Trường cấp 2 Khương Thượng có tốt không

TPO – Ngày 31-1, UBND TP Hà Nội trao danh hiệu trường chuẩn quốc gia cho trường THCS Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Thầy cô trường THCS Khương Thượng.

Ra đời năm 1960, đến nay, trường THCS Khương Thượng có hơn 1.000 học sinh với đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn.

Sau 5 năm tham gia xây dựng đề án trường chuẩn quốc gia, đến nay, trường cơ bản đạt 5 tiêu chuẩn đề ra như chỉ số giáo dục tốt với trên 90% học sinh học lực khá giỏi; cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi như máy vi tính, phòng đa năng; xây dựng trang thông tin điện tử của trường với nội dung phong phú…

Ngoài các môn chính, trường còn có các chương trình ngoại khóa, giáo dục thể chất đạt chất lượng.

Đến nay trường THCS Khương Thượng đã trở thành thương hiệu uy tín, chất lượng của các phụ huynh trên địa bàn Hà Nội.

Trong những năm qua, trường liên tục được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, góp phần đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi. Hiện tại, trường có 32 lớp học với 1.127 học sinh, bình quân 35 học sinh/lớp.

Nhiều tuyến xe khách tăng giá vé

Ngày 30-1, Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: Ðã có hàng chục doanh nghiệp vận tải thông báo tăng giá vé xe khách trong đợt cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán, mức tăng đồng loạt từ 50% đến 60%. Các tuyến vận chuyển khách có mức tăng giá lớn là các tuyến từ Hà Nội đi Thanh Hóa, Ninh Bình, Buôn Ma Thuột, Ðà Lạt, Vinh, Nghệ An... Thời gian áp dụng từ ngày 1 đến 21-2 [tức từ ngày 21 tháng Chạp đến 12 tháng Giêng]. Riêng tuyến đường dài đi Ðà Lạt, Buôn Ma Thuột, thời gian tăng giá vé kéo dài hơn các tuyến khác khoảng sáu ngày. Việc các doanh nghiệp tăng giá vé là cách để bù lỗ xe chạy một chiều không có khách và chỉ áp dụng trong khoảng thời gian cao điểm gần Tết. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có những nhà xe tăng giá vé trước thời gian, gây bức xúc cho hành khách đi xe.

Phối hợp  kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức ký kết chương trình hợp tác phối hợp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và sản xuất, tiêu thụ rau an toàn với bảy tỉnh gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La; hợp tác với chín tỉnh, thành phố gồm: Thái Nguyên, Nam Ðịnh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình và Hải Phòng về phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật. Mục tiêu của chương trình là kiểm soát sản phẩm động vật, rau được tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, trồng trọt...

Thông xe tuyến đường Cát Linh - La Thành - Láng

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông xe tuyến đường từ Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng dài 3 km. Công trình đã bắt đầu thi công từ năm 2003, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng, tái định cư nên nhiều lần bị chậm tiến độ. Trước đó, dự án mới chỉ thông xe được đoạn La Thành - Bộ Tư lệnh Thông tin dài khoảng 590 m và đoạn La Thành - Võ Văn Dũng dài khoảng 700 m. Trong năm 2012, quận Ðống Ða đã tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án và thông xe toàn tuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tổ chức Lễ hội Táo Công

Ngày 3-2 [ tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch], lần đầu nhân dân làng gốm Bát Tràng [huyện Gia Lâm] tổ chức lễ rước biểu tượng "ông đầu rau" cao 1,2m, cá chép dài 3,5m và 12 mâm sản vật từ làng gốm Bát Tràng tới trung tâm Thủ đô. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Hội Hoa chợ Tết tôn vinh làng nghề và hàng nông sản chất lượng cao. Lễ hội dân gian dịp Tết Táo Công được thực hiện với các nghi thức dân gian truyền thống. Sau lễ diễu hành và tiễn ông đầu rau, người dân làng gốm dâng cúng 12 mâm sản vật gồm bánh chưng, bánh dày, bánh đậu xanh, kẹo sìu châu, bánh cu đơ, bánh cáy, bánh phu thê, bưởi ngọt, nhãn muộn, mâm ngũ quả... tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long...

Phát hiện sản phẩm ô mai không đạt chuẩn

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa kiểm tra 67 mẫu các nhóm thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Kết quả cho thấy, trong 18 mẫu ô mai được lấy để kiểm nghiệm về chất tạo ngọt, chất bảo quản và phẩm mầu, có 17 mẫu đạt các quy định về an toàn thực phẩm. Riêng một mẫu ô mai của Công ty cổ phần Quý Hợp tại số 3 phố Hàng Giầy, quận  Hoàn Kiếm, có hàm lượng đường hóa học cao gấp 2,5 lần so quy định của Bộ Y tế. Các mẫu rượu, hạt khô, nước quả, bánh kẹo..., qua xét nghiệm cho kết quả an toàn.

Chủ Đề