Tryptase là gì

Phản vệ có thể xuất hiện sau vài phút thường là trong vòng giờ đầu tiên sau khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc cản quang được xem như là một trong những dị nguyên gây phản vệ nghiêm trọng nhất trong bệnh viện. Mỗi năm tại toàn thế giới có hơn 70 triệu thăm dò chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang, riêng ở Mỹ có ít nhất 10 triệu người. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh bao gồm: chụp tủy, chụp mạch [chụp mạch não], chụp tĩnh mạch, chụp tiết niệu, chụp đường mật ngược dòng [ERCP], chụp khớp gối, chụp CLVT. Phản vệ xảy ra chủ yếu khi dùng thuốc cản quang dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời sốc phản vệ liên quan thuốc cản quang theo phác đồ là yêu cầu bắt buộc với các nhân viên y tế nói chung, đặc biệt là bác sĩ, kỹ thuật viên làm việc tại các đơn vị chẩn đoán hình ảnh nói riêng.

Adrenalin là thuốc cấp cấp cứu cơ bản trong sốc phản vệ do bất cứ dị nguyên nào, cho adrenalin chậm làm tình trạng sốc phản vệ nặng nề hơn có thể dẫn đến tử vong do trụy mạch và suy hô hấp. Không có chống chỉ định tuyệt đối giành cho Adrenalin, song thuốc này vẫn chưa được sử dụng đúng cách và triệt để trong cấp cứu sốc phản vệ. Nghiên cứu cho thấy 70% bệnh nhân sốc phản vệ có các triệu chứng rầm rộ cần ít nhất hai lần tiêm adrenalin.



Phản vệ thuốc cản quang Phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang thường không liên quan đến liều và tốc độ tiêm thuốc, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ dị thuốc cản quang. Kiểu phản ứng có thể được chia làm nhiều thể khác nhau. Quá mẫn tức thì và quá mẫn muộn, trong bài chúng ta bàn luận chủ yếu về quá mẫn tức thì. Triệu chứng của quá mẫn tức thì với thuốc cản quang: xuất hiện trong vòng một giờ, bừng mặt, ngứa mày đay cấp, phát ban, phù mạch, co thắt phế quản và thở rít, phù thanh quản và rút lõm lồng ngực, tụt huyết áp và sốc, mất ý thức.

1. Phát hiện nhanh phản vệ thuốc cản quang

Năm 2006, hội thảo về định nghĩa và xử trí phản vệ Hoa Kỳ, báo cáo lần thứ hai đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán phản vệ, chúng tôi xin tóm lại như sau: Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên [thuốc cản quang] từ vài phút đến vài giờ, xuất hiện ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau đây: [1] Các dấu hiệu da niêm mạc [phát ban toàn thân, ngứa khắp người, sưng nề môi-lưỡi-lưỡi gà] [2] Dấu hiệu hô hấp bị tổn thương [khó thở, co thắt phế quản, rút lõm lống ngực, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy hoá máu] [3] Tụt huyết áp hoặc có các dấu hiệu của tụt huyết áp [giảm trương lực cơ, ngất, đái ỉa không tự chủ] [4] Liên tục có biểu hiện triệu chứng dạ dày ruột [đau quặn bụng, nôn] Trong đó triệu chứng ở da có thể không có hoặc không nhận biết được ở gần 20% các trường hợp. Nếu không có dấu hiệu da niêm mạc thì ít nhất phải có một trong hai dấu hiệu [2] hoặc [3]. Ở dấu hiệu [3], tụt huyết áp có nghĩa là huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa sụt so với huyết áp cơ bản > 30%; với trẻ em phải theo bảng phân loại chi tiết sau: từ 1 tháng - 1 năm [< 70 mmHg]; từ 1- 10 tuổi [70 mmHg 2 x tuổi]; từ 11 tuổi trở lên giống người lớn [

Chủ Đề