]. Khối lượng Trái đất là 5,9722 x 1024kg.

Bán kính của Trái đất là 6.371 km. Diện tích Trái đất là 510.000.000 km2. Nước bao bọc tới 70,8% bề mặt Trái đất. Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời hết 365,25696 ngày với tốc độ trung bình là 29,783 km/giây. Nhân loại tính đến ngày 1/1/2016 là 7,34 tỷ người.

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời. Mặt trời hình thành cách đây 4,57 tỷ năm. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt trời được chuyển thành năng lượng dưới dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái đất thông qua quá trình quang hợp và điều tiết khí hậu thời tiết trên Trái đất.

Thành phần của Mặt trời gồm Hydro [74% khối lượng], Heli [24% khối lượng] và một lượng nhỏ các nguyên tố khác. Mặt trời có đường kính khoảng 1,392 x 106km, có diện tích khoảng 6,0877 x 106 km2, với thể tích 1,4122 x 1018 km3 và với khối lượng khoảng 1,9891 x 1030 kg.

Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái đất đến Mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái đất.

Đường kính xích đạo của Mặt trăng là 3.476,2 km, tức là hơn một phần tư đường kính Trái đất. Diện tích Mặt trăng là 3,793 x 107 km2. Khối lượng Mặt trăng là 7,347673 x 1022kg, khoảng bằng 2% khối lượng Trái đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất.

Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,321661 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt trăng có chu kỳ quay quanh quỹ đạo là 2,413402 km với tốc độ 1,022 km/giây. Mặt trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái đất ở tất cả mọi thời điểm.

 

 

 

Bạn đang đọc bài viết Hiểu biết cơ bản nhất về Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng tại chuyên mục Bạn đọc của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

1 Mặt Trời có thể chứa bao nhiêu Trái Đất?

Trên thực tế, kích thước lớn của mặt trời có thể chứa được khoảng một triệu Trái Đất bên trong. Khối lượng của mặt trời chiếm khoảng 99.8 % tổng khối lượng của hệ Mặt Trời, gấp 330.000 lần tổng khối lượng trên Trái Đất.

Trong lượng của Mặt Trời gấp khoảng bao nhiêu lần trong lượng của Trái Đất?

Trong khi đó nếu Trái Đất rỗng chỉ cần khoảng 50 Mặt Trăng để lấp đầy. Tổng khối lượng của Mặt Trời đạt 1,989 x 1030 kg, gấp khoảng 333.000 lần khối lượng của Trái Đất.

Mặt Trăng nặng bao nhiêu kg?

Mặt Trăng.

Trời tờ bao nhiêu?

Mặt trời gần như là một khối cầu hoàn hảo. Đường kính xích đạo và đường kính ở cực của nó chỉ chênh nhau 10km. Bán kính trung bình của Mặt trời là 696.000km, trong khi bán kính trung bình của Trái đất chỉ đạt 6.376km. Điều này đồng nghĩa, chúng ta có thể xếp 109 Trái đất nằm vắt ngang qua bề mặt Mặt trời.

Chủ Đề