Châm cứu chữa mất ngủ thời gian bao lâu

Giấc ngủ ngon luôn là ước mơ đối với những người mắc chứng mất ngủ. Với họ, giường không còn là nơi bình yên, mà là một nỗi ám ảnh.

Có khoảng 15% người trưởng thành cảm thấy tồi tệ về giấc ngủ khi phải thức dậy nhiều lần, suy nghĩ hàng giờ đồng hồ thay vì chìm đắm trong những giấc mơ. Có đến 40% người bị mất ngủ mãn tính ít nhất 1 lần trong đời. Trong những năm gần đây, tỉ lệ người Việt bị mất ngủ ngày càng tăng.  Tuy nhiên, các Chuyên gia châm cứu tại phòng khám Maple Healthcare có thể làm hài hòa nhịp điệu của ngày và đêm, mang lại cho bạn một giấc ngủ khỏe mạnh.

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ có thể nhận biết khi bạn rơi vào tình trạng khó ngủ

Khi đêm trở thành ngày – Nguyên nhân

Giấc ngủ khỏe mạnh bao gồm 5 giai đoạn diễn ra theo đúng thứ tự. Quan trọng nhất là giai đoạn ngủ sâu [còn được gọi là REM], thường chiếm khoảng 20% của giấc ngủ. Ở giai đoạn này nhận thức sẽ suy giảm đáng kể. Khoảng thời gian tỉnh dậy ngắn giữa các giai đoạn của giấc ngủ là điều bình thường, rối loạn giấc ngủ chỉ xảy ra khi các giai đoạn của giấc ngủ bị đảo lộn, quá ngắn, hoặc thời gian tỉnh dậy quá dài.

Vật lý, tâm lý và tác nhân bên ngoài là các yếu tố có thể gây nên chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Thông thường, nguyên nhân gây ra mất ngủ luôn bao gồm nhiều yếu tố.

Rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn khi bạn gặp các vấn đề căng thẳng hoặc phiền muộn, nhưng cho dù nguyên nhân là do tâm lý, các bệnh lý hay tiếng ồn, thì khó ngủ kéo dài đôi khi vẫn xuất hiện một cách đột ngột.

Nguyên nhân thực sự của chứng mất ngủ khá phức tạp, tuy nhiên, có thể thấy nó là một vòng tròn luẩn quẩn: khi mất ngủ, bạn dễ có những suy nghĩ tiêu cực và chính những suy nghĩ này lại khiến chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn. Nhiều người hay than phiền rằng: “Hy vọng tôi có thể ngủ được hôm nay! Làm thế nào mà tôi có thể sống sót đến ngày mai nếu không thể ngủ được”. Khi mất ngủ, bạn thường cảm thấy hoài nghi, sợ hãi và tức giận về giấc ngủ của mình, điều này sẽ gây ra các kích thích về thần kinh. Kết quả là huyết áp tăng cao, tim đập nhanh hơn, các cơ bị gồng cứng, và bạn sẽ rơi vào trạng thái cảnh giác: thay vì thoái mái nằm trên giường chờ giấc ngủ đến, bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi vì những suy nghĩ nặng nề.

Điều trị chứng mất ngủ với châm cứu

Thông thường, những người mắc chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ sẽ tìm đến thuốc ngủ để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc ngủ thường xuyên vì dễ gây nghiện. Hơn nữa, thuốc chỉ là giải pháp tạm thời mà không phải là phương pháp có thể điều trị dứt điểm.

Châm cứu ở cánh tay dưới, bàn tay hoặc chân là kỹ thuật mà các chuyên gia châm cứu tại Phòng khám Maple Healthcare sử dụng để chữa trị chứng mất ngủ.

Từ khía cạnh của châm cứu, sự hài hòa giữa năng lượng âm và dương là yếu tố quyết định cơ thể và tâm trí của mỗi chúng ta. Sự tối tăm, lạnh lẽo của năng lượng âm tượng trưng cho giấc ngủ và đêm tối, cảm giác và trực giác. Trong khi nhiệt lượng của năng lượng dương tượng trưng cho ban ngày, các hoạt động và óc phân tích. Khi năng lượng dương lấn chiếm quá nhiều vào phần giấc ngủ của năng lượng âm [ví dụ như ánh sáng nhân tạo, làm việc khuya, xem tivi quá lâu] sẽ gây ra phiền nhiễu cho đầu óc vào ban đêm. Điều này dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.

Các bài tập thiền như luyện khí công, thái cực quyền, yoga, thiền chánh niệm, thư giãn cơ, vv., đều có lợi trong việc điều hòa dòng chảy năng lượng âm và dương. Nhưng châm cứu vẫn luôn là phương pháp hiệu quả nhất chữa trị chứng mất ngủ. Các thực nghiệm cho thấy, việc châm cứu giúp giải phóng các chất thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn cơ như “hóc-môn hạnh phúc” – serotonin, điều này kích thích cơ thể sản sinh các chất gây buồn ngủ.

Ngồi thiền là một phương pháp điều trị chứng mất ngủ

Nếu bạn phải đối mặt với những cơn mất ngủ thường xuyên, hãy đến phòng khám Maple Healthcare để được tư vấn với các chuyên gia châm cứu giàu kinh nghiệm. Với những phương pháp và lời khuyên khác nhau phù hợp cho từng lối sống, các chuyên gia sẽ điều hòa năng lượng âm và dương trong cơ thể của bạn. Từ đó điều trị hiệu quả chứng mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.

Mất ngủ đông y còn  gọi  là chứng thất miên hoặc chứng Bất mị [Bất là không, mị là ngủ]. Mất ngủ là trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không ngủ được hoặc thiếu ngủ. Biểu hiện: khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, dễ trầm cảm,…


Triệu chứng: Cả đêm không ngủ hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh, tim đập hồi hộp, hay quên, người mệt mỏi ăn không ngon, sắc không nhuận. Khó ngủ, ngủ vật vã hoặc mới ngủ lại bị tỉnh ngay tâm phiền, miệng khô, đầu váng, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ.


Nguyên nhân: mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân mà theo đông y đều liên quan đến các tạng, Can Tâm,Tỳ, Phế thân, thường gặp trên lâm sàng các thể bệnh do tâm tỳ huyết hư, can khí uất kết, tỳ thận yếu. Điều trị trị Đông y quan tâm đến căn nguyên gây bệnh, vì vậy ưu tiên điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây mất ngủ, điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng, mang lại hiệu quả lâu dài. 


Như vậy, theo Đông y: tâm chủ thần, can chủ nộ, tim khỏe mạnh, thần kinh tốt, lá gan bình hòa, tinh thần thư thái sẽ ngủ ngon giấc. Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc là do tâm can bất ổn. Muốn điều trị hiệu quả bệnh mất ngủ phải bồi bổ tâm tỳ, thư can giải uất, an thần trấn kinh. 


Một số phương pháp điều trị mất ngủ theo Y học cổ truyền:


Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ: Bấm huyệt giúp thông kinh hoạt lạc, chữa trị nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh mất ngủ. Một số vị trí huyệt đạo giúp điều trị mất ngủ: huyệt nội quan, huyệt thần môn, huyệt tam âm giao, huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì, huyệt ấn đường, huyệt thái dương, huyệt thiên trụ. Điều trị bấm huyệt cần kiên trì và thực hiện đều đặn, đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích và giữ cho tinh thần ổn định.


Ngâm chân thảo dược: ngâm chân giúp lưu thông máu, tăng khả năng miễn dịch. Việc ngâm chân thảo dược mỗi tối bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ làm hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ, thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Một số bài thuốc thảo dược có thể sử dụng cho ngâm chân như: quế, sả, gừng…


Dùng thuốc thảo dược: các bài thuốc đông y điều trị mất ngủ thường sử dụng nguyên liệu các loại cỏ cây, thảo dược. Vì vậy những bài thuốc này thường không hiệu quả ngay lập tức, nhưng an toàn, không gây tác dụng phụ, có tác dụng hoạt huyết, dưỡng não, thông mạch, cải thiện tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Một số thảo dược  gừng, cam thảo, tâm sen, táo nhân, Lạc Tiên, Lá Vông Nem, Trinh Nữ, Bình Vôi…


Châm cứu điều trị mất ngủ: châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp trị liệu theo y học cổ truyền,áp dụng những y lý Đông y, tác động vào các huyệt đạo nhất định giúp người bệnh tìm lại giấc ngủ ngon và sâu. Châm cứu được đánh giá là phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả cao và an toàn nhất hiện nay, không cần dùng thuốc. 

Khoa Y học cổ truyền  &  Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng là một chuyên khoa chuyên điều trị bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng kết hợp y học hiện đại nhằm tối ưu hóa kết quả điều trị cho người bệnh.


Một số thủ thuật điều trị hiệu quả bằng Y học cổ truyền:

- Xoa bóp bấm huyệt & ngâm chân thảo dược - Xoa bóp chườm ngãi dành cho sản phụ sau sinh hỗ trợ trị liệu - Châm cứu - Xông hơi thảo dược - Chườm thuốc thảo dược - Dùng thuốc Y học cổ truyền - Châm cứu kỹ thuật cao bằng tân châm [mãng châm] - Thủy châm

- Cứu ngãi trên huyệt đạo 

Khoa Y Học Cổ Truyền - Phục Hồi Chức Năng 
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ Đề